EU đang hoàn tất thỏa thuận thương mại tham vọng với Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, EU đang hoàn tất nhiều thỏa thuận thương mại mới và tham vọng với các đối tác quan trọng với châu Á, trong đó có Singapore, Việt Nam và Nhật Bản.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và các lãnh đạo ASEAN tại Manila, Philippines ngày 14/11 (Ảnh: Reuters)
Ông Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cơ quan nắm vai trò quyết sách cao nhất của Liên minh châu Âu, đã nhấn mạnh điều đó trong bài viết mang tựa đề “Trong một thế giới đang thay đổi, châu Á và châu Âu cần làm sâu sắc hơn quan hệ”, nhân dịp ông tham dự Hội nghị Thượng đỉnh EU-ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Manila, Philippines.
Theo ông Tusk, việc thúc đẩy quan hệ Á-Âu không hề khó khăn. Châu Âu cần châu Á, và châu Á cần châu Âu. Hai bên không chỉ là đối tác thương mại mà là những người bạn và những đồng minh trong một thế giới mà những thức tế về địa-chính trị đang thay đổi rất nhanh chóng, đồng thời những mối đe dọa và các thách thức toàn cầu cũng đang đặt những người châu Á và châu Âu vào những hiểm nguy như nhau.
Sau Brexit, tỷ lệ ủng hộ EU tăng mạnh
Ông Tusk cho hay, sau cuộc trưng cầu dân ý của nước Anh vào năm ngoái, đã có sự thổi phồng dư luận về sự tan rã của Liên minh châu Âu. Nhưng trái lại, tỉ lệ ủng hộ trong công chúng EU lại tăng mạnh mẽ kể từ sự kiện đó. Sự kiện Brexit đã cho thấy một cách rõ ràng những lợi ích của tư cách thành viên EU hơn bất kỳ những gì mà các chiến dịch quan hệ công chúng có thể làm.
27 nước thành viên EU còn lại (EU27) hiện đang tiến hành các cuộc đàm phán cho sự ra đi của nước Anh với sự đoàn kết và tổ chức tốt, trên một tinh thần đảm bảo sự công bằng đối với nước Anh. Cho dù kết quả đàm phán sẽ ra sao, nền kinh tế EU vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ như nó vẫn đang diễn ra hiện nay. Nhiều thỏa thuận thương mại mới và tham vọng đã và đang được hoàn tất với các đối tác quan trọng, trong đó có Singapore, Việt Nam và Nhật Bản.
Video đang HOT
Trong tháng 12, các nước thành viên EU sẽ đi đến một quyết định quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng với một sáng kiến lớn mới về năng lực quốc phòng, nghiên cứu an ninh và bố trí lực lượng. EU cũng đã kiểm soát cuộc khủng hoảng người tị nạn. Liên minh châu Âu hiện đang hướng ra bên ngoài và tới tương tai với một sự tự tin và niềm lạc quan mới.
EU muốn đẩy mạnh quan hệ với ASEAN
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Manila ngày 14/11 (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch Hội đồng châu Âu ho hay, nằm ở vị trí trung tâm của định hướng này là mong muốn về một quan hệ chiến lược với châu Á, cụ thể là với ASEAN, một tổ chức anh em như EU đã có cam kết với hòa bình và hội nhập khu vực và hai bên cùng tự hào kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ với những nỗ lực này.
“EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của ASEAN. Chúng ta cùng mong muốn mở rộng hơn quan hệ thương mại và đầu tư hàng năm hướng tới mục tiêu cuối cùng đó là đi đến thỏa thuận về một khung khổ liên khu vực đầy tham vọng, có thể đặt ra những tiêu chuẩn thương mại toàn cầu”, ông Tusk cho biết.
