EU nỗ lực lần cuối để đạt đồng thuận về trừng phạt dầu Nga
Các nhà ngoại giao hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) dự kiến nhóm họp trong ngày 30/5 để nỗ lực lần cuối cùng nhằm thống nhất về các lệnh trừng phạt dầu Nga trước khi các nhà lãnh đạo EU gặp nhau vào cuối ngày.
Cờ EU treo bên ngoài trụ sở Ủy ban EU tại Brussels ngày 18/1/2018. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Đại diện cấp cao phụ trách An ninh và Chính sách Đối ngoại EU, ông Josep Borrell đã đưa ra một lưu ý đầy hy vọng trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày ở Brussels.
“Tôi nghĩ chiều nay, chúng ta có thể khiến các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thống nhất”, ông Borrel phát biểu với đài France Info.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 29/5, các đại sứ EU đã không thể thống nhất về một đề xuất cấm dầu Nga tới các quốc gia EU bằng đường biển vào cuối năm nay. Lệnh cấm không bao gồm dầu đi qua một đường ống dẫn tới Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc.
Trong hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo EU sẽ tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine và sẽ thảo luận làm thế nào để giải quyết được những tác động từ cuộc xung đột, đặc biệt là giá năng lượng tăng cao và khủng hoảng nguồn cung lương thực, thực phẩm đang diễn ra. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận này sẽ bị lu mờ trước việc các thành viên EU chật vật đi đến thống nhất về vòng trừng phạt thứ 6 nhằm vào Moskva.
“Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, chúng ta thấy chuyện gì có thể xảy ra nếu như châu Âu đoàn kết. Cùng với hội nghị thượng đỉnh ngày mai, hãy hy vọng tình đoàn kết của chúng ta sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, nó lại đang bắt đầu sụp đổ”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo ngày 29/5.
Vòng trừng phạt được đề xuất bao gồm biện pháp loại ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, cấm các đài truyền hình Nga phát sóng ở EU và đưa thêm nhiều cá nhân vào danh sách bị “đóng băng” tài sản.
Kết quả đáng kể nhất của hội nghị thượng đỉnh sẽ là thỏa thuận về một gói các khoản vay của EU trị giá 9 tỷ euro, bao gồm khoản dành để trang trải một phần lãi suất, hỗ trợ chính phủ Ukraine tiếp tục hoạt động. Quyết định về cách thức huy động tiền sẽ được bàn và công bố sau.
Theo dự thảo kết luận chung của hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo cũng sẽ ủng hộ việc thành lập quỹ quốc tế để tái thiết Ukraine sau chiến tranh và giải quyết câu hỏi pháp lý liên quan đến những tài sản của Nga bị tịch thu.
Các nhà lãnh đạo sẽ cam kết đẩy nhanh công việc để giúp Ukraine xuất khẩu ngũ cốc bằng đường sắt và đường bộ và thực hiện các bước để nhanh chóng trở nên độc lập với năng lượng của Nga.
Kho chứa khí đốt lớn nhất châu Âu có thể sẽ 'sạch trơn' vào mùa đông tới
Kho trữ khí đốt Haidach (Áo) lớn nhất ở châu Âu không thể nhận thêm khí đốt tự nhiên trước mùa đông tới do bị tập đoàn Gazprom (Nga) cắt nguồn cung.
Toàn cảnh kho trữ khí đốt Haidach tại Áo. Ảnh Astora.de
Cơ sở Haidach do Gazprom xây dựng, vận hành và là kho chứa thuộc diện lớn nhất ở châu Âu, có khả năng tích trữ khí đốt bảo đảm cho 4 tháng tiêu thụ ở Áo. Tuy nhiên, đầu tháng này, Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho Gazprom Germania GmbH - một công ty con của Gazprom mà Đức đã giành quyền kiểm soát cách đây vài tuần. Để trả đũa phương Tây, Gazprom đã áp lệnh cấm đối với các công ty con của hãng này ở châu Âu, không cho số này tiếp nhận nguồn khí đốt từ Nga.
Việc Nga ngừng cung cấp cho chi nhánh Gazprom tại Đức khiến kho chứa ngầm khổng lồ đặt gần khu vực Salzburg (Áo) không thể tích đầy khí đốt. Kho lưu trữ khí đốt này hiện chỉ được kết nối duy nhất với mạng lưới đường ống của Gazprom.
Vì thế, Áo sẽ cần xây dựng một kết nối đường ống mới từ đường ống dẫn khí đốt gần nhất, Penta West. Việc khởi công xây dựng sớm nhất cũng phải đợi đến mùa đông tới, và Áo có thể sẽ phải rốt ráo tìm kiếm giải pháp, nguồn cung để tích đầy khí đốt.
Tính đến thời điểm ngày 26/5, công suất lưu trữ khí đốt ở Áo là 30%, thấp hơn mức trung bình của EU là 44%, với trữ lượng tại GSA Haidach ở mức 0, theo dữ liệu do tổ chức Cơ sở Hạ tầng Khí đốt châu Âu (GIE) công bố.
Sau khi Nga tấn công quân sự Ukraine, EU đặt ra yêu cầu các nước thành viên phải đạt dự trữ khí đốt tối thiểu 80% vào ngày 1/11 để tránh nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung. Từ năm 2023, mục tiêu sẽ được nâng lên mức 90%.
Europol lo ngại vũ khí gửi cho Ukraine bị bán ra chợ đen Khi các nước phương Tây tiếp tục cung cấp đủ loại vũ khí cho Ukraine, Điện Kremlin nhiều lần cảnh báo các khí tài này sau cùng có thể bị rơi vào tay kẻ xấu, đe dọa đến an ninh của châu Âu. Ảnh minh họa - AFP Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối...