EU nhất trí sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để viện trợ Ukraine
Ngày 8/5, Bỉ – nước hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) – thông báo đại sứ các nước thành viên EU đã nhất trí trên nguyên tắc về việc sử dụng lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga để cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên nền tảng xã hội X, Bỉ nêu rõ số tiền trên sẽ được dùng để hỗ trợ Ukraine trong công tác phục hồi và phòng thủ quân sự.
Hồi tháng 3 năm nay, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận thu được từ tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga đang bị khối này phong tỏa để hỗ trợ Ukraine.
Theo kế hoạch này, mỗi năm Kiev có thể nhận thêm khoản hỗ trợ trị giá 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD). Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khoản tiền này có thể được sử dụng để mua sắm các trang thiết bị quân sự cho Ukraine.
Video đang HOT
Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây 'nóng lên' về vấn đề can dự ở Ukraine
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, mối quan hệ giữa Moskva và phương Tây đã xuống mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Nga cho biết sẽ tiến hành tập trận có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trước các tuyên bố "khiêu khích" từ phương Tây. Ảnh: TASS
Theo Đài phát thanh Tự do châu Âu (RFE/RL) ngày 7/5, Nga, tức giận vì những gì họ cho là những tuyên bố "chưa từng có" và "khiêu khích" từ phương Tây, đã cảnh báo phản ứng "trong và ngoài Ukraine", cũng như kế hoạch tiến hành các cuộc tập trận quân sự với vũ khí hạt nhân chiến thuật mà EU gọi là "không có trách nhiệm".
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, mối quan hệ giữa Moskva và phương Tây đã xuống mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, với việc Mỹ và các đồng minh tăng cường viện trợ tài chính và vũ khí cho Kiev nhằm đẩy lùi các lực lượng Nga.
Trong một động thái mới nhất, Moskva hôm 6/5 đã chỉ trích mạnh mẽ những nhận xét của Ngoại trưởng Anh David Cameron, người cho rằng Ukraine "có quyền" tiến hành các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Anh sản xuất, đồng thời gọi những nhận xét của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Paris có thể gửi quân đến Ukraine để hỗ trợ Kiev chống Nga là "vô trách nhiệm và thiếu suy nghĩ".
Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố rằng các đồng minh phương Tây "đang cố tình dẫn dắt tình hình theo hướng leo thang hơn nữa liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, nguy cơ dẫn đến một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa các nước NATO và Nga".
Bộ trên cho biết họ đã triệu tập Đại sứ Anh Nigel Casey để phản đối phát biểu của ông Cameron, "chỉ ra một cách kiên quyết rằng tuyên bố của ông Cameron mâu thuẫn trực tiếp với những đảm bảo chắc chắn trước đây của phía Anh trong việc chuyển giao tên lửa hành trình tầm xa cho Ukraine, rằng trong mọi trường hợp họ sẽ không được phép sử dụng chúng để tấn công vào lãnh thổ Nga".
Theo Bộ Ngoại giao Nga, tuyên bố của Ngoại trưởng Cameron có nghĩa là ông "trên thực tế công nhận Anh là một bên trong cuộc xung đột".
Trong một tuyên bố riêng , Bộ này chỉ trích những nhận xét của ông Macron về khả năng triển khai binh sĩ Pháp ở Ukraine, nói rằng điều đó "là vô trách nhiệm và thiếu suy nghĩ ".
"Tuyên bố này có thể được coi là sự sẵn sàng và ý định tham gia vào cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp với Nga, điều đó có nghĩa là một cuộc đụng độ quân sự trực diện giữa các cường quốc hạt nhân", Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Vài giờ trước đó, Nga đã công bố kế hoạch tiến hành các cuộc tập trận quân sự để đảm bảo sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra đây là lần đầu tiên nước này công bố công khai các cuộc tập trận liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu đã phản ứng với thông báo của Nga, gọi đó là "sự đe dọa". Trong khi đó, người phát ngôn của Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell cho biết động thái này là "bằng chứng nữa cho thấy Điện Kremlin chỉ quan tâm đến việc leo thang hơn nữa tình hình".
Mỹ cũng gọi những tuyên bố về hạt nhân là "thiếu trách nhiệm". Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Tướng Pat Ryder, nói: "Đây là một ví dụ về lời nói không có trách nhiệm mà chúng tôi từng thấy từ Nga trong quá khứ. Nó hoàn toàn không phù hợp với tình hình an ninh hiện tại".
Ông Ryder nói thêm: "Chúng tôi không thấy bất kỳ thay đổi nào về thế trận lực lượng chiến lược của họ (Nga) nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi".
Vai trò của vũ khí hạt nhân chiến lược là tấn công các mục tiêu của kẻ thù ở xa tiền tuyến, trong khi vũ khí hạt nhân chiến thuật được thiết kế để sử dụng trên chiến trường.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng của quân đội nước này trong việc "đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trước những tuyên bố khiêu khích và mối đe dọa của các quan chức phương Tây chống Nga".
Khi được các nhà báo hỏi điều gì đã thúc đẩy thông báo về tình trạng sẵn sàng sử dụng hạt nhân, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov, nói: "Rõ ràng là chúng ta đang đề cập về những tuyên bố của ông Macron và những tuyên bố từ đại diện Anh. Đây là một đợt leo thang căng thẳng hoàn toàn mới. Chưa từng có tiền lệ và cần có các biện pháp đặc biệt".
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhận định thời điểm Ukraine có thể phản công Nga Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Ukraine có thể nhận được viện trợ từ Mỹ nhưng sẽ phải chờ đến năm 2025 mới có thể triển khai một cuộc phản công nhằm vào Nga. Binh sĩ Ukraine tuần tra tại làng Katerynivka, vùng Lugansk, miền Đông Ukraine. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Phát biểu tại Lễ hội cuối tuần...