EU đàm phán thỏa thuận với Namibia nhằm thay thế năng lượng của Nga
Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Namibia ngày 4/7 cho biết EU sẽ ký một thỏa thuận với Namibia nhằm hỗ trợ lĩnh vực hydro xanh mới hình thành của nước này và tăng cường nhập khẩu nhiên liệu trong bối cảnh khối này đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga.
Khí hydro từ lâu được đánh giá là loại năng lượng ít thải khí thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, dù loại năng lượng này được quan tâm tại EU, trước tiên là trong ngành công nghiệp nặng và vận tải, nhưng chi phí cao và thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp đã khiến lượng tiêu thụ hạn chế, chỉ chiếm 2% trong tổng nhu cầu năng lượng của cả khối.
Hầu hết tiêu dùng ở EU là loại hydro “xám” hoặc “xanh lam” tạo ra từ khí tự nhiên, loại làm tăng chi phí và thải khí liên quan. Điều này tạo điều kiện tiếp cận với hydro xanh lá, được làm từ năng lượng tái tạo, trở thành một ưu tiên.
Chiến lược năng lượng của EU trong tháng 5 đặt mục tiêu nhập khẩu ít nhất 10 tấn hydro xanh lá vào năm 2030, và 10 triệu tấn được sản xuất trong EU. Theo kế hoạch này, EU sẽ ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Namibia về hydro và khoáng sản tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Ai Cập tháng 11 tới.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc Ban kế hoạch quốc gia Namibia, ông Obeth Kandjoze cho biết đàm phán đang được tiến hành nhằm đạt một thỏa thuận về khí hydro xanh. Tuy nhiên, quan chức trên không đề cập đến khoáng sản. Về phần mình, Ủy ban châu Âu (EC) chưa bình luận gì về thỏa thuận, song cho biết sẽ thảo luận về các dự án hydro xanh tại Namibia. Các quan chức trên không bình luận về chi phí liên quan đến vận chuyển nhiên liệu. Các MOU thường không nêu chi tiết cụ thể về lượng nhập khẩu, đầu tư và thời gian biểu, song là văn bản thể hiện cam kết chính trị quan trọng, mở đường cho các quan hệ đối tác lâu dài.
Tháng trước, EU đã ký một MOU với Israel và Ai Cập về nhập khẩu khí tự nhiên, một phần trong nỗ lực nhằm tìm các nhà cung cấp mới để giảm sự phụ thuộc vào dầu khí và than đá của Nga.
Namibia là một trong những nước khô hạn nhất thế giới và đang tìm cách khai thác tiềm năng lớn của mình về năng lượng Mặt trời và năng lượng gió để sản xuất khí hydro xanh. Chính phủ Đức đã nhất trí đầu tư 40 triệu euro (41,8 triệu USD) vào lĩnh vực hydro xanh của Namibia và các công ty của Bỉ cũng như Hà Lan đang hoạt động ở Namibia trong lĩnh vực này.
Ông Kandjoze cho biết quỹ đầu tư trực tiếp của EU đối với Namibia khá hạn chế, nhưng thỏa thuận có thể sẽ thu hút các nhà đầu tư khác và được tài trợ thông qua trái phiếu xanh. EU cũng muốn tiếp cận dễ dàng hơn tới khoáng sản của Namibia và có kế hoạch đầu tư các dự án địa chất nhằm khai thác nguồn tài nguyên của một quốc gia có diện tích gần bằng nước Pháp và Đức cộng lại. Namibia nằm trong những nước được ưu tiên trong “Chiến lược Cổng toàn cầu” của EU nhằm thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng và quan hệ ngoại giao với các nước đang phát triển.
Đức kêu gọi người dân tiết kiệm khí đốt trước lo ngại Nga cắt nguồn cung
Lo ngại Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng Đức đã kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới.
