EU đang chuẩn bị cuộc chiến thương mại mới với Mỹ?
Tờ Diario của Tây Ban Nha hôm 9/11 đưa tin Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị một cuộc chiến thương mại mới với Mỹ, sau khi Washington thông qua Đạo luật Giảm lạm phát nhằm hỗ trợ ngành sản xuất quốc gia.
Cụ thể, Đạo luật Giảm Lạm phát của Washington – quy định đầu tư cho các sáng kiến năng lượng xanh – bao gồm các khoản trợ cấp và tín dụng thuế đối với các nhà sản xuất và người tiêu dùng Mỹ, cho phép giảm thuế đối với ô tô điện và pin do nước này sản xuất.
Theo đạo luật này, giới chức trách Mỹ sẽ phân bổ khoảng 400 tỷ USD cho các chính sách khí hậu và năng lượng, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh. Tuy nhiên, tờ báo trên cho hay chính sách mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô của châu Âu, vốn rất quan trọng đối với các nước như Đức và Pháp.
Ngoài ra, Ủy ban châu Âu (EC) cáo buộc các kế hoạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm thúc đẩy xe điện trong nước là phân biệt đối xử với các nhà sản xuất nước ngoài, vì nó giảm thuế cho người tiêu dùng đối với những mặt hàng được sản xuất tại Bắc Mỹ, nhưng không áp dụng đối với những mặt hàng sản xuất tại EU.
Video đang HOT
Tuần trước, đại diện của EU và Mỹ đã tổ chức một cuộc họp song kết thúc bất phân thắng bại. Các nhà đàm phán châu Âu cho rằng đạo luật do Washington thúc đẩy là không thể chấp nhận được.
Trước đó, Phó Chủ tịch điều hành EC, ông Valdis Dombrovskis tuyên bố họ đã thành lập một nhóm công tác đặc biệt để tìm hiểu những gì EU lo ngại về Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ, cũng như cách giải quyết vấn đề này.
Ông Dombrovskis nói: “Với tư cách là một đồng minh thân cận của Mỹ, EU phải ở vị thế tương tự như Mexico và Canad”.
Chuyến công du nhiều mục tiêu
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã kết thúc chuyến công du nước ngoài thứ hai với 3 điểm dừng chân Anh, Mỹ và Canada.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ) ngày 20/9/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị toàn cầu đang gia tăng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Vấn đề hợp tác hậu đại dịch COVID-19, khôi phục nền kinh tế, gián đoạn chuỗi cung ứng, tình hình an ninh thế giới và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên nói riêng đang trở thành mối quan tâm không của riêng quốc gia đơn lẻ nào. Bởi vậy, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đặt ra nhiều mục tiêu cho chuyến công du kéo dài 7 ngày này.
Một trong những mục tiêu chính của chuyến công du là khẳng định vai trò và vị thế của Hàn Quốc như một quốc gia trọng tâm toàn cầu, với điểm nhấn là loạt hoạt động của Tổng thống Yoon Suk-yeol tham dự Khóa họp lần thứ 77 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tại New York (Mỹ). Tại ĐHĐ LHQ, ông đã bày tỏ sẵn sàng đóng vai trò hàng đầu trong hợp tác quốc tế để bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên tự do, đảm bảo quyền con người và pháp quyền. Theo đó, Hàn Quốc cam kết tích cực tham gia vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng cho các thế hệ tương lai. Tổng thống Yoon Suk-yeol khẳng định Hàn Quốc cam kết thực hiện trách nhiệm và vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền tự do của công dân toàn cầu và sự thịnh vượng của cộng đồng toàn cầu. Theo đó, ông đưa ra các kế hoạch hợp tác chia sẻ về y tế và an ninh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số để đóng góp vào tiến bộ xã hội và cải thiện mức sống trong cộng đồng quốc tế.
