EU loại 7 ngân hàng lớn của Nga khỏi SWIFT
Quyết định loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT được cho là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Nga.
Việc ngân hàng Nga bị loại khỏi SWIFT có thể tác động tiêu cực đến kinh tế Nga (Ảnh minh họa: DW).
Liên minh châu Âu (EU) hôm nay thông báo loại 7 ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Các ngân hàng này gồm VTB, Bank Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank, Bank Rossiya, Sovcombank và VEB. Các ngân hàng trong danh sách trừng phạt có thời hạn 10 ngày để chấm dứt các hoạt động trong SWIFT.
Một quan chức cấp cao của EU cho biết, các ngân hàng bị đưa vào danh sách dựa vào mối liên hệ với chính phủ Nga.
Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, và ngân hàng Gazprombank hiện chưa có tên trong danh sách trừng phạt của EU. Hai ngân hàng này được coi là các kênh thanh toán chính cho lĩnh vực dầu và khí đốt của Nga. Tuy nhiên, Sberbank và Gazprombank vẫn phải đối mặt với các lệnh trừng phạt khác của EU.
Phản ứng về quyết định của EU, một người phát ngôn của VTB cho biết, hiện tại ngân hàng này chưa thay đổi khuyến nghị liên quan đến các giao dịch quốc tế đối với các khách hàng doanh nghiệp. Người phát ngôn này cũng cho biết, việc này cũng không ảnh hưởng đến các hoạt động của VTB trên lãnh thổ Nga.
SWIFT được thành lập năm 1973 nhằm thay thế cho điện tín và hiện đã hơn 11.000 định chế tài chính trên thế giới sử dụng để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán bảo mật. Hiện nay, không có giải pháp thanh toán nào khác thay thế SWIFT trên phạm vi toàn cầu, nên SWIFT được coi là huyết mạch của nền tài chính thế giới. Dù tuyên bố là một cơ chế trung lập, nhưng SWIFT vẫn phải tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Khoảng 300 ngân hàng và tổ chức hàng đầu Nga đang sử dụng SWIFT. Theo số liệu của Financial Times, Nga chiếm khoảng 1,5% giao dịch của SWIFT trong năm 2020.
Khi bị loại khỏi SWIFT, các định chế tài chính của Nga gần như không thể chuyển tiền ra hoặc vào quốc gia này, kéo theo cú sốc đối với các doanh nghiệp Nga và khách hàng nước ngoài của họ, đặc biệt là các khách hàng nhập khẩu dầu và khí đốt Nga bằng đồng USD.
Video đang HOT
Edward Fishman, chuyên gia nghiên cứu về các lệnh trừng phạt kinh tế tại Trung tâm Á- Âu thuộc Hội đồng Atlantic, nhận định nếu danh sách trừng phạt bao gồm các ngân hàng lớn của Nga, đó sẽ gây ra vấn đề lớn với Moscow. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị của đồng Rúp và dẫn đến sự biến mất của nhiều hàng hóa nhập khẩu vào Nga.
Ở chiều ngược lại, việc loại các ngân hàng Nga khỏi SWIFT cũng gây thiệt hại không nhỏ đối với EU do phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ, khí đốt của Nga. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Khoảng 70% xuất khẩu khí đốt của Nga và một nửa xuất khẩu dầu của nước này là sang châu Âu. Đó là lý do EU rất cân nhắc khi dùng đến “lựa chọn cuối cùng” này và thận trọng khi chọn ngân hàng đưa vào danh sách trừng phạt.
TT Putin tiến quân không khoan nhượng, các tập đoàn lớn tháo chạy
Nhiều tập đoàn phương Tây làm điều chưa từng có: tháo chạy khỏi những lợi ích lớn tại Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin tấn công vào Ukraine.
Tháo chạy vì Putin
Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh hôm 27/2 đưa ra tuyên bố sẽ rút số cổ phần trị giá 14 tỷ USD khỏi ông lớn dầu khí quốc doanh Rosneft của Nga một cách đột ngột và tốn kém, kết thúc 3 thập kỷ hợp tác. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy cộng phương Tây đang chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với Nga vì cuộc tấn công vào Ukraine. Tổn thất từ vụ tháo chạy này có thể rất lớn.
Khoản đầu tư vào Rosneft của BP từng là thương vụ lớn chưa từng có của một tập đoàn phương Tây vào Nga. Rosneft chiếm khoảng một nửa trữ lượng dầu, khí đốt và 1/3 sản lượng của BP.
Tập đoàn BP được cho là đã cắt đứt mối quan hệ với Rosneft dưới áp lực từ Chính phủ Anh. Trước đó, Giám đốc điều hành BP Bernard Looney và cựu Giám đốc điều hành Bob Dudley cũng đã từ chức khỏi Hội đồng quản trị Rosneft.
Trên Reuters, đại diện Eurasia Group cho rằng, trong môi trường hiện tại, bất kỳ công ty châu Âu hoặc Mỹ nào có tài sản ở Nga đều phải xem xét các động thái tương tự.
Tháo chạy vì Vladimir Putin, các tập đoàn phương Tây làm điều chưa từng có
Việc PB rút khỏi Rosneft động thái mới nhất của phương Tây để gây áp lực lên Kremlin. Trước đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada đã nhất trí loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu lớn nhất thế giới SWIFT và và ngăn chặn CRB sử dụng dự trữ quốc tế để làm suy yếu tác động của các biện pháp trừng phạt.
