EU sắp công bố phần hai của chính sách chống biến đổi khí hậu
Các nhà hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/12 sẽ đưa ra phần hai của một loạt đề xuất nhằm cắt giảm lượng khí thải trong nền kinh tế trong thập niên này và đưa khối 27 quốc gia này đi đúng hướng trong việc trung hòa khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050.
Khí thải bốc lên từ nhà máy ở Saint-Avold, miền đông nước Pháp ngày 31/10/2018. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hồi tháng 7/2021, EU đã trở thành khu vực đầu tiên trong số các quốc gia phát thải lớn trên thế giới đưa ra một kế hoạch chi tiết để đáp ứng các mục tiêu khí hậu với các đề xuất mang tính pháp lý, trong đó gồm thị trường carbon lớn hơn và loại bỏ dần việc bán ô tô động cơ đốt trong.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành EU, các đề xuất thứ hai này, với quy mô nhỏ hơn, sẽ chú trọng vào các tòa nhà, khí thải methane và khí đốt.
Nhìn chung, các biện pháp này sẽ đảm bảo EU, khu vực phát thải lớn thứ ba thế giới, đạt được mục tiêu cắt giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ròng vào năm 2030, so với mức của năm 1990. Trong năm 2019, lượng khí thải mà EU phát thải ra đã thấp hơn 24% so với mức của năm 1990.
Mỗi đề xuất sẽ phải đối mặt với nhiều tháng đàm phán khó khăn giữa các nước EU và Nghị viện châu Âu trước khi trở thành luật, khi các quốc gia đã đang chia rẽ về nhiều vấn đề, trong đó có vai trò của khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng và làm thế nào để hỗ trợ các lĩnh vực hiện phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Các biện pháp đề xuất dự kiến đưa ra ngày 15/12 cũng bao gồm việc cải cách thị trường khí đốt của EU, hướng đến mục tiêu tích hợp các loại khí carbon thấp như hydro vào mạng lưới năng lượng.
Mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của châu Âu sẽ cần phải giảm xuống trong những thập niên tới để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Khí đốt chiếm khoảng 25% nguồn năng lượng cho EU. Tuy nhiên, nhiều nước đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tình trạng giá khí đốt biến động, khi tăng lên mức cao kỷ lục trong những tháng gần đây.
Video đang HOT
EC dự kiến sẽ đề xuất một hệ thống cho phép các quốc gia cùng mua khí đốt để hình thành nguồn dự trữ chiến lược, trong đó các quốc gia như Tây Ban Nha và Pháp cam kết sẽ hỗ trợ đảm bảo nguồn cung.
Một dự thảo bị rò rỉ cho thấy một đề xuất khác mà trong đó sẽ buộc các nhà khai thác dầu khí tại EU phải tìm và khắc phục sự cố rò rỉ khí methane trong cơ sở hạ tầng của mình. Các mục tiêu cắt giảm khí thải của EU bao gồm khí methanen, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, nhưng khối này chưa có luật để giải quyết vấn đề này.
Đề xuất thứ ba sẽ nhắm vào các tòa nhà, theo đó các nước EU dự kiến sẽ phải cải tạo hàng triệu tòa nhà của mình trong thập niên này để tiết kiệm năng lượng.
Mỹ nửa vời, Trung Quốc gây thất vọng với kế hoạch khí hậu trước thềm COP26
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra tại thành phố Glasgow của Scotland từ ngày 31/10, kế hoạch giảm khí thải của Mỹ và Trung Quốc có thể là tâm điểm.
Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới. Vì thế, nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu chắc chắn sẽ cần cả hai quốc gia cắt giảm khí thải mạnh.
Trung Quốc đang xả khí thải nhiều gấp đôi Mỹ nhưng xét cả tiến trình lịch sử, Mỹ mới là quốc gia xả khí thải nhiều nhất toàn cầu.
Kế hoạch của Trung Quốc gây thất vọng
Trước khi khai mạc COP26 vài ngày, Trung Quốc đã công bố kế hoạch quốc gia về khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, bản kế hoạch được đưa ra ngày 28/10 cho thấy không có mấy tiến triển so với kế hoạch trước đó.
Khí thải bốc lên từ tháp làm mát tại một nhà máy điện than ở An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Kế hoạch của Trung Quốc do ông Li Gao, Giám đốc Cơ quan Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Môi trường Trung Quốc, gửi cho bà Patricia Espinosa, Thư ký điều hành Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
So với kế hoạch năm 2015 của Trung Quốc, hầu như không có mấy thay đổi. Kế hoạch mới nói rõ hơn rằng Trung Quốc định để khí thải đạt đỉnh vào năm 2030 rồi sau đó giảm lượng carbon hơn 65%.
Theo tờ The Guardian, trong kế hoạch, tỷ lệ nhiên liệu phi hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng cơ bản tăng lên 25% so với mục tiêu năm 2015 là 20% và nâng mạnh mục tiêu tái trồng rừng. Trước đó, Trung Quốc không có số liệu về mục tiêu điện mặt trời và điện gió tới năm 2030, nhưng trong kế hoạch vừa trình, Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất loại năng lượng này ở mức 1.200GW.
Phản ứng của các nhà phân tích là thất vọng về kế hoạch khí hậu mới của Trung Quốc vì thiếu thông tin mới. Ba mục tiêu chính của kế hoạch mà Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo năm 2020 cũng không đủ để giúp thế giới kiềm chế nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5 độ C.