Vấn đề tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên cũng là một chủ đề lớn trong chuyến công du lần này của Tổng thống Yoon Suk- yeol. Tuy nhiên, tại ĐHĐ LHQ, ông chỉ đề cập vấn đề này trong các cuộc gặp song phương, thể hiện cách tiếp cận được cho là có tính toán của Seoul. Hợp tác ba bên Hàn - Nhật - Mỹ đã được nhấn mạnh như giải pháp để duy trì hòa bình cho bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á và giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Mục tiêu không kém phần quan trọng trong chuyến công du là thúc đẩy liên minh chiến lược toàn diện toàn cầu với Mỹ. Tiếp theo thỏa thuận thượng đỉnh Hàn - Mỹ hồi tháng 5, trong các cuộc tiếp xúc lần này, Tổng thống Yoon Suk-yeol và Tổng thống Mỹ Joe Biden tái khẳng định cam kết đối với việc bảo vệ Hàn Quốc và thế trận phòng thủ liên hợp theo Hiệp ước Phòng thủ chung. Hai nhà lãnh đạo cũng cam kết tăng cường phối hợp chính sách về các vấn đề an ninh kinh tế, bao gồm đảm bảo chuỗi cung ứng linh hoạt và thiết lập các chuẩn mực và quy tắc của trật tự kinh tế quốc tế mới. Hàn Quốc hiện đang trông đợi chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Seoul vào cuối tháng này sẽ góp phần hơn nữa vào việc thúc đẩy phát triển quan hệ Hàn - Mỹ theo đúng tinh thần cam kết ở cấp thượng đỉnh. Bên cạnh đó, dư luận Hàn Quốc cũng quan tâm tới việc Chính phủ Mỹ có câu trả lời về những lo ngại của Seoul đối với Đạo luật giảm lạm phát (IRA), được cho sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô lớn của Hàn Quốc gặp bất lợi tại thị trường Mỹ. Đây cũng là thời điểm để đưa ra các chủ trương chính thức cho các cuộc thảo luận về một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ nhằm giúp ổn định thị trường tài chính, tiền tệ của Hàn Quốc
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc gặp bên lề Khóa họp 77 Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 21/9/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Một điểm nhấn nữa của chuyến công du là sự kiện Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida có cuộc gặp bên lề Khóa họp 77 ĐHĐ LHQ. Việc chọn tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Hàn -Nhật đầu tiên sau 2 năm 10 tháng tại New York cho thấy sự cẩn trọng của cả hai phía, nhưng cũng thể hiện vai trò trung gian của Mỹ trong việc thúc đẩy hai đồng minh chiến lược cải thiện quan hệ đang ở mức thấp nhất vì các tranh cãi lịch sử. Cuộc gặp được chờ đợi dù không như kỳ vọng vì chỉ diễn ra trong 30 phút, song hai nhà lãnh đạo đã nhất trí khôi phục mối quan hệ song phương lành mạnh, giải quyết những bất đồng về lịch sử và lãnh thổ, cũng như tăng cường hợp tác nhằm ứng phó với vấn đề tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Hai bên đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác song phương Hàn - Nhật và hợp tác 3 bên Hàn - Nhật -Mỹ. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí xác định Nhật Bản và Hàn Quốc là láng giềng quan trọng của nhau trong môi trường chiến lược hiện nay. Điều đáng chú ý là sau nhiều lần trì hoãn, hai nhà lãnh đạo đã bảy tỏ quyết tâm phát triển quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc dựa trên "mối quan hệ hợp tác hữu nghị" song phương
Giới phân tích Hàn Quốc cho rằng hội nghị thượng đỉnh Hàn - Nhật đã làm dấy lên hy vọng về bước đột phá cho mối quan hệ bị rạn nứt nặng nề vì các vấn đề quá khứ lịch sử thời gian qua. Cùng với việc Hàn Quốc cử Thủ tướng Han Duck - soo sang Nhật Bản dự quốc tang của cố Thủ tướng Shinzo Abe vào ngày 27/9 tới, giới phân tích chính trị nhận định Hàn Quốc đã thực hiện được các bước phá băng trong quan hệ với Nhật Bản..
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (thứ 2, phải) và phu nhân (phải) tới sân bay quốc tế Pearson ở Toronto, Canada, ngày 22/9/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trong chặng dừng chân đầu tiên tại Anh và chặng cuối cùng tại Canada, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã tham dự lễ tang cấp nhà nước của Nữ hoàng Elizabeth II, gặp người kế vị ngai vàng mới, Vua Charles III và giao lưu với các nhà lãnh đạo thế giới khác. Trong cuộc gặp thượng đỉnh với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, hai bên đã thảo luận về việc hợp tác công nghệ và đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định cho lĩnh vực bán dẫn và pin xe điện của Hàn Quốc.
Cho dù còn có nhiều tranh cãi, song nếu so với mục tiêu ban đầu mà Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đưa ra, có thể thấy chuyến công du này đã đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là việc tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Nhật Bản sau gần 3 năm.
Tổng thống Yoon Suk- yeol đã thể hiện nỗ lực trong khẳng định vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế và đưa ra các giải pháp để phát triển kinh tế. Trong bối cảnh Hàn Quốc triển khai chính sách đối ngoại mới, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ, việc tăng cường quan hệ với các nước lớn trên tinh thần chia sẻ các giá trị chung mang tính thời đại, hợp tác thúc đẩy thịnh vượng cũng là những mục tiêu ưu tiên mà chính phủ mới ở Hàn Quốc đang theo đuổi.
Mỹ - Hàn nhất trí khởi động đàm phán cấp cao về Đạo luật Giảm lạm phát Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn Duk-geun ngày 7/9 thông báo nước này và Mỹ đã nhất trí nhanh chóng khởi động những cuộc đàm phán cấp bộ trưởng về biện pháp giảm thiểu thiệt hại do Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) gây ra đối với các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc. Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn...