EU sẽ giảm mạnh tiêu thụ khí đốt để tự vệ trước Nga
Ủy ban Châu Âu (EC) hối thúc các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) cắt giảm 15% nhu cầu tiêu thụ khí đốt trong những tháng tới nhằm chuẩn bị kho dự trữ cho mùa đông.
Theo kế hoạch ứng phó khẩn cấp của EU, mỗi nước thành viên sẽ làm tất cả những gì có thể để giảm tiêu thụ khí đốt ít nhất 15% trong giai đoạn tháng 8/2022-3/2023, AFP ngày 20/7 đưa tin.
Vào cuối tháng 9 tới, các nước sẽ phải công bố lộ trình để đạt được mục tiêu trên.
EC cũng đề nghị các nước thành viên trao cho EU thẩm quyền đặc biệt trong phân bổ khẩu phần khí đốt cho các nước thành viên trong trường hợp Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt tới châu Âu.
Video đang HOT
EU quyết tâm cắt giảm tiêu thụ khí đốt để tự vệ trước Nga. Ảnh: AFP.
“Nga đang sử dụng năng lượng làm vũ khí, vì vậy trong bất cứ trường hợp nào, dù là cắt giảm phần lớn hoặc cắt đứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt, châu Âu cần chuẩn bị sẵn sàng”, EC thông báo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra những tín hiệu bất nhất về khả năng Moscow cắt đứt hoàn toàn cung cấp khí đốt cho các nước EU. Tuy nhiên, Brussels yêu cầu các nước thành viên chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất.
Việc Nga cắt giảm phần lớn nguồn cung khí đốt có thể gây ra tác động nghiêm trọng cho nền kinh tế châu Âu, khiến các nhà máy dừng hoạt động, các hộ gia đình mất đi một phần khí đốt để sưởi ấm.
Năm ngoái, Nga cung cấp 40% tổng lượng khí đốt mà EU tiêu thụ. Bất cứ gián đoạn nào trong nguồn cung có thể khiến giá khí đốt tăng cao hơn nữa, làm trầm trọng thêm nguy cơ suy thoái kinh tế.
Pháp: EU đồng thuận cấp quy chế ứng cử viên cho Ukraine
Ngày 21/6, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được sự đồng thuận về việc cấp quy chế ứng cử viên cho Ukraine.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời họp báo, ông Beaune nêu rõ: "Chúng tôi đã thảo luận công tác chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh EU, sẽ được tổ chức trong hai ngày 23 - 24/6 tới. Hội nghị sẽ thảo luận vấn đề Ukraine và trao cho Ukraine tư cách ứng cử viên EU. Chúng tôi đã thảo luận vấn đề này ngày hôm nay và cuộc thảo luận này chứng tỏ có sự đồng thuận lớn".
Trước đó, ngày 17/6, Ủy ban châu Âu (EC) khuyến nghị EU cấp quy chế ứng cử viên cho Ukraine và Moldova gia nhập khối này, trong khi Gruzia được yêu cầu đáp ứng một số điều kiện trước khi được cấp quy chế tương tự.
Dự kiến, vấn đề trên sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh EU tới đây. Khối liên minh gồm 27 nước thành viên sẽ cần bỏ phiếu để thông qua tư cách ứng cử viên của Ukraine, Moldova và Gruzia.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt cuối tháng 2 vừa qua, Ukraine đã đệ đơn xin gia nhập EU. Tuy nhiên, các nước thành viên vẫn đang tranh cãi về yêu cầu của Ukraine muốn đẩy nhanh tiến trình kết nạp nước này.
Các chuyên gia chỉ ra những trở ngại lớn cản bước Ukraine gia nhập EU Các nhà nghiên cứu người Na Uy đã xác định 5 yếu tố có khả năng ngăn cản nỗ lực nhanh chóng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine. Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: RT Ukraine đã chính thức nộp đơn để trở thành thành viên EU vào ngày 28/2, bốn ngày sau khi Nga mở...