EU mở rộng các biện pháp trừng phạt Iran
Hội đồng châu Âu ngày 14/5 công bố quyết định mở rộng phạm vi trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Iran, với các lý do như Tehran ủng hộ Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt tại Jerusalem để đánh chặn máy bay không người lái ( UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nhấn mạnh sau khi Iran tiếp tục ủng hộ về mặt quân sự cho Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine, hỗ trợ cho các nhóm vũ trang phi nhà nước ở Trung Đông và khu vực Biển Đỏ, cũng như tiến hành các vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa vào Israel hôm 13/4, EU đã mở rộng các biện pháp hạn chế đối với Iran, trong đó có cả hoạt động chế tạo tên lửa.
Video đang HOT
Được thiết lập vào tháng 7/2023, khuôn khổ các biện pháp hạn chế của EU đối với Iran hiện ngăn chặn việc xuất khẩu các linh kiện cần thiết để chế tạo UAV từ EU sang Iran. Ngoài ra, EU còn áp đặt các hạn chế đi lại tới các nước trong liên minh và các biện pháp phong tỏa tài sản đối với các cá nhân liên quan đến chương trình chế tạo UAV của Iran. Bên cạnh đó, việc cung cấp vốn hoặc nguồn lực kinh tế, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho hoặc vì lợi ích của các thể nhân hoặc pháp nhân, các tổ chức hoặc cơ quan trong “danh sách đen” của EU cũng bị cấm.
Trước đó, hôm 22/4, Ngoại trưởng các nước EU đã nhất trí về mặt nguyên tắc việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Trả lời qua mạng xã hội ngày 23/4, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tuyên bố thật đáng tiếc khi thấy EU quyết định nhanh chóng áp dụng thêm các hạn chế bất hợp pháp đối với Iran chỉ vì Iran thực hiện quyền tự vệ của mình.
Động lực để Triều Tiên xích lại gần Iran
Triều Tiên đang xây dựng mối quan hệ mới với các quốc gia có cùng chí hướng. Gần đây, dường như Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đặc biệt quan tâm đến Iran.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và lãnh đạo tinh thần tối cao của Iran - Đại giáo chủ Ali Khamenei. Ảnh: The Wall Street Journal
Giáo sư Kim Sung Kyung tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên có trụ sở ở Seoul cho biết: "Triều Tiên có lẽ coi đây là cơ hội tốt để bán vũ khí và công nghệ quân sự cho Tehran để đổi lại một số lợi ích kinh tế. Cả hai nước đều đang phải chịu các lệnh trừng phạt".
Vào cuối tháng 4, Triều Tiên đã cử một đoàn chuyên gia cấp cao kinh tế và thương mại đến thăm Tehran trong 9 ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên kể từ năm 2019.
Iran bác bỏ nghi vấn của truyền thông phương Tây rằng các đại biểu Triều Tiên đã thảo luận về hợp tác công nghệ hạt nhân khi đến thăm nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani chỉ trích truyền thông nước ngoài vì những suy đoán định kiến khi đăng tải tin tức sai sự thật và vô căn cứ.
Ngày hôm sau, truyền thông Triều Tiên lên án vòng trừng phạt mới Mỹ áp đặt với Iran là "không công bằng". Vòng trừng phạt mới nhất nhắm vào khả năng sản xuất và sử dụng máy bay không người lái của Iran.
Giáo sư quan hệ quốc tế Daniel Pinkston tại Đại học Troy (Seoul) nhận định Tehran và Bình Nhưỡng có mối quan hệ lâu đời và mặc dù rất khác nhau, nhưng hai nước có một số điểm tương đồng. Theo ông Pinkston, cả hai đều có chung bất bình sâu sắc đối với Mỹ và phương Tây nói chung.
Bộ trưởng Kinh tế Đối ngoại Triều Tiên Yun Jong-ho trong chuyến thăm Iran. Ảnh: Yonhap
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết Triều Tiên và Iran đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Hai quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ dù phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế vì chương trình vũ khí.
Ông Pinkston nhận định, Bình Nhưỡng và Tehran có thể sẽ hỗ trợ chính trị và ngoại giao nhiều hơn cho nhau, ví dụ như việc Triều Tiên ủng hộ Iran trước Israel và Mỹ. Ông Pinkston bổ sung rằng công nghệ thiết bị bay không người lái gần như chắc chắn sẽ thu hút được quan tâm lớn của cả hai bên.
Ngoài ra, Yonhap dẫn nhận định của nhiều chuyên gia đánh giá rằng Triều Tiên có thể hỗ trợ Iran trong công nghệ tên lửa nhiên liệu rắn, ví dụ như tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn siêu vượt âm.
Trong một diễn biến khác, sau chuyến thăm Tehran, Bộ trưởng Kinh tế Đối ngoại Triều Tiên Yun Jong-ho đã tiết lộ về ý định hợp tác với nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Iran là Saipa. Ông Yun Jong-ho nói: "Triều Tiên sẵn sàng hợp tác với tập đoàn ô tô Saipa. Với quan hệ chính trị song phương thuận lợi, hai quốc gia có thể hợp tác trong ngành công nghiệp ô tô".
Iran điều tra vụ tấn công tại Isfahan Ngày 19/4, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian cho biết Iran đang điều tra vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái nhằm vào thành phố Isfahan, miền Trung nước này. Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn hãng tin NBC News, Ngoại trưởng Amirabdollahian nêu rõ thiết bị bay không người lái xuất phát từ bên trong...