EU muốn tăng hiện diện hải quân ở Biển Đông
EU muốn đẩy mạnh các chuyến thăm tàu hải quân và tham gia tập trận quân sự chung để thúc đẩy tự do hàng hải, luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Hôm 15/3, đặc phái viên Liên minh châu Âu (EU) tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Richard Tibbels cho biết: “EU thực sự rất quan tâm đến việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không, cũng như hệ thống thương mại toàn cầu không bị ảnh hưởng bởi căng thẳng gia tăng trong khu vực”.
Theo ông Richard Tibbels, để giúp duy trì quyền tự do đi lại và luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, EU sẽ tăng cường sự hiện diện hải quân ở khu vực.
Video đang HOT
Đặc phái viên Liên minh châu Âu (EU) tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Richard Tibbels. (Ảnh: AP)
“EU sẽ cố gắng khuyến khích và phối hợp các quốc gia thành viên tiếp tục các chuyến thăm hải quân, thậm chí là tập trận quân sự chung nếu có thể”, ông Richard Tibbels cho hay.
Theo đại diện EU, quy mô các hoạt động như vậy “tương đối khiêm tốn”, song có thể được thực hiện thường xuyên nhờ năng lực của các quốc gia thành viên trong khối.
“Chúng tôi đang trao đổi với đối tác có cùng chí hướng. EU muốn chuẩn bị sẵn sàng và xác định những nhiệm vụ cần làm trong trường hợp căng thẳng leo thang”, ông Richard Tibbels cho biết thêm.
Cách tiếp cận này là một phần trong chiến lược của EU, được công bố vào năm 2021, nhằm ăng cường ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời đóng góp nhiều hơn vào an ninh khu vực trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt.
Khoảng 40% ngoại thương của EU đi qua Biển Đông, khiến sự ổn định ở vùng biển này trở thành mối quan tâm chính đối với liên minh này. Một số nước châu Âu, trong đó có Đức, đã triển khai tàu chiến đến khu vực những năm gần đây.
ICJ yêu cầu Azerbaijan chấm dứt phong tỏa khu vực Nagorny-Karabakh
Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 22/2 đã yêu cầu Azerbaijan chấm dứt phong tỏa Nagorny-Karabakh đang tranh chấp với Armenia, cho rằng người dân ở khu vực này sẽ có nguy cơ phải gánh chịu "tổn thất không thể bù đắp được".
Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Trong phán quyến được đưa ra ở La Haye, thẩm phán chủ tọa Joan Donoghue nêu rõ: "Trong lúc chờ đợi phán quyết cuối cùng về vụ kiện này, Azerbaijan sẽ phải triển khai tất cả các biện pháp nhằm đảm bảo không cản trở hoạt động di chuyển của người, phương tiện và hàng hóa dọc theo Hành lang Lachin theo cả hai hướng".
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan đã chỉ trích hành động phong tỏa Hành lang Lachin là vi phạm trắng trợn các thỏa thuận mà Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ký.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan căng thẳng liên quan quyền kiểm soát Nagorny-Karabakh, khu vực này nằm sâu trong phần lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này. Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng lên đến đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây.
Từ ngày 12/12 năm ngoái, một số người Azerbaijan tự nhận là các nhà hoạt động môi trường đã đối đầu với lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga tại Hành lang Lachin ở Nagorny-Karabakh. Armenia cáo buôc những người biểu tình này được Chính phủ Azerbaijan hậu thuẫn. Trong khi đó, Baku phủ nhận thông tin về hành động phong tỏa, khẳng định một số đoàn xe và viện trợ được phép đi qua.
Người đầu tiên hoàn thành đường bơi dài 2,5 km ở Nam Cực Một phụ nữ Chile là Barbara Hernandez, 37 tuổi, trở thành người đầu tiên bơi qua quãng đường 2,5 km ở vùng biển Nam Cực gần như đóng băng. Barbara Hernandez trở thành người đầu tiên bơi qua quãng đường 2,5 km ở vùng biển Nam Cực. Ảnh: bangkokpost.com Cô Hernandez hoàn thành kỳ tích trong thời gian 45 phút 30 giây vào...