EU phản ứng trước việc Iran làm giàu urani
Ngày 1/4, Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng cảnh báo động thái làm giàu urani lên cấp độ 20% của Iran sẽ làm “sự chệch hướng đáng kể” các cam kết của chính quyền Tehran theo thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 với Nhóm P5 1 (gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức).
Bên trong cơ sở hạt nhân Fordow ở Qom, miền Bắc Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn EU Peter Stano cho biết khối này sẽ đợi cho đến khi có cuộc họp với Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi hôm nay (4/1) trước khi quyết định hành động cần thực hiện.
Trong một động thái liên quan, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố việc thúc đẩy chương trình làm giàu urani của Iran vi phạm các cam kết trước đó và cho thấy ý đồ phát triển vũ khí hạt nhân của Tehran.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn của Chính phủ Iran cho biết tổ hợp Shahid Alimohammadi thuộc cơ sở hạt nhân ngầm Fordow của nước này đã bắt đầu tiến trình sản xuất urani với độ làm giàu lên tới 20% mức tinh khiết, vượt xa mức cam kết 3,67%, theo thỏa thuận hạt nhân, có tên gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCOPA). Phát biểu
JCPOA quy định Iran chỉ được phép làm giàu uranium ở tỷ lệ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% để chế tạo vũ khí hạt nhân và cũng thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết.
Video đang HOT
Tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân JCOPA và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt quốc gia Trung Đông này. Từ đó, Mỹ từng bước tái áp đặt và gia tăng các biện pháp trừng phạt, đặc biệt nhằm vào mạng lưới tài chính và ngành kinh tế chủ lực của Iran là xuất khẩu dầu mỏ, nhằm gây áp lực buộc Tehran quay trở lại bàn đàm phán.
Đáp lại, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng giới hạn làm giàu uranium. Các cường quốc còn lại tham gia ký thỏa thuận vẫn đang nỗ lực cứu vãn JCPOA.
Iran nối lại hoạt động làm giàu urani 20% tại cơ sở hạt nhân chính
Ngày 4/1, giới chức Iran tuyên bố nước này đã nối lại hoạt động làm giàu urani tại cơ sở hạt nhân Fordow.
Ảnh chụp từ trên cao cơ sở hạt nhân Fordow của Iran. Ảnh: AP
Theo Kế hoạch Hành động chung toàn diện, tên chính thức của thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran ký với nhóm P5 1 hồi năm 2015, nước Cộng hòa Hồi giáo này được phép làm giàu urani lên tối đa 3,67%.
Tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận. Từ thời điểm đó, Iran cũng từng bước rút khỏi những nghĩ vụ phải thực thi theo thỏa thuận này.
Phát biểu với hãng thông tấn Mehr chiều 4/1, Người phát ngôn Chính phủ Iran Ali Rabeie tuyên bố: "Vài phút trước, tiến trình làm giàu urani 20% tinh khiết đã được bắt đầu tại cơ sở hạt nhân ngầm Fordow.
Trước đó, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 1/1 cho biết Iran đã thông báo với IAEA về kế hoạch sản xuất urani với độ làm giàu lên tới 20% mức tinh khiết, vượt xa ngưỡng cam kết theo thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran ký với các cường quốc năm 2015.
Theo thông tin được người phát ngôn IAEA cung cấp cho hãng tin Pháp AFP, Iran đã gửi thư thông báo với IAEA về dự định làm giàu uranium lên tới 20% tại nhà máy ngầm Fordow, chiểu theo một luật mà Quốc hội Iran thông qua mới đây. Bức thư đề ngày 31/12/2020 "không đề cập chính xác khi nào hoạt động này được thực hiện".
Quốc hội Iran hôm 1/12 đã thông qua dự luật kêu gọi chính phủ nước này triển khai một số bước đi, trong đó có việc tăng cường hoạt động làm giàu urani, trong trường hợp các quốc gia châu Âu tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 (gồm Anh, Pháp và Đức) không bảo vệ được các lợi ích của Tehran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào lĩnh vực năng lượng và ngân hàng. Quốc hội Iran cũng yêu cầu quốc tế ngừng tất cả các cuộc thanh sát các cơ sở hạt nhân của nước này.
Từ nhiều tháng trước, Iran đã tuyên bố giảm một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân đã ký với các nước năm 2015, đồng thời tăng giới hạn làm giàu urani nhăm đap tra việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận và ap đăt cac biên phap trưng phat đơn phương nhăm vao nhà nươc Công hoa Hôi giao.
Đầu tháng 12 vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định nước này sẵn sàng trở lại tuân thủ đầy đủ thỏa thuận ngay sau khi các bên còn lại tôn trọng những cam kết của mình. Ông cũng tái khẳng định quyết tâm nắm bắt "cơ hội" khi nước Mỹ sẽ chính thức có tổng thống mới vào tháng 1/2021.
Việc Iran nối lại hoạt động làm giàu urani 20% tinh khiết diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Tehran với Washington và Tel Aviv xuất hiện dấu hiệu leo thang căng thẳng. Ngày 31/12, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã cáo buộc Mỹ kiếm cớ tấn công Iran, đồng thời khẳng định Tehran sẽ phòng vệ và không theo đuổi chiến tranh.
Trên trang Twitter, Ngoại trưởng Zarif nêu rõ: "(Tổng thống) Donald Trump và quân đội đã tiêu tốn hàng tỉ (USD) để đưa (các máy bay) B52 và các đội tàu đến khu vực của chúng ta. Tình báo từ Iraq đã tiết lộ âm mưu kiếm cớ tấn công (của Mỹ). Iran không theo đuổi chiến tranh nhưng sẵn sàng và lập tức bảo vệ người dân, an ninh và các lợi ích sống còn của mình".
Về phần mình, Mỹ mới đây đã đưa phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52 vào khu vực Vịnh Ba Tư hôm 30/12. Đây là lần thứ hai Mỹ triển khai máy bay ném bom B-52 đến Trung Đông trong tháng này. Động thái này được cho là nhằm mục đích gửi thông điệp răn đe đối với Iran.
Bộ Quốc phòng Mỹ cùng ngày 3/1 xác nhận thông tin tàu sân bay USS Nimitz sẽ tiếp tục ở lại vùng Vịnh, bác bỏ thông tin rằng hàng không mẫu hạm này đang quay về nước trong động thái được cho giúp giảm bớt căng thẳng giữa Mỹ và Iran.
Trong khi đó, ngay trước ngày tưởng niệm 1 năm ngày mất Tướng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Qasem Soleimani, một đoạn video mô phỏng Iran tấn công căn cứ quân sự của Mỹ đã được đăng tải.
Đoạn video đã được đăng tải lên nền tảng xã hội Youtube vào hôm 2/1, một ngày trước khi Iran tưởng niệm 1 năm ngày mất của Tướng Soleimani. Bộ Ngoại giao Iran chỉ trích vụ ám sát của Mỹ nhằm vào vị tướng cấp cao Iran ngày 3/1/2020 là một "hành động khủng bố", cam kết Tehran sẽ đưa tất cả những kẻ chịu trách nhiệm ra trước công lý.
Iran bắt tàu Hàn Quốc có thuyền viên Việt Tàu hàng Hankuk Chemi treo cờ Hàn Quốc bị Vệ binh Cách mạng Iran bắt trên eo biển Hormuz, trên tàu có thuyền viên người Việt. Tàu hàng Hankuk Chemi bị lực lượng hải quân thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt hôm 4/1 với lý do "liên tiếp vi phạm điều luật môi trường hàng hải" và gây ô...