EU thảo luận hàng loạt vấn đề cấp bách
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, sáng 7/10, Hội nghị thượng đỉnh không chính thức Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc tại Lâu đài Praha (Phủ Tổng thống Cộng hòa Séc) với sự tham dự của lãnh đạo 27 quốc gia thành viên và các quan chức cấp cao EU.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái), Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (giữa), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải). Ảnh: Ngọc Biên/PV TTXVN tại CH Séc
Chủ đề chính của hội nghị tập trung vào tình hình liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, việc EU tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine, cuộc khủng hoảng năng lượng và các vấn đề kinh tế của EU.
Theo Thủ tướng CH Séc Petr Fiala, EU phải nhất trí về việc thực hiện các bước để giảm giá năng lượng, trong đó có việc giới hạn giá khí đốt được sử dụng để sản xuất điện. Đây cũng là quan điểm được khá đông lãnh đạo EU, trong đó có Thủ tướng Slovakia Eduard Heger và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ủng hộ.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết tại hội nghị, lãnh đạo EU cũng tập trung thảo luận về các phương án áp mức giá trần bán buôn đối với mặt hàng khí đốt, song theo bà von der Leyen, đây chỉ là bước đầu tiên chuẩn bị hướng tới Hội nghị thượng đỉnh EU chính thức sắp tới tại Brussels (Bỉ).
Video đang HOT
Trong khi đó, lãnh đạo các quốc gia thành viên EU tại khu vực Bắc Âu lại quan tâm về việc EU cần có một giải pháp chung cho vấn đề năng lượng. Theo đó, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas bày tỏ ủng hộ một giải pháp chung cho vấn đề giá năng lượng tăng cao, trong khi Thủ tướng Thụy Điển Magdalene Anderson cam kết về cách tiếp cận mang tính xây dựng đối với Thụy Điển, quốc gia vốn không quá phụ thuộc vào năng lượng của Nga nhưng vẫn “nhận thức được tình hình của các hộ gia đình và công ty châu Âu” liên quan đến vấn đề khí đốt.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết EU sẽ yêu cầu lãnh đạo các quốc gia thành viên sớm thông qua một khoản thanh toán chung về vũ khí cho Ukraine. Theo ông Borrell, EU muốn các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên ủng hộ sứ mệnh của EU về việc huấn luyện cho các binh sĩ Ukraine. Đề xuất cụ thể có thể sẽ được các ngoại trưởng EU thông qua tại Hội nghị Ngoại trưởng EU ở Luxembourg vào ngày 17/10 tới.
Nga, Venezuela mở rộng hợp tác dầu mỏ, ứng phó lệnh trừng phạt của phương Tây
Nga và Venezuela đã mở rộng đáng kể quan hệ kinh tế, chính trị và quốc phòng trong hai thập kỷ qua.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đón tiếp người đồng cấp Venezuela Carlos Faria tại Moskva. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik, trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ở thủ đô Moskva ngày 4/7, Ngoại trưởng Venezuela Carlos Faria cho biết hai nước này sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ và đang thực hiện các thỏa thuận mới để đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây trong lĩnh vực tài chính và hậu cần.
"Liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, quan hệ đó chưa bao giờ dừng lại giữa hai nước. Chúng tôi đang làm việc trên các dự án cụ thể với các công ty Nga. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận về cách thức để vượt qua những trở ngại hiện có, để giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ chế tài chính", Ngoại trưởng Faria phát biểu trong cuộc gặp cấp cao.
Đề cập đến những nỗ lực của Mỹ trong việc gây sức ép bằng các lệnh trừng phạt, nhà chức trách nhận định những chính sách của Washington nhằm vào Moskva đã phản tác dụng, và thay vào đó gây tổn hại đến chính những người dân Mỹ, châu Âu.
"Mục đích của những lệnh trừng phạt này đã không thể đạt được. Đó là một tính toán sai lầm nghiêm trọng. Những vấn đề mà nền kinh tế Mỹ, Liên minh châu Âu gặp phải là kết quả từ tính toán sai lầm đó", Ngoại trưởng Faria nhấn mạnh.
Đề cập đến các hệ thống tài chính thay thế do Nga, Trung Quốc và Ấn Độ nghiên cứu nhằm phá vỡ nỗ lực phong tỏa của phương Tây đối với Moskva, ông Faria nhấn mạnh ngày càng có nhiều quốc gia quan hệ với Nga mà không sợ hậu quả hoặc lo bị đe dọa.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Venezuela cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Nga đối với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nói rằng Caracas nhận thấy sự sẵn sàng đối thoại và đàm phán của Nga, đồng thời hy vọng hai bên cuối cùng sẽ đạt được một thỏa thuận đem lại lợi ích của đôi bên.
Về phần mình, Ngoại trưởng Lavrov hoan nghênh việc bình thường hóa tình hình tại Venezuela, đồng thời cam kết Moskva sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia Mỹ Latinh bằng mọi cách có thể.
"Như hai vị tổng thống cam kết trước đó, chúng tôi tái khẳng định tập trung vào việc thắt chặt đối thoại chính trị, trao đổi kinh tế, thương mại, văn hóa và nhân đạo. Chúng tôi nhất trí thúc đẩy các dự án cùng có lợi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm năng lượng, dược phẩm, công nghiệp, giao thông và hợp tác quân sự - kỹ thuật", Ngoại trưởng Lavrov cho biết. Ông tiết lộ hai nước đã đạt được một thỏa thuận về hợp tác không gian, theo đó Nga sẽ có thể đặt một trạm hệ thống định vị vệ tinh GLONASS trong lãnh thổ Venezuela.
Mối quan hệ giữa Nga và Venezuela được cải thiện đáng kể dưới thời cố Tổng thống Hugo Chavez.
Bất chấp khoảng cách địa lý rộng lớn, Moskva và Caracas đã xây dựng mối quan hệ kinh tế, thương mại và quốc phòng chặt chẽ. Nga, Trung Quốc và Iran đã có những hỗ trợ đáng kể về ngoại giao, kinh tế và các hỗ trợ khác để Venezuela giảm bớt đòn tấn công trước sức ép từ Mỹ, đồng thời mở rộng hợp tác với quốc gia Mỹ Latinh để giúp nước này độc lập về kinh tế. Đáp lại, Venezuela đã hỗ trợ ngoại giao các đối tác tại nhiều nơi trên thế giới và chào đón các doanh nghiệp ba nước này đến phát triển các nguồn lực, ngành công nghiệp trong nước.
Thống đốc Kaliningrad nói Nga có thể làm kinh tế Litva suy giảm một nửa Thống đốc vùng Kaliningrad cho rằng Nga có thể khiến nền kinh tế Litva suy giảm một nửa để trả đũa việc Litva phong tỏa một phần thương mại của vùng này. Phố cổ Vilnius, Litva năm 2019. Ảnh: Sputnik Hôm 4/7, Thống đốc vùng Kaliningrad Anton Alikhanov nói với tờ Vedomosti của Nga: "Ngành giao thông của các quốc gia Baltic có...