EU khó trông đợi vào Na Uy để đối phó khủng hoảng năng lượng
Các kế hoạch mới đây của Chính phủ Na Uy nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước bằng cách hạn chế xuất khẩu điện đã bị các chính phủ Bắc Âu và các nhà điều hành lưới điện khu vực chỉ trích.
Châu Âu vật lộn với khủng hoảng năng lượng. Ảnh: Reuters
Thủy điện của Na Uy là có vai trò quan trọng đối với thị trường điện trong khu vực. Tuy nhiên, bất chấp luật hiện hành nhằm chuẩn bị cho các nước châu Âu đối phó với các cuộc khủng hoảng năng lượng, Na Uy không bị chi phối bởi những quy định của EU.
Na Uy, nước xuất khẩu điện chủ chốt sang EU, đang xem xét giảm công suất kết nối điện sau khi mùa Hè khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất điện dựa vào thủy điện của nước này.
Thông báo của Oslo đã vấp phải sự chỉ trích của các nhà điều hành hệ thống truyền tải (TSO), phụ trách vận tải năng lượng ở Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan.
“Trong khi chúng tôi [hiểu] sự cần thiết phải đảm bảo an ninh nguồn cung, chúng tôi đồng thời lo ngại sâu sắc rằng việc giảm công suất được đề xuất dường như không quan tâm đến lợi ích của việc giữ cho biên giới mở và không đảm bảo an ninh điện theo cách hiệu quả nhất”, TSO cho biết trong một tuyên bố chung.
Teppo Skkinen, cố vấn về Chính sách Công nghiệp và Khí hậu tại Phòng Thương mại Phần Lan, cho biết nếu Na Uy hạn chế xuất khẩu điện, điều đó sẽ gây tổn hại đến an ninh năng lượng ở Bắc Âu và làm suy giảm lòng tin trên thị trường.
Ông Skkinen nói: “Châu Âu đang phải đối mặt với một mùa Đông khó khăn và các quốc gia nên hợp tác cùng nhau để vượt qua nó, chứ không phải xây dựng các biện pháp can thiệp thị trường theo chủ nghĩa bảo hộ”. TSO của Phần Lan cũng cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này nên chuẩn bị cho việc cắt điện do thiếu điện.
Video đang HOT
Trong khi đó, TSO của Thụy Điển lưu ý rằng, mặc dù rủi ro mất điện “là rất nhỏ”, nhưng nó “có khả năng cao hơn vào mùa Đông tới do tình hình hiện tại trên thị trường năng lượng”.
Theo luật năm 2019, các nước EU sẽ ngăn chặn những gián đoạn như vậy trong kế hoạch sẵn sàng ứng phó với rủi ro. Chúng bao gồm việc phác thảo các lỗ hổng và các biện pháp thực hiện nếu có sự cố.
Mặc dù các lỗ hổng được đề cập bao gồm ảnh hưởng của bão, thời tiết lạnh và rủi ro chính trị liên quan đến Nga, Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển đều bỏ qua kế hoạch giảm nhập khẩu từ Na Uy.
Thật vậy, kế hoạch của Đan Mạch đã nhấn mạnh sự liên minh giữa các nước Bắc Âu trong chương trình đảm bảo nguồn điện của mình. Nước này trích dẫn một diễn đàn được thành lập bởi TSO của Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển vào năm 2004, trong đó “ưu tiên và đảm bảo hợp tác chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp của Bắc Âu liên quan đến ngành điện”.
Mặc dù Na Uy không phải là thành viên của EU, nhưng nước này vẫn tham gia và thực hiện các quy tắc của thị trường chung EU thông qua hiệp định Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA).
“Na Uy là thành viên của EEA và áp dụng luật năng lượng của EU. Trong khi luật của EU cho phép các cách bảo vệ dung tích hồ chứa nhiều năm, bất kỳ quyết định nào (như đề xuất của Na Uy) không thể được phép dẫn đến đóng cửa biên giới để hạn chế trao đổi điện trong thị trường điện nội bộ”, một người phát ngôn của Ủy ban châu Âu nói.
Trong khi đó, Cơ quan Tài nguyên nước và Năng lượng của Na Uy đã kết luận đầu tuần trước rằng việc hạn chế xuất khẩu điện có thể xảy ra để bảo vệ an ninh năng lượng của nước này”.
Tạo tiền lệ nguy hiểm?
Tuy nhiên, TSO của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch cảnh báo rằng động thái như vậy sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm.
“Nếu các hạn chế xuất khẩu được cho phép theo quy định hiện hành về điện của châu Âu, chúng tôi lo ngại rằng bước đi như vậy có thể truyền cảm hứng cho các quốc gia khác xem xét các hạn chế tương tự và do đó gây ra tác động tiêu cực lớn hơn đối với cả thị trường điện Bắc Âu và châu Âu”, TSO của Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan cảnh báo.
Nếu Na Uy thực hiện kế hoạch của họ, cơ quan thực thi hiệp định EEA (ESA) có thể mở cuộc điều tra về hành vi vi phạm tiềm tàng và đưa vụ việc ra tòa án được thành lập cho các quốc gia thuộc Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), trong đó có Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
Hiện tại, cơ quan trên cho biết họ không thể đưa ra quan điểm vì Oslo vẫn chưa trình bày chi tiết kế hoạch. Tuy nhiên, họ nêu rõ sẽ “theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Na Uy để đảm bảo tính tương thích của các biện pháp có thể được thực hiện với Thỏa thuận EEA”.
Mỏ khí đốt khổng lồ của Hà Lan có thể giải cứu châu Âu khỏi khủng hoảng năng lượng
Groningen - một tỉnh ở phía Bắc Hà Lan - có thể giúp châu Âu giảm phụ thuộc năng lượng của Nga.
