EU giải ngân Quỹ Brexit cho các nước bị ảnh hưởng
Các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 28/9 đã phê chuẩn lần cuối cho gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 5,4 tỷ euro (6,3 tỷ USD) cho các nước thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế của việc Anh rời EU (hay còn gọi là Brexit).
Trong số này, những nước được hưởng nhiều nhất là Pháp và Ireland.
Cờ Anh (phía trên) và cờ EU (phía dưới) tại thủ đô London, Anh. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Quỹ trên sẽ hỗ trợ các vùng, các lĩnh vực và cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, để trang trải các chi phí phụ trội, đền bù những thiệt hại và ứng phó với các tác động tiêu cực khác về kinh tế và xã hội trực tiếp của Brexit.
Hội đồng châu Âu ra tuyên bố cho biết quỹ trên sẽ được sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp công và tư nhân phải đối mặt với sự đứt gãy của các dòng thương mại, trong đó có các chi phí mới cho việc kiểm tra hải quan và các thủ tục hành chính.
Video đang HOT
Tuyên bố nêu rõ việc Anh rời EU đã gây ra một tình huống chưa từng thấy, các nước thành viên sẽ được tự do quyết định hành động tốt nhất với mình để giải quyết các hậu quả tiêu cực, vốn không giống nhau ở từng nước.
Ireland là thành viên duy nhất của EU có biên giới trên bộ với Vương quốc Anh, nên cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nước này sẽ nhận được 1,1 tỷ euro từ quỹ trên nhằm xử lý các hậu quả lớn của cuộc “ly hôn” này. Trong khi đó, Pháp sẽ nhận được 735 triệu euro do nghề đánh cá của nước này bị ảnh hưởng vì giảm 25% khả năng tiếp cận với các vùng biển của Anh.
Trước đó, ngày 24/12/2020, London và Brussels đã đạt một thỏa thuận thương mại hậu Brexit vào phút chót nhằm đảm bảo không đánh thuế đối với hầu hết hàng hóa của nhau. Nhưng các quy định hải quan mới đã tạo ra những chi phí bổ sung và nhiều loại giấy tờ đối với các công ty của hai bên.
Chính phủ Anh cũng đã áp dụng các chương trình hỗ trợ của mình cho các công ty nước này bị ảnh hưởng của “cú sốc” rời EU.
Anh thay ngoại trưởng
Thủ tướng Johnson bổ nhiệm Liz Truss làm Ngoại trưởng Anh thay cho Dominic Raab khi chuyển ông sang giữ chức Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tư pháp.
Quyết định của Thủ tướng Anh Boris Johnson được công bố ngày 15/9, theo đó Bộ trưởng Phụ nữ và Bình đẳng Liz Truss sẽ kiêm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng Anh, thay cho Dominic Raab khi ông này được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tư pháp.
Rabb bị chỉ trích vì cách xử lý đợt rút quân của Anh khỏi Afghanistan. Khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul và nắm quyền kiểm soát Afghanistan, Rabb đang đi nghỉ ở Hy Lạp. Trước lúc Kabul thất thủ không lâu, Rabb đã yêu cầu một cấp phó xử lý cuộc gọi khẩn với ngoại trưởng Afghanistan để bàn về việc sơ tán các phiên dịch viên từng làm việc cho quân đội Anh, song cuộc gọi không bao giờ diễn ra. Rabb đối mặt yêu cầu từ chức khi thông tin này được tiết lộ.
Liz Truss bên ngoài Văn phòng Thủ tướng Anh tại London tháng 3/2020. Ảnh: Reuters .
Rabb sau đó cho biết không có ý định từ chức, song thừa nhận rằng ông nhận thức muộn về tình hình và khẳng định sẽ không đi nghỉ nếu biết Taliban sớm tiến vào Kabul.
Rabb cũng bác thông tin cho rằng ông thư giãn trên bãi biển vào ngày Kabul thất thủ. "Không có chuyện tôi đi chèo ván và bãi biển hôm đó bị đóng cửa", Rabb nói.
Dominic Rabb bên ngoài Văn phòng Thủ tướng Anh tại London ngày 15/9. Ảnh: Reuters .
Trong đợt cải tổ nội các, Thủ tướng Johnson cũng miễn nhiệm cựu bộ trưởng giáo dục Gavin Williamson và bổ nhiệm Nadhim Zahawi, người từng giữ vị trí Bộ trưởng Phụ trách Phát triển Vaccine Covid-19, vào vị trí này.
Williamson từng bị miễn nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng do để rò rỉ quyết định quan trọng liên quan tới Huawei trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Anh.
Robert Jenrick thôi giữ chức Bộ trưởng Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền Địa phương. Thay thế cho Jenrick là Michael Gove, người cùng Johnson lãnh đạo chiến dịch ủng hộ Brexit năm 2016 và từng giữ nhiều chức vụ cấp bộ trưởng, gần nhất là Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Nội các Anh.
Robert Buckland thôi giữ chức bộ trưởng tư pháp để nhường chỗ cho Raab.
Anh tiếp tục gia hạn thời gian thực thi Thỏa thuận Bắc Ireland Theo phóng viên TTXVN tại London, Chính phủ Anh sẽ tiếp tục gia hạn thời điểm thực thi Thỏa thuận Bắc Ireland trong thỏa thuận rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi là "Brexit" - nhằm điều chỉnh thương mại hậu Brexit với EU. Quốc kỳ Anh (dưới) và cờ Liên minh châu Âu (EU) bên ngoài tòa nhà...