EU nói không với xe động cơ đốt trong vào năm 2035
Nghị viện châu Âu đã nhất trí lệnh cấm bán xe hơi và xe van vận hành bằng động cơ đốt trong vào năm 2035. Đây là một bước tiến lớn trong nỗ lực khử carbon của EU.
Ảnh: CNBC
Các nhà lập pháp châu Âu đã bỏ phiếu để cấm bán ô tô và xe tải chạy bằng động cơ diesel và xăng ở EU từ năm 2035. Đây bước tiến quan trọng trong mục tiêu xanh đầy tham vọng của Liên minh châu Âu.
Với kết quả 339 phiếu thuận và 249 phiếu chống, Nghị viện châu Âu đã nhất trí lệnh cấm bán xe hơi và xe van vận hành bằng động cơ đốt trong (sử dụng xăng hoặc diesel) vào năm 2035.
Liên minh châu Âu tiến thêm một bước nữa tới mục tiêu cắt giảm 100% lượng khí thải từ xe du lịch mới và xe thương mại hạng nhẹ vào năm 2035. Theo đó đến năm 2030, mục tiêu là giảm 50% lượng khí thải đối với xe tải và 55% đối với ô tô con.
Trước đây, Ủy ban cho biết ô tô chở khách và xe tải chiếm khoảng 12% và 2,5% tổng lượng khí thải CO2 của EU. Giờ thì các thành viên Nghị viện châu Âu sẽ phải đàm phán về kế hoạch này với 27 quốc gia thành viên trong khu vực.
Trong khi đó, vương quốc Anh muốn ngừng bán xe động cơ đốt trong từ năm 2030. Từ năm 2035, họ yêu cầu tất cả các dòng xe hơi và xe tải nhỏ không còn khí phát thải ra môi trường. Được biết, Anh đã rời EU vào ngày 31/01/2020.
Một thành viên Nghị viện châu Âu người Hà Lan – Jan Huitema, thuộc Nhóm Đổi mới Châu Âu, đã hoan nghênh kết quả của cuộc bỏ phiếu hôm thứ Tư (8/6). Ông nói: “Tôi rất vui vì Nghị viện châu Âu đã ủng hộ việc sửa đổi đầy tham vọng các mục tiêu cho năm 2030 và ủng hộ mục tiêu 100% cho năm 2035, điều cốt yếu là đạt được sự trung lập về khí hậu vào năm 2050″.
Alex Keynes, nhóm vận động Giao thông và Môi trường có trụ sở tại Brussels, cho rằng lệnh cấm trên giúp ngành công nghiệp ô tô chắc chắn về chính sách để đẩy mạnh sản xuất các mẫu xe điện, giúp giá bán của chúng giảm xuống.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia kinh tế, việc cấm toàn bộ các loại ô tô chạy bằng xăng, dầu từ năm 2035 sẽ buộc các nhà sản xuất ô tô châu Âu thực hiện các cuộc cách mạng trong lĩnh vực chế tạo ô tô điện, kéo theo đó là các thay đổi lớn trong mô hình kinh tế các nước, bởi ngành công nghiệp ô tô châu Âu sử dụng đến hàng chục triệu lao động trực tiếp và gián tiếp tại các quốc gia, kèm theo đó là hàng ngàn ngành công nghiệp phụ trợ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, quyết định này của Nghị viện châu Âu là không bất ngờ bởi xu hướng sử dụng xe điện đã phát triển rất mạnh tại châu Âu vài năm qua. Chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2022, đã có trên 365 ngàn xe ô tô điện đăng ký biển xe tại các nước Tây Âu, chiếm 8% tổng số xe ô tô đang lưu hành và tương đương con số bán ra của cả năm 2019.
Ông Oliver Zipse, Chủ tịch ACEA kiêm Giám đốc điều hành của BMW, cho biết ngành công nghiệp của ông “đang trong giai đoạn thúc đẩy và phát triển công nghệ xe điện, với các mẫu xe mới xuất hiện đều đặn trên thị trường”.
Được biết, Ủy ban lần đầu tiên công bố kế hoạch loại bỏ dần ô tô động cơ đốt trong tháng 8 năm ngoái. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi sang ô tô điện, Ủy ban cho biết họ sẽ yêu cầu 27 quốc gia thành viên EU mở rộng khả năng sạc cho xe điện. Các điểm sạc sẽ được lắp đặt sau mỗi 60 km (37,3 dặm) trên các đường cao tốc chính, ngoài ra thuế suất tối thiểu đối với xăng và nhiên liệu diesel cũng sẽ được tăng lên.
Ngành công nghiệp ô tô đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế châu Âu, chiếm 7% tổng sản phẩm quốc nội và hỗ trợ 14,6 triệu việc làm trong khu vực. Tuy nhiên, giao thông vận tải là lĩnh vực duy nhất có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang tăng lên và các phương tiện giao thông đường bộ chiếm tới 21% lượng khí thải CO2 trong năm 2017.
Cháy xe điện và những nguy cơ tiềm ẩn
Dù là xe điện hay xe sử dụng động cơ đốt trong, người lái xe luôn phải trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng và những công cụ về phòng cháy.
Xe điện đang ngày càng trở nên phổ biến đối với người dùng, và vấn đề cháy xe điện so với xe sử dụng động cơ đốt trong cũng dấy lên những mối lo đối với loại xe này.