Ông Tusk cho rằng chỉ có một số ít các nền kinh tế mới nổi có sự tăng trưởng nhanh như các quốc gia ASEAN. Người dân châu Âu muốn làm những gì có thể nhằm đảm bảo thành quả ấn tượng này được duy trì lâu dài trong tương lai, đồng thời nó giúp ích được cho nhiều nhất có thể những người dân cần sự giúp đỡ. Đó là lý do vì sao EU đã tăng gấp đôi vốn viện trợ về hợp tác phát triển nhằm giúp đỡ cho tiến trình hội nhập ASEAN, đồng thời dành trên 2 tỉ euro cho hợp tác song phương với tất cả các nước ASEAN.
Theo ông Tusk, các nước thành viên EU cũng muốn làm sâu rộng hơn quan hệ với ASEAN, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, lợi ích chung và những giá trị cùng được chia sẻ.
Tuy vậy, thế giới đã và đang trở nên nguy hiểm và khó dự đoán hơn trong những năm gần đây. Những thực tiễn quốc tế đang thay đổi hết sức nhanh chóng đòi hỏi hai bên phải cùng tham vấn và hợp tác với nhau. Các vị lãnh đạo cần đối thoại nhiều hơn, thẳng thắn hơn và gặp gỡ thường xuyên hơn. Một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và đáng tin cậy là yếu tố then chốt đối với cả hai phía, dù là về thương mại, an ninh khu vực hay các vấn đề khác như biến đổi khí hậu.
ASEAN và EU hiện đang mở rộng quan hệ hợp tác an ninh một cách đúng đắn từ ngoại giao phòng ngừa cho tới hòa giải xung đột và quản lý khủng hoảng, từ an ninh hàng hải cho tới tội phạm xuyên quốc gia và chống khủng bố. Những điều này là hết sức cần thiết.
“Tôi mong muốn sẽ được thảo luận sâu hơn về tham vọng này tại Manila, đồng thời đây sẽ là dịp ghi một dấu mốc quan trọng trong 4 thập niên của mối quan hệ hiệu quả và tích cực này. Chúc cho sự trường tồn của mối quan hệ giữa hai bên”, ông Tusk nhấn mạnh.
An Bình
Theo Dantri
EC cảnh báo nguy cơ nền văn minh chính trị phương Tây bị hủy hoại
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cảnh báo việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, có thể là sự khởi đầu quá trình hủy hoại không chỉ EU mà còn toàn bộ nền văn minh chính trị phương Tây.
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Đức Bild đăng ngày 13/6, Chủ tịch Tusk nhận định mọi nước trong EU đều sẽ thiệt hại về mặt kinh tế, đặc biệt là bản thân nước Anh.
Trong khi đó, về mặt chính trị, Brexit sẽ kích động những người cực đoan chống hội nhập châu Âu từ bên trong nhiều nước thành viên.
Theo ông, Brexit có thể khởi đầu cho một quá trình hủy hoại không chỉ EU mà còn toàn bộ nền văn minh chính trị phương Tây.
Chủ tịch Tusk cũng cảnh báo London có thể phải mất đến 7 năm cho tiến trình dỡ bỏ các cam kết mang tính hợp đồng giữa Anh và EU cũng như xây dựng các thỏa thuận mới trong trường hợp xảy ra Brexit.
Điều quan trọng là "không có gì đảm bảo rằng tiến trình này sẽ thành công."
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã bày tỏ hy vọng trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6 tới, các cử tri Anh sẽ quyết định ở lại EU, đồng thời cho rằng liên minh này cần một nước quan trọng về mặt chiến lược với truyền thống đi biển và giao thương mạnh mẽ.
Theo cuộc khảo sát ngày 10/6 của báo Independent của Anh, số người ủng hộ Brexit cao hơn 10% so với phe ủng hộ ý kiến ở lại EU./
Theovietnamplus.vn
Theo_Giáo dục thời đại
EU gia hạn trừng phạt Nga thêm 6 tháng Các nước thành viên Liên minh châu Âu quyết định tăng trừng phạt Nga ngay sau khi Mỹ có động thái tương tự. EU gia hạn trừng phạt Nga sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ít có tiến triển trong khủng hoảng ở Ukraine. Ảnh: AFP. "Đã nhất trí. Liên minh châu Âu...