Trạm tiếp nhận khí đốt của đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, hệ thống đường ống chạy dưới Biển Baltic từ Nga đến Đức. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, hôm 2/7, Giám đốc Cơ quan Mạng lưới liên bang Đức Klaus Mueller đã kêu gọi các hộ gia đình kiểm tra và điều chỉnh các lò hơi, bộ tản nhiệt khí đốt để tối ưu hóa hiệu quả của những thiết bị này. Ông nói với tạp chí Funke Mediengruppe của Đức: "Việc bảo trì có thể giúp giảm lượng tiêu thụ khí đốt từ 10 đến 15%". Ông Mueller cũng khuyến khích các hộ gia đình nên bắt đầu bàn về việc tiết kiệm khí đốt ngay lúc này, trước khi mùa đông kéo đến.
Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi Nga cắt giảm 60% nguồn cung khí đốt tự nhiên đến Đức thông qua Dòng chảy phương Bắc 1 vào đầu tháng này. Công ty năng lượng Gazprom của Nga giải thích rằng động thái này được đưa ra sau khi công ty Siemens Energy của Đức đã không trả thiết bị đúng hạn cho một trạm nén khí. Trước đó, Siemens Energy gửi các thiết bị đó đến Canada để sửa chữa.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Đức đã bác bỏ lời giải thích trên. Họ coi việc cắt giảm này là động thái chính trị nhằm phản ứng lại các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga, sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Ông Robert Habeck - Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng kinh tế và Bảo vệ Khí hậu, người chịu trách nhiệm về các vấn đề năng lượng của Đức - cho biết Nga có thể dừng tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc bắt đầu từ ngày 11/7 để tiến hành bảo trì thường kỳ. Trong những năm trước, hoạt động này đã khiến tuyến đường ống này phải đóng cửa trong khoảng 10 ngày.
Theo ông Mueller, trong trường hợp Nga ngừng cung cấp khí đốt, các hộ gia đình, cũng như các bệnh viện hoặc viện dưỡng lão, sẽ được ưu tiên hàng đầu, song không loại trừ khả năng giới chức sẽ phải cắt điện để đảm bảo nguồn cung.
"Tôi cam kết rằng chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để tránh xảy ra kịch bản các hộ gia đình không có khí đốt. Chúng tôi đã rút ra bài học sâu sắc từ cuộc khủng hoảng COVID-19 rằng không nên hứa điều gì, nếu không hoàn toàn chắc chắn rằng chúng tôi có thể thực hiện điều đó", ông nói.
Cũng trong ngày 2/7, Công ty Hóa chất và Hàng tiêu dùng Đức Henkel cho biết họ đang cân nhắc khuyến khích nhân viên của mình làm việc tại nhà vào mùa đông để đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra.
Thượng nghị sĩ về môi trường của chính quyền bang Hamburg cũng bày tỏ lo ngại tương tự. Chính trị gia này cho biết ông không thể loại trừ việc Hamburg sẽ cần hạn chế sử dụng nước nóng cho các hộ gia đình trong trường hợp thiếu khí đốt.
Ông Jens Kerstan nói với tờ Welt am Sonntag: "Trong trường hợp khẩn cấp về tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng, chúng tôi chỉ có thể cung cấp nước nóng vào một số thời điểm nhất định trong ngày".
Đầu tháng 6, Bộ trưởng Kinh tế Habeck đã kích hoạt giai đoạn 2 trong kế hoạch khẩn cấp gồm 3 giai đoạn của Đức về nguồn cung khí đốt tự nhiên. Ông cảnh báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu có nguy cơ phải đối mặt với một "cuộc khủng hoảng" và các mục tiêu dự trữ cho mùa đông đang gặp rủi ro.
Lý do phương Tây 'gặp khó' trong việc áp giá trần với dầu mỏ Nga Hợp pháp hóa dầu thô giá rẻ của Nga có thể thúc đẩy doanh số bán hàng cho Moskva và làm xáo trộn thông điệp về Ukraine. Lãnh đạo các nước G7 tại hội nghị thượng định ở Đức. Ảnh: Politico.eu Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã có tác động tiêu cực trong việc tăng lợi nhuận năng lượng với Nga,...