Những nguyên nhân chính gây ra cháy xe điện
Có ba nguyên nhân chính dẫn đến cháy xe điện: do tiếp xúc với nhiệt độ cao, do tai nạn, va chạm với lực mạnh và do sự cố về hệ thống điện.
Trước tiên, pin Lithium-ion được sử dụng trên xe điện nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá cao sẽ dễ gây ra cháy nổ, từ đó ngọn lửa và lượng nhiệt lan tỏa đến cả xe dẫn đến đám cháy ngày càng dữ dội và khó dập tắt hơn.
Một chiếc xe điện của Tesla cháy rụi. Ảnh: CNBC.
Tiếp theo, những tình huống tai nạn hoặc va chạm giao thông mạnh cũng sẽ làm cho pin trên xe dễ bị vỡ, bị đoản mạch làm giải phóng nhiệt và tăng nguy cơ cháy xe.
Cuối cùng, những sự cố về hệ thống điện như pin kém chất lượng, chạm chập đường dây điện, quá nhiệt do làm mát kém, thoát nhiệt kém, các mối tiếp xúc kém dẫn đến xuất hiện tia lửa điện, sẽ làm cho xe có thể bốc cháy bất cứ khi nào.
Ngoài ra còn những nguyên nhân khác như ngoại cảnh tác động, do chất lượng sản xuất từ nhà máy, do bảo dưỡng kém... cũng tiềm ẩn nguy cơ gây cháy xe điện.
Nguyên nhân cháy xe sử dụng động cơ đốt trong
Những chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây cháy xe mà nhiều người dùng vẫn chủ quan chưa để ý.
Đầu tiên, những tai nạn nghiêm trọng khiến xe bị đâm mạnh, vỡ đường ống tuy ô chứa nhiên liệu, chứa nước làm mát, chứa dầu thủy lực... kết hợp với tia lửa điện tạo ra do cọ xát kim loại sẽ làm xe dễ bốc cháy.
Động cơ bị quá nhiệt khiến nhiều mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong phát hỏa. Ảnh: The Paper.
Hay gặp nhất trong các vụ cháy xe là do động cơ bị quá nhiệt, làm cháy khoang máy và cháy lan cả xe. Người lái xe cần chú ý đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát để tránh tối đa hư hỏng và tai nạn đáng tiếc trong trường hợp này.
Bên cạnh đó, nhiều xe gặp sự cố với hệ thống điện như quá tải, chập điện cũng dễ sinh ra các đám cháy nhỏ, sau đó lan dần sang cả xe. Các nguyên nhân khác có thể kể đến là: rò rỉ nhiên liệu, nước làm mát, rò rỉ đường ống dầu thủy lực...khi gặp tia lửa điện sẽ bắt cháy và lan ra cả xe.
Xe điện có dễ cháy hơn xe động cơ đốt trong?
Xe điện có tỉ lệ xảy ra sự cố cháy là thấp. Các nhà sản xuất trang bị cho xe điện rất nhiều công nghệ kiểm soát và an toàn để giảm thiểu tối đa sự cố cháy xe.
Dữ liệu do Air Quality News thu được vào năm 2019 cho thấy, Đội cứu hỏa London đã giải quyết 54 vụ cháy xe điện so với 1.898 vụ cháy xe xăng và xe diesel. Con số này vào năm 2020 là 27 vụ cháy xe điện và 1.021 vụ cháy xe xăng và diesel. Tất nhiên thống kê này chỉ mang ý nghĩa tương đối, khi số lượng xe động cơ đốt trong là lớn hơn xe điện rất nhiều.
Xe điện ngày càng trở nên phổ biến và càng được trang bị nhiều công nghệ an toàn hơn trong quá trình phát triển. Tuy vẫn còn đó nhiều nguy cơ dẫn đến cháy nổ, nhưng so với xe sử dụng động cơ đốt trong thì xe điện phần nào cho thấy sự an toàn, yên tâm khi sử dụng.
Xử lý khi gặp sự cố cháy xe
Nguyên tắc xử lý chung khi gặp sự cố cháy xe là cố gắng thoát hiểm, sau đó sử dụng mọi công cụ dập tắt đám cháy như bình xịt cứu hỏa, nước, cát, chăn ướt... So với xe sử dụng động cơ đốt trong, đám cháy xe điện có phần nguy hiểm hơn.
Theo Bedsfire, trong một vụ cháy xe điện, hơn 100 hóa chất hữu cơ được tạo ra, bao gồm một số khí cực kỳ độc hại như Carbon monoxide (CO) và Hydrogen cyanide - cả hai đều gây tử vong cho con người. Do đó, khi đối phó với vụ hỏa hoạn xe điện, đội cứu hỏa cần có đồ bảo hộ.
Dù là xe điện hay xe sử dụng động cơ đốt trong, người lái xe luôn phải trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng và những công cụ về phòng cháy. Nhất là khi thị trường xe điện ngày càng sôi động, thì sự an toàn càng phải đặt lên hàng đầu.
Đơn giản và rẻ tiền, nhưng thiếu hụt bộ phận này đang hủy diệt xe xăng, buộc các nhà sản xuất ô tô chuyển sang xe điện Việc thiếu hụt lớp bọc dây điện, một bộ phận rẻ tiền nhưng lại rất cần thiết cho sản xuất ô tô, đang buộc các hãng xe đẩy nhanh hơn quá trình chuyển sang xe điện. Lớp bọc dây điện, một bộ phận bằng nhựa rẻ tiền giúp cố định các sợi dây điện với nhau - một bộ phận rất đơn giản...