EU, Nhật Bản phản đối G7 cấm toàn bộ xuất khẩu sang Nga
Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã phản đối đề xuất của Mỹ về việc cấm toàn bộ xuất khẩu của G7 sang Nga vì cho rằng không khả thi.
Tờ Financial Times ngày 25.4 trích đăng một số nội dung của bản thảo tuyên bố chung của các lãnh đạo nhóm G7, dự kiến công bố tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm tại Hiroshima (Nhật Bản) vào tháng 5. Theo đó, các nhà lãnh đạo cam kết thay thế cơ chế cấm vận Nga theo khu vực hiện tại bằng một lệnh cấm toàn bộ việc xuất khẩu của G7 sang Nga, với chỉ một vài ngoại lệ gồm sản phẩm nông nghiệp, y tế và sản phẩm khác.
Đại diện ngoại giao của G7 họp tại Nhật Bản hôm 18.4. Ảnh REUTERS
Hai quan chức liên quan việc đàm phán của G7 cho biết đề xuất do Mỹ đưa ra nhằm bịt những lỗ hổng trong cơ chế cấm vận hiện tại, đã giúp Nga tiếp tục nhập khẩu các công nghệ của phương Tây.
Tuy nhiên, đại diện của Nhật Bản và EU tuần trước cho rằng đề xuất của Mỹ là không khả thi.
Dự kiến, các nhà lãnh đạo G7 (Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý) và EU sẽ gặp nhau tại Hiroshima vào ngày 19.5 cho kỳ hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày, tập trung thảo luận tác động của xung đột Nga-Ukraine, an ninh kinh tế, đầu tư xanh và tình hình khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
EU cần sự đồng ý của toàn bộ 27 thành viên liên minh mới có thể tham gia cấm vận. Khối này đã tung 10 gói trừng phạt Nga từ khi xung đột nổ ra nhưng thường vấp phải sự tranh luận kéo dài, trong đó một số thành viên được hưởng quyền miễn trừ tham gia cấm vận sau khi đe dọa dùng quyền phủ quyết.
Do đó, việc ban hành một lệnh cấm toàn bộ xuất khẩu sang Nga với một số miễn trừ có nguy cơ gây ra tranh luận và làm suy yếu các biện pháp cấm vận hiện có, theo các quan chức đánh giá.
Bản dự thảo tuyên bố chung còn gồm các biện pháp ngăn ngừa việc né tránh lệnh cấm vận và hạn chế đối với các nước ủng hộ việc hỗ trợ tài chính cho chiến dịch quân sự của Nga.
Bên cạnh đó, G7 sẽ tiếp tục giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga và công bố cơ chế mới nhằm theo dấu kim cương Nga, giảm nguồn thu của Moscow từ việc xuất khẩu kim loại quý này. Tuy nhiên, các đề xuất có thể thay đổi trước hội nghị.
EU ‘hết cách’ mở rộng các biện pháp cấm vận Nga
Nhà Trắng từ chối bình luận về việc thảo luận của G7 nhưng cho biết Mỹ sẽ tiếp tục tìm cách bắt Nga phải chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, Washington cho rằng lệnh cấm vận của G7 đã gây tác động lớn, ngăn chặn Nga có thể tài trợ cho cuộc xung đột tại Ukraine.
Thông tin về sự khác biệt giữa các thành viên G7 cho thấy nhóm này thiếu các biện pháp trừng phạt gia tăng để công bố tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Theo Financial Times, việc mạnh tay đối với khả năng Nga né tránh lệnh cấm vận thông qua giao dịch từ các nước thứ ba là trọng tâm chú ý của Mỹ, Anh, EU và các đồng minh khác.
Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi một thế giới không vũ khí hạt nhân
Tại hội nghị các nhân vật có ảnh hưởng hướng tới một thế giới không vũ khí hạt nhân, được tổ chức tại thành phố Hiroshima từ ngày 10 - 11/12, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng chung tay để hiện thực hóa mục tiêu này.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, hội nghị có sự tham dự của nhiều lãnh đạo và cựu lãnh đạo thế giới như Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng nhiều quan chức và học giả uy tín khác trên thế giới.
Phát biểu tại phiên bế mạc với tư cách là nước chủ nhà, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh hội nghị là nơi để các nhân vật có ảnh hưởng thảo luận chân thành và thẳng thắn để hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Đặc biệt, việc địa điểm tổ chức diễn ra tại thành phố Hiroshima - một chứng tích lịch sử thảm khốc của bom nguyên tử - cũng được kỳ vọng sẽ góp phần giúp cộng đồng quốc tế cảm nhận được sự cần thiết phải chung tay ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đặt ra hết sức bức thiết hiện nay.
Thủ tướng Kishida cho rằng với tư cách là quốc gia duy nhất hứng chịu thảm họa bom nguyên tử trong chiến tranh, Nhật Bản sẽ thúc đẩy vai trò trung gian với hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ có bước tiến lớn trong việc xây dựng động lực cho một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Hiệp ước cấm sở hữu vũ khí hạt nhân được xem là lối thoát duy nhất để hiện thực hóa vấn đề này, nhưng lại không có quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân nào tham gia. Do đó, Nhật Bản sẽ nỗ lực giảm bớt khoảng cách giữa các quốc gia đang sở hữu hạt nhân và Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
Về ý nghĩa của hội nghị lần này, người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh đây sẽ là tiền đề để hướng tới thành công của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự kiến tổ chức tại thành phố Hiroshima vào năm 2023, khi Nhật Bản giữ chức chủ tịch luân phiên của G7 và Hội nghị đánh giá về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) lần thứ 11, dự kiến diễn ra vào năm 2026. Thông qua hội nghị lần này, Nhật Bản hy vọng các nhân vật có ảnh hưởng sẽ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để xây dựng lòng tin và giúp cho các quốc gia có quan điểm khác nhau hướng tới mục tiêu chung mà cộng đồng quốc tế kỳ vọng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Cảnh báo lũ quét và lở đất tại Nhật Bản Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ngày 17/8 cảnh báo nguy cơ xảy ra lở đất và lũ lụt tại nhiều địa phương của Nhật Bản do mưa lớn được dự báo trút xuống cả khu vực rộng lớn từ Bắc tới Tây của Nhật Bản ngày 18/8. Mưa lớn gây ngập lụt nhiều khu dân cư tại Yamagata, Nhật Bản, ngày 4/8/2022....