EU kêu gọi giải quyết mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp bằng hòa bình
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 5/9, Liên minh châu (EU) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cáo buộc Hy Lạp chiếm đóng các đảo phi quân sự ở Aegean và nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng “làm những gì cần thiết” khi thời điểm đến.
Căng thẳng ở Đông Địa Trung Hải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là một phần của một loạt các cuộc khủng hoảng kéo dài do những quan điểm trái ngược nhau. Ảnh: turkeygazette.com
Peter Stano, người phát ngôn phụ trách chính sách đối ngoại của Văn phòng Cơ quan hành động đối ngoại Liên minh châu Âu (EAES), cho biết các tuyên bố của giới lãnh đạo chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Hy Lạp làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng và hoàn toàn mâu thuẫn với những nỗ lực giảm leo thang rất cần thiết ở khu vực Đông Địa Trung Hải được đưa ra trong các kết luận của Hội đồng châu Âu hồi tháng 3 và tháng 6/2021 và tháng 6/2022.
EU đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các khác biệt cần được giải quyết một cách hòa bình, tôn trọng đầy đủ luật pháp quốc tế và lợi ích sống còn cũng như hợp pháp của các quốc gia. Tham gia vào cuộc đối thoại chân thành và có ý nghĩa là điều không thể thiếu để xoa dịu căng thẳng, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp. EU nhắc lại mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ làm việc nghiêm túc để xoa dịu căng thẳng một cách bền vững vì lợi ích của sự ổn định khu vực ở Đông Địa Trung Hải và tôn trọng đầy đủ chủ quyền cũng như toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước thành viên EU.
Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, hai nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gần đây gia tăng, liên quan đến các quần đảo phía đông biển Aegean. Số phận các quần đảo này được định đoạt sau Chiến tranh Balkan 1912-1913 bởi các thỏa thuận giữa 6 bên gồm Áo, Hungary, Anh, Pháp, Nga, Italy và Đức. Các cường quốc châu Âu năm 1914 quyết định các quần đảo trên sẽ thuộc chủ quyền của Hy Lạp, chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ lập luận các quần đảo nêu trên được trao cho Hy Lạp theo hiệp ước năm 1923 và năm 1947 với điều kiện Athens không quân sự hóa khu vực vì chúng nằm gần đất liền Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo có thể tấn công đảo của Hy Lạp
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã chuẩn bị sẵn sàng để "làm những gì cần thiết" khi thời điểm đến liên quan đến những hòn đảo tranh chấp với Hy Lạp.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/7/2022. Ảnh: REUTERS
Theo trang tin Euractiv.gr (Hy Lạp) ngày 5/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã kêu gọi Hy Lạp ngừng "quân sự hóa" các đảo ở Biển Aegean có quy chế phi quân sự, cảnh báo rằng lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ có thể tấn công "vào ban đêm".
Mối đe dọa trên được ông Erdoğan đưa ra sau khi căng thẳng giữa hai nước láng giềng ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây.
"Chúng tôi có thể đến bất ngờ, vào lúc nửa đêm. Nếu Hy Lạp đi quá xa, thì cái giá phải trả sẽ rất lớn", ông Erdoğan nói trong một tuyên bố được Athens coi là leo thang nghiêm trọng.
Trong khi đó theo Bộ Quốc phòng Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng các hành vi vi phạm không phận của Hy Lạp, đặc biệt bằng cách sử dụng các máy bay không người lái, chẳng hạn như ayraktar, cũng được sử dụng trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Nhật báo Kathimerini của Hy Lạp đưa tin rằng ít nhất một nửa số vụ vi phạm không phận Hy Lạp vào năm 2022 liên quan đến máy bay không người lái.
Bình luận về tuyên bố của ông Erdoğan, Angelos Syrigos, một nhà lập pháp của đảng Dân chủ Mới và Giáo sư chính trị quốc tế ở Athens, cho rằng tuyên bố "chúng tôi sẽ đến bất ngờ vào ban đêm" của Tổng thống Erdoğan đề cập đến cuộc tấn công Síp năm 1974 của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Không có nhà lãnh đạo nào tăng cường đe dọa như vậy trong nhiều tuần gần đây. Thông điệp của ông Erdoğan là 'hãy cẩn trọng vì chúng tôi đã sẵn sàng'", ông Syrigos nói.
Về mặt chính thức, Bộ Ngoại giao Hy Lạp cho biết họ sẽ không "hùa theo" những tuyên bố của Ankara, song khẳng định sẽ thông báo cho các đồng minh trong EU và NATO. "Chúng tôi sẽ thông báo cho các đồng minh và đối tác của chúng tôi về những tuyên bố khiêu khích để làm rõ ai đang gây ra vấn đề cho sự gắn kết của liên minh trong một giai đoạn nguy hiểm", Bộ Ngoại giao Hy Lạp cho biết.
Theo hãng tin Reuters, mặc dù là thành viên của NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã mâu thuẫn về một loạt vấn đề từ vi phạm không phận và tình trạng của các đảo Aegean đến ranh giới biển và tài nguyên hydrocarbon ở Địa Trung Hải.
Ankara gần đây đã cáo buộc Athens triển khai vũ khí trên các đảo Aegean, điều mà Athens bác bỏ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nổi giận bởi những gì Ankara cáo buộc là "quấy rối" máy bay chiến đấu của họ bởi các lực lượng Hy Lạp. Ankara cho rằng hệ thống phòng không S-300 mà Hy Lạp sử dụng đã "khóa mục tiêu" máy bay phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong một chuyến bay thường lệ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã kỷ niệm Ngày Chiến thắng vào hôm 30/8, một ngày lễ kỷ niệm các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đánh đuổi quân Hy Lạp vào năm 1922. Đến ngày 3/9, ông Erdogan cũng kêu gọi Hy Lạp "đừng quên Izmir", ám chỉ chiến thắng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara nói rằng các đảo Aegean đã được trao cho Hy Lạp theo các hiệp ước 1923 và 1947 với điều kiện không được vũ trang trên đó. Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu đã nhiều lần cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đặt câu hỏi về chủ quyền của Hy Lạp nếu Athens tiếp tục quân sự hóa những hòn đảo này.
Đáp lại, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho rằng quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc đặt câu hỏi về chủ quyền của Athens đối với quần đảo Aegean là "vô lý".
Hy Lạp sử dụng S-300 của Nga 'khóa mục tiêu' máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Hy Lạp có "hành động thù địch" đối với máy bay chiến đấu F-16 của nước này. Một máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Dailysabah.com Theo trang Tin tức Arab (Arab News), Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/8 cáo buộc nước thành viên NATO là Hy Lạp đã sử dụng hệ thống phòng không...