EU dọa trả đũa Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ
Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc khoản đầu tư cho các sáng kiến năng lượng của Mỹ vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) và cam kết sẽ có biện pháp đáp trả đạo luật này.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tạp chí tài chính Financial Times đưa tin EU muốn thay đổi 9 điều khoản trong luật công nghệ xanh của Mỹ, trong đó hạn chế trợ cấp và tín dụng thuế đối với các mặt hàng được sản xuất hoặc các công ty hoạt động tại Mỹ. Các hàng hóa mà EU đề cập bao gồm tấm pin mặt trời, tuabin gió và hydro sạch.
Ủy viên Thị trường Nội bộ EU Thierry Breton đã lên tiếng đe dọa thực hiện các biện pháp trả đũa nhằm vào Mỹ, gọi các khoản trợ cấp là trái với các quy định của WTO.
Phát biểu trên kênh BFM Business ngày 7/11, ông Breton nhấn mạnh nếu Washington không xem xét quan điểm của các đối tác EU, liên minh này có thể đưa vấn đề lên WTO và hai bên sẽ cùng nhau tranh luận tại đó.
Theo kênh truyền hình RT, cảnh báo trên đã nêu bật mối lo ngại về cái gọi là Đạo luật Giảm Lạm phát của Washington, quy định đầu tư cho các sáng kiến năng lượng xanh, bao gồm các khoản trợ cấp và tín dụng thuế đối với các nhà sản xuất và người tiêu dùng Mỹ.
Đạo luật Giảm Lạm phát được Tổng thống Joe Biden ký vào mùa Hè qua bao gồm bao gồm khoản trợ cấp ước tính 369 tỷ USD cho an ninh năng lượng và hành động khí hậu.
Về phần mình, Brussels cho rằng những chính sách ưu tiên đối với các nhà sản xuất xe điện trong nước của Washington sẽ khiến các nhà sản xuất EU gặp bất lợi trong thị trường nội địa tại Mỹ. EU yêu cầu Mỹ dành cho các công ty EU sự đối xử tương tự như các đối tác thương mại khác, như Canada và Mexico.
Theo EU, các công ty Mỹ sẽ có trong tay lợi thế giúp họ vượt mặt các công ty khác trong thị trường cạnh tranh, biến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thành trò chơi có tổng bằng 0 – một trò chơi mà bên thắng được hưởng lợi bằng đúng phần thua của bên còn lại.
Biến đổi khí hậu trở thành 'mối đe dọa lớn' đối với thịnh vượng và thương mại toàn cầu
Trong báo cáo thường niên mới công bố ngày 7/11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) coi biến đổi khí hậu là nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu và cần có các giải pháp thương mại.
Khí thải phát ra từ nhà máy điện gần Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Báo cáo của WTO lần này với chủ đề "Biến đổi khí hậu và Thương mại quốc tế", biến đổi khí hậu được coi là một "mối đe dọa lớn" đối với sự thịnh vượng toàn cầu và thương mại có thể là một "động lực" trong cả quá trình thích ứng và chuyển đổi nếu các quốc gia có thể cùng nhau hợp tác và hành động nhanh chóng. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường đã trở thành những mối quan tâm lớn về chính sách thương mại, đối với cả WTO và đối với chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với các vấn đề trong nước, khi thế giới nỗ lực tránh những tình huống xấu nhất trong những năm tới.
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo- Iweala thừa nhận "bản thân thương mại tạo ra khí thải từ sản xuất và vận chuyển", song cho rằng thương mại vẫn cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ xanh và cho phép các quốc gia - đặc biệt là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước các cú sốc và các hiện tượng thời tiết - thích nghi và phục hồi. Báo cáo của WTO năm nay nêu ra ba điểm chính: Thứ nhất là Chính sách thương mại là một phần "thiết yếu" của thích ứng với khí hậu; Thứ hai, thương mại có thể tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh và giúp khuyến khích hành vi tốt hơn, sạch hơn; và cuối cùng là hợp tác quốc tế nhiều hơn, đặc biệt thông qua WTO là cần thiết để đảm bảo "tham vọng và hiệu quả của hoạt động chống biến đổi khí hậu".
WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2023 Ngày 5/10, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2023 trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN Trong bản sửa đổi dự...