EU kêu gọi các quốc gia phối hợp trong sử dụng chứng chỉ xanh kỹ thuật số
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ở Brussels ngày 16/12, các nhà lãnh đạo châu Âu nhấn mạnh sự cấp bách của việc tăng tốc tiêm chủng cũng như liều tăng cường trước nguy cơ lây lan của biến thể Omicron.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Ủy ban châu Âu (EC), Omicron có thể trở nên phổ biến ở châu Âu vào giữa tháng Một. Hiện nay, khoảng 67% dân số châu Âu được tiêm chủng đầy đủ, nhưng tỷ lệ này là dưới 50% ở ba quốc gia (Bulgaria, Romania, Slovakia) và Croatia chỉ ở mức trên (50,4%).
Các ý kiến đánh giá cho rằng sự xuất hiện của biến thể Omicron đã làm suy yếu giấy chứng nhận sức khỏe của châu Âu do EU đưa ra vào mùa Hè này để cho phép người dân di chuyển tự do nhất có thể trong khối mà không phải xét nghiệm hoặc cách ly. EC quy định chứng chỉ có thời hạn 9 tháng sau khi hoàn thành tiêm chủng mà không cần mũi tăng cường.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã thảo luận về tính hợp lệ của các chứng chỉ COVID-19 và tầm quan trọng của các phương pháp tiếp cận thống nhất và phối hợp khi đề cập đến việc áp dụng các biện pháp quốc gia. Tuy nhiên, gần đây, một số quốc gia thành viên như Italy, Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp đã tự phân biệt bằng cách yêu cầu có xét nghiệm âm tính khi nhập cảnh ngay cả đối với những du khách châu Âu đã được tiêm phòng đầy đủ.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho rằng điều này có thể làm mất tác dụng của chứng chỉ COVID kỹ thuật số do châu Âu tạo dựng. Ông De Croo nhấn mạnh với chứng chỉ này, châu Âu có một giải pháp tốt tạo điều kiện cho công dân đi lại trong EU dễ dàng và an toàn hơn. Thủ tướng Bỉ đề nghị phải đưa thêm vào chứng chỉ kỹ thuật số về liều tăng cường để thúc đẩy người dân tiêm bổ sung.
Theo Hội đồng châu Âu, bất kỳ hạn chế nào về di chuyển phải dựa trên các tiêu chí khách quan và không làm suy yếu hoạt động của thị trường chung hoặc làm ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại giữa các quốc gia thành viên.
Liên quan đến vấn đề vaccine, các nhà lãnh đạo EU tái khẳng định cam kết với các nước thứ ba về việc chia sẻ liều lượng vaccine và cung cấp các thiết bị cần thiết. Châu Âu hiện là “nhà tài trợ và xuất khẩu vaccine lớn nhất trên thế giới” được thực hiện chủ yếu thông qua sáng kiến Covax.
Lý do nhà sản xuất vaccine COVID-19 lớn nhất Ấn Độ cắt giảm 50% sản lượng
Hãng sản xuất vaccine lớn nhất Ấn Độ tuyên bố cắt giảm 50% sản lượng vaccine Covishield ngừa COVID-19. Động thái này xuất hiện trong bối cảnh giới chức Ấn Độ mở các cuộc thảo luận về tiêm mũi bổ sung và tiêm cho trẻ em.
Một lọ Covishield, phiên bản AstraZeneca sản xuất ở Ấn Độ. Ảnh: WHO
Nhà sản xuất vaccine lớn nhất tại Ấn Độ đã giảm sản lượng vaccine ngừa COVID-19 khi quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã trữ được lượng vaccine vượt ngưỡng tiêm phủ đủ liều cho toàn bộ dân số. Tính đến ngày 13/12, khoảng 816 triệu người trưởng thành ở Ấn Độ đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và khoảng 512 triệu người đã tiêm đủ liều.
"Chúng tôi có hơn 1,8 tỉ liều vaccine cần thiết để hoàn tất tiêm chủng cho 950 triệu người trưởng thành", ông N K Arora - người đứng đầu Hội đồng cố vấn kỹ thuật miễn dịch quốc gia (NTAGI) của Chính phủ Ấn Độ chia sẻ. NTAGI là cơ quan chuyên cung cấp cho chính quyền hướng dẫn, định hướng về tiêm chủng sau khi hoàn tất rà soát khoa học về hiệu quả của các chương trình, chính sách miễn dịch.
Cùng thời điểm Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) - hãng chế tạo vaccine lớn nhất tại Ấn Độ, cho biết sẽ giảm ít nhất 50% sản lượng vaccine Covishield - loại vaccine phổ biến tại Ấn Độ, một phiên bản của AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất. Covishield chiếm 90% trong tổng số 1,33 tỉ liều vaccine đã được đưa vào tiêm chủng ở Ấn Độ.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình hồi tuần trước, Giám đốc điều hành SII, ông Adar Poonawalla, cho biết đã xuất hiện dấu hiệu cung vượt cầu đối với vaccine Covishield và đó là lý do khiến hãng phải cắt giảm sản lượng. Ông cam kết sẽ hoàn tất các đơn đặt hàng đã ký với chính phủ Ấn Độ vào cuối tuần này.
Giới chức Ấn Độ cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay là hoàn tất tiêm chủng với người trưởng thành trước khi triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường. Tuy nhiên, chính phủ chưa quyết định khi nào sẽ tiêm cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi. Vineeta Bal, chuyên gia tại Viện Dịch tễ Quốc gia Ấn Độ, cho biết SII có thể tăng sản lượng Covovax, giảm Covishield, bởi Covovax có thể được sử dụng cho người dưới 18 tuổi và nằm trong nhóm 5 ứng viên vaccine cho chương trình tiêm mũi tăng cường.
Singapore công bố kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, các phụ huynh của hơn 300.000 trẻ em từ 5-11 tuổi tại "đảo quốc sư tử" sẽ có thể đặt lịch tiêm phòng COVID-19 cho các em vào tuần tới nếu các lô vaccine của Pfize/BioNTech cho được bàn giao đúng kế hoạch Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh...