EU nhất trí mở rộng danh sách các tội danh phá hoại môi trường
Nghị viện châu Âu (EP) và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về dự luật mở rộng danh sách các tội liên quan phá hoại môi trường và thống nhất các án phạt trên toàn khối.
Cờ EU tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Dự luật bổ sung vào danh sách các tội hình sự những hoạt động như buôn lậu gỗ, tái sử dụng tàu bất hợp pháp, sử dụng thủy ngân trái phép và làm hao tổn các nguồn nước.
Dự luật cũng nêu các vi phạm có thể bị xếp vào mức độ nghiêm trọng hơn nếu phá hoại hệ sinh thái ở một khu vực thuộc diện được bảo vệ, hoặc các vi phạm dẫn tới các thảm họa như ô nhiễm phạm vi rộng lớn hoặc cháy rừng.
Người hoặc tổ chức bị khép các tội danh nêu trên sẽ chịu các khoản phạt tiền lên tới 10 triệu euro (hơn 10,8 triệu USD) hoặc 5% doanh thu toàn cầu của công ty vi phạm, phải khắc phục các thiệt hại và/hoặc bị tước giấy phép hoạt động. Những tội nghiêm trọng hơn có thể chịu án phạt tù.
Trong thông báo về dự luật, Hội đồng châu Âu nêu rõ tội phạm môi trường là một trong những hoạt động phạm tội có tổ chức sinh lời nhiều nhất trên thế giới và gây tác động nghiêm trọng không chỉ với môi trường mà cả với sức khỏe của con người.
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan soạn thảo văn bản dự luật, hoan nghênh thỏa thuận. Luật mới sẽ giúp đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh châu Âu qua việc ngăn chặn những tội phạm môi trường nghiêm trọng có thể tàn phá cả môi trường và sức khỏe con người. Dự luật sẽ chính thức được phê chuẩn trong giai đoạn tiếp theo.
Đức kêu gọi EU thực hiện 'lộ trình cải cách' sẵn sàng cho kế hoạch mở rộng
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 2/11 đã kêu gọi xây dựng "lộ trình cải cách Liên minh châu Âu (EU)" nhằm đảm bảo việc khối này sẵn sàng cho việc mở rộng.
Cờ EU tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu tại hội nghị diễn ra ở Berlin thảo luận về việc mở rộng và cải cách quy trình ra quyết định của EU, bà Annalena Baerbock khẳng định: "Chúng ta nên xác định những ưu tiên cụ thể cho các cải cách mà chúng ta muốn thực hiện trong tương lai". Người đứng đầu ngành Ngoại giao Đức nói: "Về vấn đề cải cách nội bộ EU, chúng ta chưa có một lộ trình nào như vậy và chúng ta sẽ thay đổi điều này ngay từ bây giờ, theo đó sẽ xây dựng lộ trình cải cách EU dưới sự chủ trì của Hội đồng châu Âu. Bà Baerbock nêu rõ: "Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu nên tham gia chặt chẽ vào quá trình cải cách nhằm đặt nền móng để có thể đảm bảo rằng EU phù hợp với việc mở rộng, phù hợp với tương lai". Bà Baerbock nhấn mạnh quá trình này sẽ "khó khăn" và "sẽ mất rất nhiều thời gian".
Tái khẳng định nhu cầu "tăng cường sức mạnh cho EU", bà Baerbock cho rằng việc mở rộng EU đã trở thành "một điều cần thiết về mặt địa chính trị".
Trước đó, bà Baerbock cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ việc EU trao cho Ukraine "một dấu mốc mới" vào tháng 12 tới trong nỗ lực của Ukraine nhằm gia nhập "ngôi nhà chung". Bà Baerbock bày tỏ tin tưởng rằng Hội đồng châu Âu, tại hội nghị diễn ra vào tháng 12 tới sẽ gửi tín hiệu đó. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh: "Một EU mở rộng sẽ chỉ mạnh mẽ hơn nếu chúng ta làm điều mà chúng ta đã ngần ngại thực hiện bấy lâu nay - xem xét và suy nghĩ lại cách thức hoạt động của liên minh chúng ta". Bà kêu gọi khối 27 quốc gia cũng cần phải nỗ lực thực hiện những cải cách nội bộ để có thể vận hành "ngôi nhà chung" với hơn 30 thành viên.
Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU dự kiến diễn ra từ ngày 14-15/12 tại Brussels (Bỉ) sẽ tập trung bàn việc có nên cho phép Ukraine chính thức bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU hay không, một mục tiêu mà Kiev và lãnh đạo hàng đầu của nước này mong muốn.
Tại sao EU 'thở phào nhẹ nhõm' trước kết quả bầu cử ở Ba Lan? Với việc đảng của cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trở lại nắm quyền ở Ba Lan, các nhà lãnh đạo EU rất vui vì điều này. Cựu Thủ tướng Ba Lan và cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trong chiến dịch tranh cử. Ảnh: Politico Tờ Politico.eu dẫn kết quả kiểm phiếu cuối cùng do Ủy...