EU hoãn đàm phán thương mại với Australia sau tranh cãi tàu ngầm
Vòng đàm phán thương mại tự do vốn được lên kế hoạch từ lâu giữa EU và Australia bị hoãn, sau khi Canberra hủy hợp đồng tàu ngầm với Paris.
“Vòng đàm phán thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đã bị hoãn một tháng, cho tới tháng 11″, một quan chức Liên minh châu ÂU (EU) giấu tên tại Canberra hôm nay xác nhận.
Trước đó, Pháp cũng công khai cho biết họ không còn tin tưởng chính phủ Australia, cáo buộc giới chức nước này lừa dối và đặt nghi vấn về tương lai thỏa thuận thương mại EU – Australia, sau khi Canberra đột ngột hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá 40 tỷ USD với tập đoàn Naval Group của Pháp. Thay vào đó, Australia theo đuổi thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân với Mỹ và Anh, có tên AUKUS.
Các tàu ngầm Australia di chuyển qua vịnh Cockburn Sound của nước này hồi tháng 2/2019. Ảnh: BQP Australia .
Video đang HOT
“Chúng tôi hiểu phản ứng của Pháp đối với quyết định của Australia về hợp đồng tàu ngầm, nhưng cuối cùng thì bất cứ nước nào cũng phải hành động vì lợi ích quốc gia. Đó là điều Australia đã làm”, Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cho biết, nói thêm rằng ông dự định gặp Cao ủy Thương mại EU Valdis Dombrovskis vào tuần tới để thảo luận về vòng đàm phán thương mại thứ 12.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ 12, hướng tới hoàn thành một FTA vì lợi ích của cả Australia và EU”, Tehan cho hay.
Vòng đàm phán tiếp theo giữa EU và Australia dự kiến bao gồm các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Các cuộc đàm phán đã bắt đầu từ năm 2018 và các quan chức từng hy vọng đạt được thỏa thuận cuối cùng vào cuối năm nay.
EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Australia. Năm 2020, kim ngạch thương mại hàng hóa giữa hai nền kinh tế này đạt 36 tỷ euro (khoảng 42 tỷ USD) và dịch vụ đạt 26 tỷ euro (30 tỷ USD).
Quyết định tham gia thỏa thuận AUKUS của Australia đã gây ra căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng với Pháp, một trong những nước thành viên lớn nhất EU. Pháp đã triệu hồi các đại sứ của nước này tại Washington và Canberra để tham vấn, động thái đặc biệt gay gắt giữa các đồng minh.
Sau cuộc điện đàm mang tính xoa dịu giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đại sứ Pháp đã trở lại Washington. Tuy nhiên, đại sứ Pháp tại Australia vẫn chưa quay lại nước này.
Tập đoàn đóng tàu ngầm Pháp đòi Australia bồi thường "hợp đồng thế kỷ"
Tập đoàn đóng tàu ngầm Naval Group của Pháp ngày 22/9 cho biết sẽ gửi "đề xuất chi tiết và được tính toán kỹ" cho Australia về chi phí bồi thường hợp đồng tàu ngầm mà Canberra hủy bỏ.
Một tàu ngầm hạt nhân mới của Pháp tại xưởng đóng tàu của tập đoàn Naval Group ở Cherbourg, Pháp vào tháng 7/2019 (Ảnh: AFP)
Hôm 22/9, giám đốc điều hành Naval Group, ông Pierre Eric Pommellet, cho biết sẽ gửi hóa đơn bồi thường cho Australia "trong vài tuần nữa".
"Australia đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, có nghĩa là chúng tôi không có lỗi", ông nói.
Ông Pommellet nhấn mạnh, đây là một tình huống đã được ghi trong hợp đồng, và sẽ cần có khoản chi phí bồi thường phát sinh, liên quan đến việc ngừng sử dụng cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin, cũng như tái điều động nhân lực. Giám đốc điều hành Pommellet tuyên bố: "Chúng tôi sẽ khẳng định quyền của mình".
Bộ Quốc phòng Pháp cũng cho hay, Naval Group đã bắt đầu các cuộc đàm phán về quyết toán tài chính với Canberra. Theo Bộ này, Naval Group hiện đã sử dụng khoảng 900 triệu Euro (1,1 tỷ USD) cho hợp đồng chế tạo tàu ngầm này. Tuy nhiên, tập đoàn đóng tàu ngầm không bị thiệt hại nào do chính quyền Australia đã chi trả khoản này.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây theo Bộ Quốc phòng Pháp là động thái hủy hợp đồng của Australia là "sự phản bội", và cho biết giờ đây các cuộc đàm phán sẽ xác định quy mô của "các khoản bồi thường và thiệt hại" mà Australia phải chi trả.
Năm 2016, Australia đã nhất trí mua 12 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel do Naval Group chế tạo trong một thỏa thuận được gọi là "hợp đồng thế kỷ" trị giá 60 tỷ USD.
Tuy nhiên, Canberra hồi tuần trước đã hủy bỏ hợp đồng này và thay thế bằng thỏa thuận đóng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Mỹ và Anh, theo thỏa thuận an ninh AUKUS được đàm phán bí mật, vốn khiến Paris nổi giận và gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao sâu sắc giữa các đồng minh.
Trước đó, Australia đã liên tục phàn nàn rằng thỏa thuận với Naval Group đã bị chậm nhiều năm và đội ngân sách.
EU hoãn cuộc họp trù bị với Mỹ để phản đối thỏa thuận tàu ngầm với Australia Hai nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết đại sứ các nước của khối này đã hoãn cuộc họp trù bị cho một hội đồng thương mại và công nghệ mới được thiết lập giữa EU và Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 29/9 để phản đối thỏa thuận tàu ngầm giữa Washington và Canberra, sau khi Australia từ...