Bà Belinda Schape tại tổ chức tư vấn E3G nhận định: "Mọi thứ đã thay đổi so với cách đây một năm". Bà cho rằng các mục tiêu của Trung Quốc phải thay đổi và tăng tham vọng trong giải quyết biến đổi khí hậu thì thế giới mới có thể ở dưới ngưỡng nguy hiểm. Bà nói: "Trung Quốc vẫn có thể đóng góp lớn tại G20 và COP26 bằng cách đưa ra cam kết chính trị để giữ mục tiêu 1,5 độ C trong tầm với và làm rõ về vai trò của than đá trong hệ thống điện của nước này".
Gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết ngừng xây dựng nhà máy điện than tại nước ngoài - một bước đi quan trọng và tiến bộ, nhưng các nhà vận động khí hậu cho rằng đã đến lúc Trung Quốc cần làm nhiều hơn trong nước để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thập kỷ này.
Hy vọng bản kế hoạch của Trung Quốc có thể là động lực lớn trước thềm COP26 dường như không còn. Ông Li Shuo tại tổ chức Greenpeace nói: "Quyết định của Trung Quốc trong kế hoạch giảm khí thải đã phủ bóng lên nỗ lực khí hậu toàn cầu. Do bất ổn kinh tế trong nước mà Trung Quốc dường như ngần ngại đặt ra mục tiêu ngắn hạn mạnh mẽ hơn và bỏ lỡ cơ hội để thể hiện tham vọng khí hậu... Trung Quốc cần đưa ra kế hoạch thực hiện mạnh hơn để đảm bảo khí thải đạt đỉnh trước năm 2025".
Tuy nhiên, các nhà quan sát khác cho rằng điều quan trọng là Trung Quốc đã không chỉ cam kết miệng mà có văn bản.
Kế hoạch dang dở của Mỹ
Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Mỹ Joe Biden tới COP26 khi mà kế hoạch chống biến đổi khí hậu còn đang bàn bạc dang dở. Ông Biden muốn cho hội nghị COP26 thấy rằng Mỹ đã trở lại trong cuộc chiến chống tình trạng ấm lên toàn cầu, nhưng những trì hoãn tại Quốc hội Mỹ về dự luật mục tiêu khí hậu của ông Biden khiến cho thông điệp này có thể không trọn vẹn.
X
Ông Biden đi qua các tấm năng lượng mặt trời ở New Hampshire ngày 4/6. Ảnh: Reuters
Ông Biden đã hy vọng trình trước COP26 một dự luật thể hiện cam kết của Mỹ về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng 50-52% tới năm 2030 so với các mức năm 2005. Ông muốn Mỹ trở thành tấm gương để khuyến khích các quốc gia khác đưa ra hành động nhanh chóng, táo bạo để bảo vệ Trái Đất.
Theo kế hoạch của ông, Mỹ sẽ đầu tư hàng trăm tỷ đô la vào năng lượng sạch, nhưng một số khía cạnh đã bị cắt khỏi dự luật. Ví dụ như việc thưởng cho công ty điện lực nếu đầu tư vào năng lượng tái tạo và phạt công ty không làm như vậy. Nỗ lực chấm dứt giai đoạn giảm thuế cho nhiên liệu hóa thạch cũng không thành.
Tới tối 27/10, phe Dân chủ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về nghị trình khí hậu, buộc ông Biden phải rời Washington với kế hoạch nửa vời. Phe Dân chủ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trong vài ngày tới. COP26 diễn ra từ 31/10 tới 12/11 và còn thời gian để đạt thỏa thuận.
Mặc dù vậy, thiếu dự luật chống biến đổi khí hậu có thể khiến ông Biden khó mà thuyết phục thế giới rằng ông có thể thực hiện cam kết cắt giảm thải carbon ở Mỹ. Ông John Podesta, từng là cố vấn khí hậu của Tổng thống Barack Obama, nhận định: "Nếu chúng ta tới COP26 mà không có thỏa thuận, tôi cho rằng sự tín nhiệm của Mỹ sẽ gặp vấn đề thực sự".
Các quan chức Nhà Trắng cho biết các lãnh đạo thế giới đều hiểu rằng quy trình pháp lý không dễ dàng và khẳng định rằng Mỹ vẫn có thể đáp ứng mục tiêu về khí thải mà không cần một số khía cạnh của dự luật.
Ông Biden đã đưa Mỹ trở lại hiệp định Paris về biến đổi khí hậu khi lên làm tổng thống, đảo ngược lại quyết định rút khỏi hiệp định này do ông Donald Trump đưa ra. Vài tháng sau, ông Biden thông báo mục tiêu cắt giảm khí thải của Mỹ để thúc đẩy các nước khác cũng đặt ra mục tiêu tham vọng.
Mỹ đã cùng Liên minh châu Âu thu hút hơn 30 quốc gia cam kết tăng cắt giảm khí thải mê tan 30% tới năm 2030 so với mức năm 2020. Cam kết này chiếm 30% khí thải mê tan toàn cầu. Nhưng tại Mỹ, một biện pháp trong dự luật về tính phí phát thải mê tan lại có nguy cơ bị gạt đi hoặc cắt giảm.
Mỹ, EU tạo xung lực cho COP26 Hơn 20 nước đã tham gia sáng kiến Cam kết cắt giảm methane toàn cầu được Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khởi xướng nhằm tạo xung lực cho Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến diễn ra tại Anh vào tháng 11 tới. Mục...