EU đánh giá thiếu lạc quan về thỏa thuận sau Brexit
Trưởng đoàn đàm phán EU nói, để có 1 thỏa thuận triển vọng, đoàn Anh cần gạt bỏ các nguyên tắc “cứng nhắc” và hướng tới ý chí chính trị cao hơn.
Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề Brexit Michelle Barnier hôm 29/8 kêu gọi giới lãnh đạo EU gây áp lực với Thủ tướng Anh để giảm bớt các nguyên tắc, nhằm hướng đến một thỏa thuận sau Brexit giữa Anh và EU.
Theo ông Barnier, các nỗ lực ký kết thỏa thuận thương mại tự do Brexit đang trên đà sụp đổ và rất khó để lạc quan về vấn đề này.
Video đang HOT
Ông khẳng định không thể tiếp tục đàm phán với Anh để nhượng bộ các quy tắc thống nhất và quyền tiếp cận vùng biển của Anh cho ngư dân châu Âu. Trưởng đoàn đàm phán EU cũng nhấn mạnh, để hướng tới 1 thỏa thuận triển vọng, đoàn đàm phán Anh cần gạt bỏ các nguyên tắc “cứng nhắc” và hướng tới một ý chí chính trị cao hơn.
Tiến trình đàm phán về một thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU đang rơi vào bế tắc khi 2 bên dường như không thể thống nhất trong nhiều vấn đề. Giới chuyên gia cũng nhận định, thỏa thuận thương mại Anh – EU nhiều khả năng sẽ không đạt được nếu 2 bên tiếp tục không chịu nhượng bộ. Dự kiến, vòng đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 7/9 tới./.
Putin cảnh báo châu Âu không can thiệp vào Belarus
Tổng thống Nga kêu gọi các nước châu Âu không can thiệp vào khủng hoảng Belarus, sau khi nhiều lãnh đạo EU thúc giục ông "bình tĩnh và đối thoại".
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định việc can thiệp vào nội bộ của Belarus hay gây áp lực đối với giới lãnh đạo nước này là "không thể chấp nhận được", Điện Kremlin dẫn lời ông Putin trong cuộc điện đàm ngày 18/8 với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Macron trước đó nhấn mạnh "quyết tâm của Liên minh châu Âu (EU) đóng vai trò xây dựng cùng với người dân Belarus chấm dứt ngay lập tức tình trạng bạo lực và hy vọng giải pháp chính trị có thể đạt được càng sớm càng tốt". Tổng thống Pháp thêm rằng giải pháp chính trị phải tôn trọng nguyện vọng của người dân Belarus.
Tổng thống Putin tại hội nghị trực tuyến ở Moskva hôm 3/7. Ảnh: AP.
Macron cho biết ông đang cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Charles Michel hướng tới một kết thúc hòa bình cho cuộc khủng hoảng trước thềm cuộc họp về Belarus vào ngày 19/8.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Merkel cũng điện đàm với Putin để nói rằng chính quyền Belarus phải ngừng giải tán biểu tình bằng vũ lực, thả người bị bắt và đàm phán với nhóm phản đối Tổng thống Lukashenko, theo người phát ngôn chính phủ Đức. Tuy nhiên, Putin cho rằng cuộc khủng hoảng Belarus có thể leo thang nếu "các tác nhân bên ngoài cố can thiệp vào vấn đề nội bộ" của quốc gia này.
Chủ tịch EC ngày 18/8 cũng trao đổi với Tổng thống Putin về vấn đề Belarus và sau đó đăng Twitter khẳng định "chỉ có đối thoại chân thực và hòa bình mới có thể giải quyết khủng hoảng ở Belarus".
Nhiều cường quốc phương Tây cũng đang thúc giục Nga, đồng minh của ông Lukashenko, không can thiệp vào tình hình ở Belarus, sau khi điện Kremlin hôm 15/8 cho biết Putin và Tổng thống Lukashenko thống nhất rằng vấn đề ở quốc gia này "sẽ sớm được giải quyết".
Điện Kremlin trước đó thông báo lãnh đạo hai nước đã nhất trí rằng Nga có thể hỗ trợ an ninh cho Belarus để đối phó khủng hoảng theo hiệp ước liên minh. Tổng thống Lukashenko hôm qua thông báo ông đã ra lệnh cho quân đội triển khai tới một số địa điểm dọc biên giới phía tây và họ đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu toàn diện.
Biểu tình ở Belarus nổ ra sau khi kết quả bầu cử ngày 9/8 cho thấy ông Lukashenko, người đã nắm quyền 26 năm, giành chiến thắng với gần 80% phiếu bầu. Phe đối lập cáo buộc kết quả này là gian lận, nhưng Lukashenko bác bỏ.
Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã khiến ít nhất hai người thiệt mạng và khoảng 7.000 người bị bắt. Ngoài thủ đô Minsk, người biểu tình cũng tràn xuống đường tuần hành tại một số thành phố và thị trấn lớn khác ở Belarus.
AstraZeneca: Vaccine phòng Covid-19 có thể sẵn sàng từ đầu năm 2021 Công ty có kế hoạch sản xuất ban đầu 150 triệu liều và sau đó là 400 triệu vaccine để phân phối cho toàn khu vực Mỹ Latin. Hãng dược phẩm đa quốc gia AstraZeneca mới đây thông báo, việc sản xuất vaccine phòng Covid-19 cho các quốc gia Mỹ Latin có thể bắt đầu ngay vào quý đầu tiên của năm sau....