EU đạt thỏa thuận về hạn ngạch đánh bắt cá trong năm 2022
Bộ trưởng phụ trách Nông nghiệp và nghề cá 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm 14/12 đã nhất trí về hạn ngạch đánh bắt cho năm 2022 ở Đông Bắc Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Biển Đen, theo đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC).
Ngư dân đánh cá ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam nước Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, Tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TAC) theo loài sẽ áp dụng từ ngày 1/1 tới cho các ngư dân châu Âu ở Đại Tây Dương, Biển Bắc, Địa Trung Hải và Biển Đen.
Bộ trưởng Slovenia, Joze Podgorsek, người chủ trì cuộc họp Hội đồng Nông nghiệp và Nghề cá tại Brussels cho biết: “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên được khai thác một cách bền vững trong khi các cộng đồng ngư dân có thể tồn tại với các điều kiện kinh tế khả thi”.
Video đang HOT
Là một phần của kế hoạch quản lý được thông qua vào năm 2019, EC dự kiến giảm 40% lượng đánh bắt từ năm 2020 đến năm 2025 để đạt được sự quản lý bền vững đối với các đàn cá. Sau khi giảm 10% vào năm 2020 và 7,5% vào năm 2021, EC đề xuất giảm thêm 7,5% nỗ lực đánh bắt bằng lưới kéo cho năm 2022. Các quốc gia liên quan cuối cùng đã áp dụng mức giảm 6%.
Theo Ủy viên châu Âu về Môi trường, Đại dương và Thủy sản, Virginijus Sinkevičius, tình hình vẫn còn tồi tệ đối với cá tuyết và tôm. Nếu không hành động ngay bây giờ sẽ dẫn đến sự sụt giảm nguồn dự trữ và thiệt hại nghiêm trọng cho ngư dân trong hai năm tới.
Đối với trữ lượng cá do EU độc quyền quản lý ở Đại Tây Dương, biển Kattegat và Skagerrak, cũng như đối với trữ lượng cá được chia sẻ song phương với Na Uy và ba bên với Na Uy và Vương quốc Anh, Hội đồng đặt ra 10 TAC phù hợp với Năng suất bền vững tối đa (MSY), bao gồm hai nguồn nằm trong phạm vi thấp hơn của MSY đối với cá chim và tôm hùm Na Uy ở biển Skagerrak và Kattegat.
Đối với cá tuyết ở biển Kattegat, Hội đồng đã thông qua một loạt các biện pháp bao gồm giới hạn 97 tấn đối với sản lượng đánh bắt không thể tránh khỏi được thực hiện trong các nghề đánh cá khác. Tại Vịnh Biscay, Hội đồng chấp nhận mở lại hoạt động đánh bắt tôm hùm Na Uy và giảm 36% đối với cá bơn. Ở vùng biển Iberia, một số hạn ngạch đã được tăng lên, cho thấy hiệu quả của các nỗ lực bảo tồn.
Đối với các nguồn đánh bắt được chia sẻ giữa EU, Na Uy và Vương quốc Anh, 15 trong số 18 TAC đã được thiết lập theo MSY. Do các cuộc đàm phán về nguồn dự trữ được chia sẻ song phương với Vương quốc Anh vẫn đang diễn ra, Hội đồng đã thông qua các TAC khẩn cấp tạm thời cho các kho dự trữ trong ba tháng đầu năm 2022. Kế hoạch dự phòng này đảm bảo việc đánh bắt cá có thể tiếp tục dễ dàng trong năm tới, nếu một thỏa thuận với Vương quốc Anh không đạt được vào cuối tháng Mười hai.
Các quốc gia tiếp tục thực hiện kế hoạch quản lý hàng năm của EU đối với trữ lượng ở phía tây Địa Trung Hải, được thông qua vào tháng 6/2019. Nó sử dụng tất cả các công cụ có sẵn theo kế hoạch này để cho phép nghề cá của EU đạt MSY vào ngày 1/1/2025. Cách tiếp cận này tiếp tục giảm 6% nỗ lực đánh bắt bằng lưới kéo. Các biện pháp được áp dụng cho Địa Trung Hải sẽ đảm bảo giảm tỷ lệ cá chết do đánh bắt, đồng thời giảm thiểu tác động kinh tế xã hội đối với các đội tàu.
Quy định cũng đưa ra các biện pháp mới để quản lý các loài cá nổi nhỏ và các đàn cá lặn ở biển Adriatic, phù hợp với kế hoạch mới quản lý nhiều năm. Những biện pháp này sẽ giúp tiếp tục cải thiện nguồn dự trữ. Đối với Biển Đen, hạn ngạch cá bơn và cá trích vẫn ở mức năm 2021.
Căng thẳng giữa Anh, Pháp liên quan đến hoạt động đánh bắt cá
Ngày 29/9, Pháp cáo buộc Anh chơi "trò chính trị" với quyền đánh bắt cá trong thỏa thuận thương mại hậu Brexit (chỉ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) sau khi London từ chối 3/4 đơn xin cấp phép đánh bắt của các tàu cá nhỏ nước Pháp muốn tiếp cận vùng biển Anh.
Ngư dân đánh cá ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam nước Anh ngày 12/10/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Hàng hải Pháp Annick Girardin nhấn mạnh việc Anh không phê duyệt giấy phép đánh cá cho phần lớn tàu cá của Pháp là động thái từ chối triển khai thỏa thuận Brexit và London không nên tận dụng sự việc này vì mục đích chính trị.
Trước đó, ngày 28/9, phía Anh cho biết nước này đã phê duyệt 12 trong tổng số 47 tàu đánh cá cỡ nhỏ của Pháp được quyền đánh bắt cá ở khu vực 6-12 hải lý trong vùng biển nước Anh. Giới chức Anh cho biết sẵn sàng đối thoại với những chủ tàu bị từ chối, đồng thời nói rõ những tàu đã không cung cấp đầy đủ bằng chứng về lịch sử hoạt động đánh bắt cá trong khu vực trên như quy định trong Thỏa thuận hợp tác và thương mại (TCA), ký giữa Anh và EU hồi năm ngoái. Một người phát ngôn của Chính phủ Anh cho biết cách thức London giải quyết sự việc này là hợp lý và phù hợp với cam kết trong TCA. Quan chức này khẳng định liên quan đến khu vực 6-12 hải lý, các tàu của EU phải cung cấp bằng chứng về hồ sơ theo dõi hoạt động đánh bắt trong các vùng biển đó.
Chính phủ Anh cho biết đã cấp phép hoạt động cho khoảng 1.700 tàu đánh bắt cá trong khu vực 12-200 hải lý và phê duyệt 105 giấy phép khác cho các tàu đánh bắt cá trong khu vực 6-12 hải lý. Trước đó, Anh và Pháp đã triển khai các tàu tuần tra hàng hải ở ngoài khơi đảo Jersey của Anh sau khi một đội tàu cá của Pháp tập trung tại đảo này nhằm phản đối chính quyền đảo Jersey hạn chế quyền đánh cá. Tuy nhiên, các ngư dân Pháp khẳng định việc đưa tàu đến Jersey chỉ nhằm thể hiện sự bất bình.
Pháp cảnh báo EU sẽ có hành động pháp lý với Anh trong vấn đề đánh bắt cá Ngày 10/12, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho biết Pháp sẽ đề nghị Liên minh châu Âu (EU) triển khai hành động pháp lý chống lại Anh, nếu London không cấp thêm giấy phép đánh bắt cá trước hạn chót cùng ngày mà Ủy ban châu Âu (EC) đặt ra. Ngư dân đánh cá ở...