Các nền tảng thanh toán phổ biến như Apple Pay, Google Pay cho hay sẽ ngừng hoạt động ở Nga để tuân thủ lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào các ngân hàng lớn của nước này sau sự kiện ông Putin quyết định tấn công Ukraine.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga (CRB), khách hàng của các ngân hàng trong nước đang chịu trừng phạt của phương Tây gồm VTB Group, Sovcombank, Novikombank, Promsvyazbank và Otkritie FC Bank sẽ không thể sử dụng thẻ của họ để thanh toán qua Google Pay hay Apple Pay.
Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc phê chuẩn nghị quyết 2623 triệu tập một "phiên họp đặc biệt khẩn cấp" vào ngày 28/2 để xem xét và khuyến nghị một hành động tập thể trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine - nghị quyết đầu tiên như vậy được HĐBA thông qua trong 40 năm qua.
Giới quan sát thị trường đang chú ý đến động thái của một số công ty phương Tây lớn khác có hoạt động tại nước này, gồm TotalEnergies của Pháp (TTEF.PA) và Shell của Anh (SHEL.L).
Cuộc chiến Nga - Ukraine khiến thế giới chao đảo.
Nước Nga thiệt hại lâu dài
Vài ngày qua, người dân Nga đổ xô rút ngoại tệ, đặc biệt đồng USD tại các ATM và chi nhánh ngân hàng vì lo sợ đồng Rúp sụp đổ sau khi đồng nội tệ của Nga lao dốc. Trong ngày 28/2, đồng Rúp rớt gần 30%, từ mức 84 Rúp đổi 1 USD trong phiên trước xuống 119 Rúp đổi 1 USD.
Đồng rúp đã rớt khỏi ngưỡng quan trọng 100 Rúp/USD, khiến nhiều người lo ngại CRB sẽ buộc phải tăng lãi suất. Thông tin mới nhất trên CNBC cho thấy, CRB đã tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản từ 9,5% lên 20%, mức cao nhất trong 20 năm nhằm vực đỡ cho một đổng úp đang lao dốc và kiềm chế lạm phát leo thang.
Mức lãi suất này có thể khiến hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nga đình trệ.
Trên Reuters, Giám đốc chiến lược thị trường của Corpay Karl Schamotta nhận định, việc Ngân hàng TƯ Nga đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng khi can thiệp tiền tệ, đồng Rúp sẽ phải vật lộn để tìm đáy. Không ai muốn bắt một con dao đang rơi. Các lệnh trừng phạt có làm tê liệt nền kinh tế Nga và làm giảm sức hấp dẫn của bất kỳ tài sản nào liên quan đến Nga.
Trong khi Nga vật lộn với tình trạng chứng khoán rực lửa, đồng Rúp lao dốc thì tại châu Âu, người dân chứng kiến giá khí đốt tại tăng chưa từng có, thêm gần 40% do lo ngại thiếu năng lượng khi phương Tây đưa ra một loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga cuối tuần qua.
Mỹ tiếp tục gây áp lực lên Nga.
Nga được biết đến là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu (cung cấp 40% khí đốt tự nhiên), với khoảng 1/3 nguồn cung đó thường đi qua các đường ống của Ukraine.
Trong một động thái mới, Đức có dấu hiệu xoay chiều trong các chính sách năng lượng và quyết liệt hơn trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Nước này để ngỏ khả năng kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện chạy than (từ cuối 2022 thành 2030) và thậm chí là hạt nhân.
Ở chiều ngược lại, mặc dù chính phủ Đức trừng phạt Nga, Tập đoàn E.ON của Đức (nhà điều hành mạng lưới năng lượng lớn nhất châu Âu) từ chối đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 của Nga. E.ON nắm giữ 15,5% cổ phần của Nord Stream 1. Chính phủ Đức đã đình chỉ đường ống Nord Stream 2 vào hôm 26/2.
Nord Stream 1 có khả năng vận chuyển tới 55 tỷ m3 khí đốt thiên nhiên trong 1 năm từ Nga tới châu Âu, trong khi đường ống Nord Stream 2 (đã được hoàn thành cuối 2021) được kỳ vọng sẽ làm tăng gấp đôi công suất lên 110 tỷ m3/năm, nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động.
Nord Stream là một liên doanh giữa Gazprom của Nga, nhà sản xuất dầu khí Wintershall DEA của Đức, PEG Infrastruktur E.ON, Dutch Gasunie (GSUNI.UL) và French Engie.
Tới thời điểm này, Nga và Ukraine đã đồng ý đàm phán tại Belarus trong ngày 1/3. Tuy nhiên, tình hình còn rất căng thẳng và các lệnh trừng phạt có thể khiến kinh tế Nga và thế giới chịu ảnh hưởng tiêu cực lâu dài.
Nhiều người lo ngại, căng thẳng leo thang nếu đàm phán đổ vỡ. Trước đó, Nga đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng báo động, sau những tuyên bố mà phía Nga cho là "thù địch" của NATO. Đây là một động thái được đánh giá vô cùng mạo hiểm và cho thấy dấu hiệu của sự mất kiểm soát.
Nga bị loại khỏi SWIFT, bất tiện khi phải 'cầm cả vali tiền mặt đi thanh toán' Việc Nga bị ngắt khỏi hệ thống SWIFT không chỉ giáng đòn lên nền kinh tế Nga, mà nhiều chuyên gia Việt nói khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch... với những đối tác liên quan. Việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) loại nhiều ngân hàng lớn của Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông tài...