EU để ngỏ đưa quân đến Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) chưa đưa ra quyết định, nhưng không loại trừ kịch bản triển khai lực lượng quân sự đến Ukraine.
Binh sĩ Ukraine tham gia huấn luyện ở Anh (Ảnh: Bộ Quốc phòng Anh).
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ) ngày 2/12, người phát ngôn Cơ quan Đối ngoại EU Anna-Kaisa Itkonen tuyên bố, liên minh này sẵn sàng hỗ trợ Ukraine “chừng nào còn cần thiết”.
Bà Itkonen nhấn mạnh, bất kỳ quyết định nào về việc triển khai quân đội đến Ukraine đều phải được sự đồng ý của tất cả các quốc gia thành viên EU.
“Hiện tại, chúng tôi chưa đưa ra quyết định cuối cùng”, bà Itkonen cho hay. Tuy nhiên, nhà ngoại giao này chỉ ra rằng EU đang thảo luận các kịch bản khác nhau và “tất cả các phương án đều để ngỏ”.
Trong suốt cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài gần 3 năm qua, hầu hết các nước phương Tây đều bác bỏ kịch bản triển khai quân đội đến Ukraine để hỗ trợ đẩy lùi lực lượng Nga do lo ngại một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và Moscow.
Tuy vậy, phương Tây không ít lần vượt các “lằn ranh đỏ” do Nga đặt ra, ban đầu là cung cấp vũ khí sát thương cỡ nhỏ cho Ukraine, tiếp đến là xe tăng, máy bay chiến đấu và gần đây nhất là cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa do Mỹ và đồng minh viện trợ để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga.
Video đang HOT
Trong bối cảnh Nga đạt bước tiến nhanh chóng trên chiến trường, Ukraine có nguy cơ phải đưa ra những nhượng bộ trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai, phương Tây có thể một lần nữa “xé rào”.
Trong một diễn biến liên quan khác, cơ quan tình báo Nga tuần trước cho rằng, các nước phương Tây đang lên kế hoạch “đóng băng” xung đột Ukraine bằng cách triển khai 100.000 quân gìn giữ hòa bình đến Kiev.
Đóng băng xung đột sẽ cho phép phương Tây khôi phục lại sức mạnh cho quân đội Ukraine sau 3 năm xung đột. Đây cũng là cơ hội giúp Ukraine khôi phục lại ngành công nghiệp quân sự vốn thường xuyên bị tên lửa và máy bay không người lái của Nga tấ.n côn.g.
“Để đạt được những mục tiêu này, phương Tây về cơ bản sẽ cần phải đưa quân đến Ukraine dưới vỏ bọc là lực lượng gìn giữ hòa bình. NATO cần ít nhất 100.000 quân hiện diện ở Ukraine để thực hiện kế hoạch”, Cơ quan tình báo Nga nhận định.
Tin tức trên xuất hiện sau khi có thông tin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy một kế hoạch hòa bình ở Ukraine trong đó có việc đóng băng xung đột theo chiến tuyến hiện tại, lập khu phi quân sự phân tách giữa lãnh thổ do Nga, Ukraine kiểm soát. Theo kế hoạch đó, các nước phương Tây được phép triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine để đảm bảo an ninh ở khu vực phi quân sự, song Mỹ sẽ không tham gia sứ mệnh này.
Một số nguồn tin cho hay, Pháp và Anh đang xem xét khả năng hỗ trợ các cuộc hòa đàm của Ukraine với Nga, trong đó bao gồm triển khai lực lượng giám sát ngừng bắ.n.
Mục đích của việc này là chuẩn bị cho nhiều tình huống khác nhau, đảm bảo các nước châu Âu sẵn sàng hỗ trợ Kiev nếu chính quyền mới của Mỹ yêu cầu sự tham gia nhiều hơn của châu Âu.
Đề xuất cũng nhằm đảm bảo sự tham gia của các đồng minh châu Âu vào các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng Nga – Ukraine do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump làm trung gian.
Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng
Đội ngũ của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump được cho là đang lên kế hoạch "đóng băng" xung đột Nga - Ukraine, một kịch bản mà Moscow và Kiev từng lên tiếng phản đối.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp gỡ ông Donald Trump tại Tháp Trump trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Getty).
