EU nói 150.000 lính Nga áp sát Ukraine
EU cáo buộc Nga triển khai 150.000 lính sát biên giới Ukraine và bán đảo Crimea, lực lượng lớn chưa từng có xuất hiện tại khu vực này.
“Hơn 150.000 lính Nga đang tập kết gần biên giới Ukraine và tại Crimea. Nguy cơ leo thang căng thẳng là rất rõ ràng”, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ, hôm 19/4.
Đại diện cấp cao Borrell tại cuộc họp Hội đồng châu Âu hôm 19/4. Ảnh: AFP .
Quan chức EU từ chối tiết lộ nguồn tin đưa ra con số này, thêm rằng chưa có thêm lệnh cấm vận kinh tế hay trục xuất nhà ngoại giao Nga nào được xem xét, bất chấp hoạt động chuyển quân của Moskva tại khu vực biên giới với Ukraine. Tuy nhiên, ông cho hay đây là đợt triển khai quân lớn chưa từng thấy của Nga ở khu vực.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết số lượng binh sĩ Nga tại biên giới chỉ vào khoảng vài chục nghìn và không biết thông tin tình báo cho thấy có hơn 150.000 lính đang hiện diện tại khu vực.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby từ chối đưa ra con số cụ thể, nhưng khẳng định đợt điều động quân lần này lớn hơn năm 2014 và chưa rõ có phục vụ mục đích huấn luyện hay không. “Chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự gia tăng lực lượng. Đó là điều gây quan ngại với chúng tôi”, ông nói thêm.
Đoàn tàu quân sự Nga tại bán đảo Crimea ngày 27/3. Video: Twitter/Eire_QC .
Người phát ngôn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thì cho rằng khoảng 80.000 lính Nga đang tập kết dọc biên giới, một nửa trong số đó đóng quân tại bán đảo Crimea.
Nga triển khai nhiều khí tài gồm xe tăng, pháo và thiết giáp hạng nặng tới khu vực gần biên giới với Ukraine từ cuối tháng 3. Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev hôm 7/4 tuyên bố Moskva không có ý định can thiệp vào xung đột tại miền đông Ukraine, thêm rằng Nga đang theo dõi sát tình hình và có thể áp dụng “những biện pháp cứng rắn tùy theo diễn biến”.
Giới quan sát cho rằng động thái điều quân của Nga có thể nhằm răn đe Ukraine mở chiến dịch tấn công lực lượng ly khai thân Moskva ở miền đông, đồng thời phát tín hiệu cứng rắn tới chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Biden tuần trước điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, đề xuất họp thượng đỉnh ở một nước trung lập và kêu gọi Moskva “giảm căng thẳng”. Quan chức Mỹ giấu tên am hiểu tình hình cho biết Washington cũng hủy kế hoạch điều hai tàu khu trục vào Biển Đen hôm 15/4 để “không chọc giận Moskva trong thời điểm nhạy cảm”.
Khu vực biên giới Nga – Ukraine và bán đảo Crimea. Đồ họa: Washington Post .
EU trừng phạt thêm Myanmar
EU áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào 10 quan chức Hội đồng Điều hành Nhà nước, hai doanh nghiệp Myanmar liên quan tới cuộc đảo chính hồi tháng 2.
"Chúng tôi đã thông qua gói trừng phạt thứ hai với quy mô lớn hơn nhiều nhằm vào 10 cá nhân và hai thực thể tài chính thuộc sở hữu của quân đội Myanmar", Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), thông báo hôm nay.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cáo buộc chính quyền quân sự Myanmar vẫn sử dụng bạo lực và "đưa đất nước vào ngõ cụt". "Đó là lý do chúng tôi gia tăng áp lực để buộc quân đội trở lại bàn đàm phán", ông nói thêm.
Đại diện cấp cao Borrell họp báo sau cuộc họp Hội đồng châu Âu hôm 19/4. Ảnh: AFP .
10 cá nhân bị trừng phạt gồm các quan chức Hội đồng Điều hành Nhà nước Myanmar, cùng hai tập đoàn gồm Myanmar Economic Holdings Public Company (MEHL) và Myanmar Economic Corporation Ltd (MEC). Biện pháp cấm vận gồm cấm nhập cảnh vào EU và đóng băng tài sản tại châu Âu.
Các nước châu Âu đang ngày càng gia tăng áp lực lên chính quyền quân sự Myanmar bằng cách nhằm vào các doanh nghiệp tài chính lớn. Mỹ và Anh đã áp trừng phạt với MEC và MEHL, Washinton cũng cấm vận công ty sản xuất đá quý nhà nước Myanmar.
Quân đội Myanmar, do tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo, hôm 1/2 tiến hành đảo chính và bắt bà Suu Kyi cùng các lãnh đạo chính quyền dân sự với cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020. Lực lượng quân đội tuyên bố sẽ trao lại quyền lực cho chính phủ dân sự sau khi có kết quả về cuộc bầu cử mới.
Theo một nhóm quan sát địa phương, kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, ít nhất 720 người đã thiệt mạng và khoảng 3.100 người bị bắt. Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc cảnh báo Myanmar có thể đang tiến gần một cuộc xung đột toàn diện kiểu Syria.
Căng thẳng ngoại giao giữa Nga với CH Séc, Ukraine Thủ tướng Andrej Babis và Ngoại trưởng Jan Hamacek của CH Séc ngày 17/4 tuyên bố nước này sẽ trục xuất 18 nhân viên của Đại sứ quán Nga do nghi ngờ các cơ quan tình báo của Nga có liên quan tới một vụ nổ kho đạn của quân đội Séc vào năm 2014. Thủ tướng Andrej Babis (phải) và Ngoại trưởng...