EU gia hạn trừng phạt Syria
Ngày 28/5, Liên minh châu Âu (EU) thông báo tiếp tục gia hạn một năm các lệnh trừng phạt Syria đến tháng 6/2025.
Người tị nạn Syria tại thị trấn Dana, đông bắc Syria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Danh sách trừng phạt gồm 316 cá nhân và 86 thực thể. EU áp đặt cấm vận đối với Chính phủ Syria từ năm 2011 và tiến hành gia hạn hằng năm. Các lệnh trừng phạt bao gồm cấm vận dầu mỏ, hạn chế đầu tư, đóng băng các tài sản của ngân hàng trung ương Syria do EU nắm giữ, hạn chế xuất khẩu thiết bị và công nghệ…
Tuyên bố của Hội đồng Liên minh châu Âu nêu rõ: “Sau hơn 13 năm, cuộc xung đột tại đây vẫn là nguồn gốc gây đau khổ và bất ổn cho người dân Syria và khu vực”.
Video đang HOT
EU cũng cam kết hỗ trợ 2,12 tỷ euro cho người tị nạn Syria trong năm 2024 và 2025. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho người dân trong nước ở Syria và những người tị nạn Syria ở các nước láng giềng Liban, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Iraq.
EU cho biết sẽ tiếp tục huy động mọi công cụ có sẵn để hỗ trợ người dân Syria nhằm đạt được giải pháp chính trị qua đàm phán phù hợp với Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời tạo điều kiện cho cho tất cả người dân Syria có được tương lai tươi sáng hơn.
LHQ kêu gọi các nước tiếp nhận người tị nạn Syria
Ngày 4/3, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi các nước đẩy nhanh việc tiếp nhận người tị nạn Syria từ các khu vực chịu ảnh hưởng thảm họa động đất ở nước này và Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua.
Lời kêu gọi được đưa ra khi 89 người tị nạn Syria đã từ Thổ Nhĩ Kỳ đến thủ đô Madrid của Tây Ban Nha.
Người dân Syria lánh nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ lên xe buýt để trở về nước tại cửa khẩu Bab al-Hawa, ngày 17/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trận động đất mạnh có độ lớn 7,8 xảy ra ngày 6/2 vừa qua đã cướp đi sinh mạng của trên 45.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và hàng nghìn người khác ở nước láng giềng Syria, đồng thời phá hủy hoàn toàn hàng trăm nghìn tòa nhà. Trong gần 12 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận khoảng 3,5 triệu người tị nạn Syria chạy trốn khỏi cuộc nội chiến. Trận động đất tháng trước đã ảnh hưởng đến khoảng 9 triệu người, trong đó trên 1,7 triệu người là người tị nạn.
Trong một tuyên bố chung, Tổ chức Di cư Quốc tế của LHQ (IOM) và Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) nêu rõ nhiều người tị nạn Syria chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ để tìm kiếm sự an toàn và được bảo vệ giờ đây một lần nữa phải đối mặt với nỗi đau mất người thân và mất nhà cửa cùng sinh kế. Để giúp những người dễ bị tổn thương nhất này và giảm áp lực cho cộng đồng địa phương, UNHCR hối thúc các nước đẩy nhanh quá trình tái định cư và tiếp nhận người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ. Người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi nêu rõ đây là một cách thể hiện tình đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm, đảm bảo các giải pháp thay đổi cuộc sống của những người tị nạn.
Đánh giá cao việc Chính phủ Tây Ban Nha đã đẩy mạnh tiếp nhận người tị nạn Syria, người đứng đầu IOM bày tỏ hy vọng những nỗ lực này sẽ được nhanh chóng nhân rộng.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vừa qua đã gây ra thiệt hại vật chất trực tiếp lên đến khoảng 5,1 tỷ USD ở Syria, khiến quốc gia nhiều năm chìm trong nội chiến này càng gặp nhiều khó khăn.
Theo WB, giá trị hiện tại của các tòa nhà và cơ sở hạ tầng bị hư hại bằng khoảng 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Syria. Giám đốc WB phụ trách khu vực Trung Đông Jean-Christophe Carret nhận định các tổn thất này càng làm trầm trọng thêm những đau khổ và sự tàn phá mà người dân Syria phải chịu đựng trong nhiều năm qua. Thảm họa sẽ gây suy giảm hoạt động kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực hơn nữa đến triển vọng tăng trưởng của Syria.
Ước tính sơ bộ trên của WB không bao gồm những tác động và tổn thất rộng hơn đối với nền kinh tế Syria.
Đằng sau việc Saudi Arabia bổ nhiệm đại sứ đầu tiên tại Syria sau hơn một thập kỷ Đây động thái mới nhất trong quá trình bình thường hóa giữa Saudi Arabia với Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) gặp Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammad bin Salman Al Saud. Ảnh: SANA Saudi Arabia đã bổ nhiệm một đại sứ mới tại Syria vào ngày 26/5, động thái mới nhất trong việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa...