EU đánh giá cao nỗ lực của TBN đối phó với nợ công
Ngay sau khi Chính phủ Tây Ban Nha công bố gói biện pháp khắc khổ mới ngày 11/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã hoan nghênh động thái này, coi đây là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của Madrid nhằm đạt được các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Phát biểu trước báo giới tại Brussels (Bỉ), người phát ngôn Ủy ban các vấn đề kinh tế của EC Simon O”Connor đã đán giá cao các biện pháp tài chính mới của Chính phủ Tây Ban Nha. Ông đồng thời nhấn mạnh EC mong nhận được bản chi tiết gói biện pháp thắt lưng buộc bụng trị giá 65 tỷ euro (tương đương 80 tỷ USD) mà Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy vừa công bố nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ.
Video đang HOT
Gói biện pháp khắc khổ trên của chính quyền Madrid bao gồm các kế hoạch cắt giảm chi tiêu và nhiều biện pháp khác, trong đó đáng chú ý là việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), giúp mang lại 65 tỷ euro từ nay đến cuối năm 2014 với mục tiêu cuối cùng là giảm thâm hụt ngân sách nhà nước hàng năm. Theo đó, mục tiêu giảm thâm hụt mà Tây Ban Nha hướng đến sẽ giảm dần từ 6,3% trong năm 2012 xuống còn 2,8% Tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2014, dưới mức trần 3% theo quy định của EU.
Gói tiết kiệm trên được công bố một ngày sau khi các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Hội nghị bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và nhất trí dành cho Tây Ban Nha 30 tỷ euro đầu tiên trong gói cứu trợ 100 tỷ euro mà Madrid xin cứu trợ từ các đối tác khu vực để vực dậy ngành ngân hàng đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, c ảnh sát Tây Ban Nha đã bắt giữ 5 thợ mỏ tham gia cuộc biểu tình bên ngoài toà nhà Bộ Công nghiệp ở thủ đô Madrid để phản đối việc chính phủ nước này quyết định cắt giảm 63% trợ cấp cho ngành công nghiệp khai thác than cũng như thắt chặt một loạt các chương trình xã hội dành cho công nhân ngành này.
Những người bị bắt giữ do đã ném pháo, đá vào cảnh sát cũng như có hành vi chống lại những người thi hành công vụ. Cảnh sát đã buộc phải sử dụng súng bắn đạn cao su để trấn áp những hành động quá khích của người biểu tình. Ước tính khoảng hơn 25.000 người tham gia cuộc biểu tình này. Anh ninh xung quanh toà nhà Bộ Công nghiệp và trụ sở Đảng Nhân dân cầm quyền được tăng cường lên mức tối đa./.
Theo TTXVN
Hy Lạp muốn "thắt lưng buộc bụng" theo đúng lộ trìn
Hy Lạp đề nghị các nhà tài trợ quốc tế kéo dài thời hạn thực hiện các điều kiện trong chương trình cứu trợ thêm ít nhất 2 năm.
Ngày 10/7, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras bày tỏ quan điểm muốn đưa chương trình "thắt lưng buộc bụng" vào đúng lộ trình, trước khi yêu cầu bất cứ sự gia hạn nào đối với điều kiện của gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách mà Athens phải thực hiện sẽ thông qua cắt giảm chi tiêu công và chống thất thoát thuế, thay vì cắt giảm lương và đầu tư công.
Người dân Hy Lạp biểu tình vì các chính sách "khắc khổ" của Chính phủ (Ảnh: Internet)
Tháng 6/2012, trong cuộc họp nội các đầu tiên, tân Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras cho biết, nước này sẽ đề nghị các nhà tài trợ quốc tế kéo dài thời hạn thực hiện các điều kiện trong chương trình cứu trợ thêm ít nhất 2 năm.Phát biểu với báo giới sau cuộc họp với các Bộ trưởng Tài chính EU ở Brussel (Bỉ), Bộ trưởng Tài chính Hi Lạp Stournaras nói: "Chúng tôi muốn đưa chương trình cắt giảm thâm hụt ngân sách trở lại đúng lộ trình đã định. Sau đó, chúng tôi mới tính đến việc xin mở rộng thời hạn liên quan đến gói cứu trợ. Hiện nay, chúng tôi đang xem xét kỹ lưỡng vấn đề này. Mặc dù, nhìn vào tình hình khó khăn hiện nay và giống như Tây Ban Nha, Hy Lạp vẫn cần sự gia hạn thêm đối với các điều kiện cứu trợ".
Trước đó, cùng ngày, sau khi nhất trí dành cho Tây Ban nha khoản cứu trợ đầu tiên trị giá 30 tỷ euro (37 tỷ USD), các Bộ trưởng Tài chính EU cũng đã đồng ý kéo dài thời hạn chót Tây Ban Nha phải đáp ứng mục tiêu cân bằng thâm hụt ngân sách nhà nước từ 2013- 2014. Tuy nhiên, Tây Ban Nha vẫn phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhằm buộc khu vực tài chính của nước này hoạt động theo đúng quy chuẩn của EU./.
Theo VOV
Một thành phố ở California trước nguy cơ phá sản Thành phố Stockton ở California đang đi tới bờ vực là cộng đồng dân cư lớn nhất từng phá sản, sau khi không tìm ra cách nào để khỏa lấp khoản thâm hụt ngân sách trị giá 26 triệu USD. (Nguồn: Daily Beast) Là nạn nhân của tình trạng vỡ bong bóng bất động sản, vốn phá tan hoang nguồn thuế, hội đồng...