Một nhà máy sản xuất khí đốt ở Groningen, Hà Lan. Ảnh: Reuters
Theo bà Alice Stollmeyer, cựu chuyên gia chính sách khí hậu và năng lượng của EU, và ông Lukas Trakimavičius, chuyên gia nghiên cứu tại trung tâm về an ninh năng lượng NATO, ít ai biết rằng Groningen - một tỉnh ở phía Bắc Hà Lan - có thể giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Tỉnh này là nơi có mỏ Groningen, một trong những nơi có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, có khoảng 450 tỷ mét khối (bcm). Trong bối cảnh hiện nay, mỏ này có giá trị bằng gần ba năm nhập khẩu khí đốt của châu Âu từ Nga.
Mỏ khí Groningen là một trong những nguồn cung cấp khí đốt nội địa chính của châu Âu kể từ khi được phát hiện vào năm 1959. Tuy nhiên, sau các trận động đất liên tục và tác động của các hoạt động địa chấn, Chính phủ Hà Lan đã quyết định giới hạn sản lượng khí đốt tự nhiên từ mỏ này.
Giới hạn đầu tiên được thiết lập vào năm 2014 và kể từ đó, sản lượng mỏ Groningen và tỷ trọng trong tổng sản lượng khí đốt của Hà Lan đã giảm dần. Sau đó, vào tháng 9/2019, Bộ Kinh tế và Chính sách Khí hậu của Hà Lan thông báo rằng sản lượng khai thác từ mỏ khí Groningen sẽ chỉ được thực hiện trong những ngày mùa Đông đặc biệt lạnh, từ năm 2022 trở đi. Mục tiêu cuối cùng là đóng cửa hoàn toàn vào năm 2026.
Kể từ khi áp đặt giới hạn đối với sản lượng khí đốt ở Groningen vào năm 2014, sản lượng khai thác từ mỏ này đã giảm 73%, từ 42 Bcm năm 2014 xuống 11 Bcm vào năm 2019. Ngoài ra, tỷ trọng của mỏ khí Groningen trong tổng sản lượng của Hà Lan giảm từ 62% năm 2014 xuống 38% vào năm 2019.
Cho đến nay, việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu hầu như không ảnh hưởng đến tính toán của Hà Lan. Viện dẫn những lo ngại về an toàn, các nhà chức trách Hà Lan khẳng định rằng chỉ khi tất cả các quốc gia ở Bắc Tây Âu kích hoạt giai đoạn ba của kế hoạch khẩn cấp về khí đốt (về cơ bản là phân bổ khí đốt) thì họ mới xem xét tăng cường sản xuất khí đốt ở Groningen.
Mặc dù sự thận trọng của Hà Lan là điều dễ hiểu, nhưng xét đến mức độ nghiêm trọng của tình hình, có những lý do thuyết phục khiến việc tăng sản xuất khí đốt ở Groningen sớm hơn là hợp lý.
Thứ nhất, nếu Groningen không tăng sản lượng trong những tháng tiếp theo, châu Âu có thể phải đối mặt với một mùa Đông rất khó khăn. Để có thể vượt qua mùa Đông đầu tiên mà không có khí đốt của Nga, các nước EU cần bổ sung lượng khí dự trữ càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, điều này sẽ không dễ thực hiện khi Nga bắt đầu hạn chế xuất khẩu khí đốt sang châu Âu và các nhà cung cấp thay thế có ít công suất dự phòng.
Hơn nữa, có thể cho rằng chỉ riêng việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) là khó có thể lấp đầy khoảng trống do thiếu khí đốt của Nga. Về nguồn cung, thị trường LNG đang rất khan hiếm. Về mặt tiếp nhận, tình hình cũng căng thẳng không kém vì khả năng phân bổ LNG của châu Âu vốn không đủ thời gian và kinh phí để đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Thứ hai, có rất ít lý do để tin rằng Nga sẽ không cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho châu Âu một cách đột ngột. Vì vậy, châu Âu cần chuẩn bị những phương án cần thiết để ứng phó với tình huống này khi vẫn còn thời gian. Nếu không, có nguy cơ là một khi mùa nóng đến, việc bị cắt đột ngột phần còn lại nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu sẽ đẩy giá năng lượng thậm chí còn cao hơn, lạm phát sẽ tăng vọt và lo ngại về một cuộc suy thoái sắp xảy ra sẽ bùng phát.
Tất nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là Groningen không phải là giải pháp hoàn hảo đối với những thảm họa năng lượng của châu Âu. Bất chấp quy mô của mỏ khí, vì lý do kỹ thuật và an toàn, việc tăng nhanh sản lượng khai thác sẽ là thách thức. Điều tốt nhất có thể hy vọng trên thực tế là tăng dần sản lượng khí đốt khai thác tại Groningen đạt khoảng 8 - 17 bcm khí mỗi năm trong vòng 3 - 4 năm.
Vấn đề quan trọng nhất mà Groningen giúp cho châu Âu là lục địa này sẽ có thêm thời gian nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của Nga thông qua phát triển cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG mới. Đồng thời, mỏ cũng giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ hội để giảm nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu thông qua các sáng kiến sử dụng hiệu quả năng lượng và tăng tốc triển khai các nguồn năng lượng tái tạo.
'Cuộc nổi dậy' đe dọa phá vỡ kế hoạch phân phối khí đốt của EU Brussels không có nhiều sự ủng hộ của các nước thành viên EU để thông qua quyền hạn khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen (trái) tại một họp báo về tiết kiệm nặng lượng để "có mùa Đông an toàn" ở trụ sở EU. Ảnh: AFP Một nhóm các quốc gia thuộc EU chủ yếu ở phía...