EU không nhượng bộ Anh trong các vấn đề chính
Ngày 13/10, các bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) c ảnh báo mặc dù thời gian để liên minh và Anh đạt thỏa thuận thương mại trong giai đoạn hậu Brexit không còn nhiều, nhưng Brussels sẽ không nhượng bộ London trong các vấn đề như quy định về cạnh tranh công bằng và quyền đánh bắt cá, vốn đang là những vấn đề chính cản trở đàm phán song phương đi đến đích cuối cùng.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu khi tới Luxembourg tham dự các cuộc đàm phán Brexit cùng các bộ trưởng đến từ các nước thành viên EU khác, Bộ trưởng Các vấn đề EU của Đức Michael Roth hối thúc Anh có hành động thiết thực nhằm tháo gỡ những bế tắc về vấn đề đánh bắt cá, cơ chế giải quyết mâu thuẫn và các quy định trợ cấp nhà nước trong đàm phán thỏa thuận thương mại với EU. Ông Roth cho biết EU đang nỗ lực để hai bên đạt thỏa thuận nhưng cùng với đó cũng chuẩn bị cho kịch bản giao thương từ năm 2021 mà không có một thỏa thuận nào quy định về các vấn đề thuế quan và hạn ngạch. Nhấn mạnh đàm phán đang trong giai đoạn rất quan trọng, với áp lực cực lớn khi thời hạn chót cận kề, Bộ trưởng Đức Roth khẳng định EU muốn có tiến triển rõ rệt từ phía các đối tác Anh trong các vấn đề quan trọng như đánh bắt cá, cạnh tranh bình đẳng….
Bộ trưởng Các vấn đề EU của Phần Lan Tytti Tuppurainen cũng đồng ý với người đồng cấp Đức, cho rằng hiện vẫn còn nhiều vấn đề mở. Bà khẳng định EU mong muốn đạt được thỏa thuận với Anh nhưng không phải với mọi giá. Bà cho rằng các quốc gia châu Âu cần chú ý tới các cuộc đàm phán kỹ thuật Anh-EU, trong đó có vấn đề hàng không, một vấn đề quan trọng với Phần Lan.
Video đang HOT
Chú trọng hơn tới vấn đề đánh bắt cá, lâu nay, Pháp có rất ít tín hiệu sẵn sàng nhượng bộ Anh trong vấn đề quyền tiếp cận các vùng đánh bắt cá của Anh và chia sẻ hạn ngạch trong tương lai, bất chấp những áp lực ngày càng gia tăng từ các quốc gia khác trong liên minh để tháo gỡ bế tắc. Bộ trưởng Các vấn đề EU của Pháp Clement Beaune nhấn mạnh điều quan trọng là 27 quốc gia thành viên EU phải đoàn kết cùng quan điểm. Theo ông, toàn liên minh phải “rất chắc chắn” về những ưu tiên hàng đầu, trong đó có vấn đề đánh bắt cá, đảm bảo cạnh tranh công bằng là điều kiện không thể thiếu nếu Anh muốn tiếp cận thị trường chung châu Âu với 450 triệu người mà không có một rào cản thuế quan nào.
EU và Anh đang tiến hành các cuộc đàm phán nhằm đạt thỏa thuận đối tác mới về mọi lĩnh vực từ thương mại tới giao thông và hợp tác hạt nhân, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 khi quá trình chuyển tiếp hậu Brexit kết thúc vào cuối năm nay. Thủ tướng Anh Boris Johnson từng bày tỏ mong muốn trước ngày 15/10 tới sẽ xác định được khả năng hai bên có đạt được thỏa thuận hay không. Tuy không công nhận hạn chót trên, nhưng các quan chức EU cảnh báo nếu hai bên không vạch ra được khung một thỏa thuận vào cuối tháng này thì sẽ không đủ thời gian để phê chuẩn trước khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc.