Báo Wall Street Journal (WSJ) ngày 6/11 dẫn nguồn thạo tin cho hay, đội ngũ của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang xem xét một số kế hoạch tiềm năng nhằm chấm dứt xung đột Ukraine - Nga. Kế hoạch này sẽ yêu cầu Ukraine từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO trong tương lai gần và đóng băng các hành động giao tranh dọc chiến tuyến hiện tại.
Ba quan chức giấu tên trong văn phòng chuyển tiếp của ông Trump nói với WSJ rằng, kế hoạch yêu cầu Ukraine cam kết không gia nhập NATO "trong ít nhất 20 năm", đổi lại, Mỹ sẽ cung cấp cho Kiev nhiều vũ khí để đối phó Nga.
Kế hoạch cũng sẽ thiết lập một khu phi quân sự dọc theo chiến tuyến hiện tại. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không điều lực lượng quân sự để duy trì hòa bình ở khu vực này, thay vào đó sẽ tìm cách giao cho các đồng minh châu Âu.
Phản ứng về thông tin trên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm qua cho biết, đến nay, ông chưa nghe nói bất cứ chi tiết nào về kế hoạch của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
Tại cuộc họp báo bên lề hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu ở Budapest, ông Zelensky cho hay, ông tin Tổng thống đắc cử Donald Trump muốn nhanh chóng chấm dứt xung đột nhưng họ chưa thảo luận bất cứ kế hoạch nào.
Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh: "Tôi tin rằng Tổng thống đắc cử Trump thực sự muốn có một quyết định nhanh chóng. Muốn không có nghĩa là điều đó sẽ xảy ra. Chúng ta phải chuẩn bị cho mọi quyết định. Chúng tôi muốn một kết thúc công bằng cho cuộc chiến. Tôi chắc chắn rằng xung đột sắp kết thúc đồng nghĩa với tổn thất".
Ông tỏ ra gay gắt hơn khi phản đối ý tưởng ngừng bắ.n trong cuộc chiến mà Ukraine không nhận được các đảm bảo an ninh - điều mà Kiev cho rằng họ cần để ngăn Moscow tiến hành một cuộc tấ.n côn.g thậm chí còn lớn hơn nhằm vào Ukraine trong tương lai.
"Sẽ là một thách thức rất đáng sợ đối với công dân của chúng tôi nếu đó là lệnh ngừng bắ.n đề xuất bởi một lãnh đạo phản đối việc đưa Ukraine vào NATO", ông cho biết khi ngầm đề cập đến Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Hungary là một trong những thành viên không ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Theo Thủ tướng Orban, ngừng bắ.n là bước đầu tiên để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine. Brazil, Trung Quốc cũng đưa ra đề xuất tương tự, nhưng Kiev cho rằng ngừng bắ.n chỉ có lợi cho Nga.
Về phía Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ, chính phủ Nga không coi trọng những đồn đoán của giới truyền thông về việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự định chấm dứt xung đột ở Ukraine như thế nào.
"Đó dường như là kế hoạch của WSJ mà thôi", ông Peskov bình luận.
Trước đó, giới chức Nga tuyên bố, Moscow sẽ không chấp nhận bất kỳ kịch bản đóng băng xung đột ở Ukraine nào thay vì giải quyết các nguyên nhân cốt lõi. Một trong các vấn đề cốt lõi theo Moscow là Ukraine phải cam kết không gia nhập NATO, duy trì vị thế trung lập.
Mỹ nêu điều kiện cho Ukraine toàn quyền sử dụng vũ khí Mỹ sẽ dỡ bỏ hạn chế với Ukraine về việc sử dụng vũ khí viện trợ nếu Triều Tiên thực sự triển khai lực lượng quân sự đến hỗ trợ Nga, Lầu Năm Góc tuyên bố. Binh sĩ Ukraine khai hỏa gần Bakhmut (Ảnh: Reuters). Reuters ngày 28/10 đưa tin, Lầu Năm Góc ước tính, Triều Tiên đã đưa khoảng 10.000 quân nhân...