Theo kế hoạch, các lãnh đạo EU sẽ họp trong ngày 15-16/10 tại Brussels và nghe trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier báo cáo. Bộ trưởng Roth khẳng định các quan ngại chính của EU hiện nay là cách quản lý thỏa thuận, các quy định về sân chơi công bằng trong cạnh tranh. Chính phủ của Thủ tướng Johnson luôn phản đối để thỏa thuận quan hệ thương mại song phương chịu sự chi phối của luật pháp châu Âu, và khẳng định London phải có quyền quyết định về vùng đánh bắt cá của nước này như một cách khẳng định chủ quyền.
Anh chính thức rời EU ngày 31/1 vừa qua, nhưng sẽ chỉ rời thị trường chung và liên minh thuế quan EU vào cuối năm nay, sau quá trình chuyển tiếp kéo dài 11 tháng. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, hoạt động thương mại giữa hai cựu đối tác sẽ trở về “vạch xuất phát” là dựa trên các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một kịch bản được cho là sẽ gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng về kinh tế và giao thông song phương.
Mỹ cảnh báo Anh về Huawei
Mỹ cảnh báo Anh sau khi chính quyền nước này cho phép Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip ở địa phương.
Hội đồng quận Nam Cambridgeshire, Anh, ngày 25/6 bỏ phiếu cho phép tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei xây cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip với vốn đầu tư lên tới 1,24 tỉ USD. Chưa đầy 24 giờ sau, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo chính quyền Anh về "mối đe dọa an ninh quốc gia" từ Huawei.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt là các đồng minh và đối tác như Vương quốc Anh, đánh giá cẩn thận tác động lâu dài của việc cho phép các công ty không đáng tin cậy như Huawei tiếp cận các thông tin nhạy cảm", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong tuyên bố hôm 26/6.
Khách hàng đeo khẩu trang tại một cửa hàng của Huawei mới khai trương ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 24/6. Ảnh: Reuters.
Mỹ nhiều lần cáo buộc Huawei chịu sự ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc và điều này sẽ là rủi ro cho các đối tác hợp tác với công ty công nghệ này vì bị đe doạ an ninh quốc gia, quyền sở hữu trí tuệ. Một tài liệu Reuters thu được hôm 23/6 liệt kê 20 công ty hoạt động tại Mỹ mà Washington cho rằng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hậu thuẫn, trong đó có Huawei.
Năm ngoái, Mỹ đã liệt Huawei vào danh sách đen thương mại do lo ngại về an ninh quốc gia. Washington cũng dẫn đầu một chiến dịch quốc tế để thuyết phục các đồng minh không cho Huawei tham gia xây dựng mạng 5G. Song Huawei nhiều lần phủ nhận cáo buộc rằng họ chuyển dữ liệu cho Bắc Kinh và khẳng định họ độc lập với chính phủ Trung Quốc.
Việc Huawei lập trung tâm nghiên cứu tại Anh diễn ra trong lúc nước này đang cân nhắc có nên sử dụng thiết bị của tập đoàn Trung Quốc trong hệ thống mạng 5G hay không. Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) tháng trước đã tiến hành đánh giá khẩn cấp về vấn đề này và chính quyền được cho là đang lên kế hoạch loại bỏ hoàn toàn thiết bị của Huawei trong hệ thống mạng 5G trong ba năm tới.
Đánh giá được NCSC được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ ban hành quy định mới nhằm siết chặt việc tiếp cận của Huawei đối với chip điện tử được sản xuất từ thiết bị của Mỹ.
Mỹ áp hạn chế visa nhiều quan chức Trung Quốc Ngoại trưởng Pompeo cho biết các quan chức Trung Quốc "phá hoại mức độ tự chủ cao" của Hong Kong sẽ bị Mỹ hạn chế thị thực. "Tôi tuyên bố hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc đương nhiệm và đã nghỉ hưu, những người chịu trách nhiệm hay đồng lõa phá hoại mức độ tự chủ cao của...