EU – Cuba thúc đẩy hợp tác song phương
Ngày 20/1, Cuba và Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến Hội đồng chung Cuba – EU lần thứ 3, trong đo hai bên khẳng định sẵn sàng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương.
Cuba và EU tổ chức cuộc họp trực tuyến Hội đồng chung Cuba – EU lần thứ 3. (Ảnh: radiohc.cu)
Tham dự cuộc họp, phía đoàn đại biểu Cuba do Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla dẫn đầu, trong đó đoàn đại biểu phía EU do Đại diện cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Joseph Borrell dẫn đầu.
Tại cuộc họp, hai bên khẳng định sẵn sàng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bằng cách củng cố các thỏa thuận hợp tác song phương dựa trên Hiệp định Đối thoại Chính trị và Hợp tác (ADPC) được ký kết năm 2016.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla cho biết, hai bên “có thể xây dựng không gian đối thoại và hợp tác vì lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng những khác biệt”. “Mối quan hệ giữa Cuba và EU đang tiến dần đến sự gắn kết”, ông Bruno cho hay.
Về phía EU, Đại diện cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại Joseph Borrell nhấn mạnh sự hợp tác và ủng hộ được duy trì liên tục của Cuba đối với EU trong khoảng thời gian khi Liên minh EU đang phải chiến đấu với đại dịch COVID-19.
Ông Joseph Borrell cũng nhấn mạnh sự ủng hộ của EU dành cho Cuba trong bối cảnh Mỹ liên tục thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Cuba, áp dụng lệnh phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính mà Washington đã áp đặt trong gần 6 thập kỷ qua đối với La Habana, cũng như việc Mỹ tuyên bố đưa Cuba trở lại “danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố”.
Cuba lần đầu tiên bị đưa vào danh sách các nước tài trợ khủng bố vào năm 1982 dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Tới năm 2015, trong một nỗ lực bình thường hóa quan hệ với quốc đảo vùng Caribe của cựu Tổng thống Barack Obama, La Habana đã được đưa ra khỏi danh sách này.
Hiện EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Cuba, chiếm tới 20% tổng kim ngạch thương mại của quốc đảo này./.
Đạt được bước đột phá trong các cuộc đàm phán chuyển tiếp ở Libya
Ngày 16/1, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết một ủy ban cố vấn cho các đại diện khu vực khác nhau của Libya đã đề xuất một hướng đi cho việc lựa chọn một chính phủ chuyển tiếp có thể dẫn dắt đất nước vốn bị chiến tranh tàn phá này hướng đến cuộc bầu cử vào cuối năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại New York (Mỹ), các cuộc đàm phán tại Geneva, được thiết kế xung quanh Diễn đàn đối thoại chính trị Libya đã diễn ra trong bối cảnh quốc tế đang thúc đẩy mạnh mẽ nhằm đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến ở Libya.
Quyền Đặc phái viên của LHQ tại Libya, bà Stephanie Wlliams cho biết các thành viên của ủy ban cố vấn "đã thể hiện trách nhiệm của họ với tinh thần xây dựng, nỗ lực hợp tác". Theo bà Stephanie Wlliams, ủy ban cố vấn trên là một phần của diễn đàn gồm 75 thành viên, đại diện cho cả 3 khu vực chính của Libya. Ủy ban gồm 18 thành viên đã đề xuất rằng cử tri đoàn của mỗi khu vực chỉ định một đại diện cho hội đồng tổng thống gồm 3 thành viên. Thủ tướng sẽ do diễn đàn gồm 75 thành viên lựa chọn. Ứng cử viên được lựa chọn khi đạt được 70% phiếu bầu. Diễn đàn sẽ sử dụng các danh sách được xây dựng từ 3 khu vực của Libya, mỗi danh sách bao gồm 4 ứng cử viên, đề cử cho hội đồng tổng thống và vị trí thủ tướng.
Theo quyền Đặc phái viên của LHQ tại Libya, mỗi danh sách cần có 17 xác nhận, trong đó 8 xác nhận từ khu vực phía Tây, 6 từ khu vực phía Đông và 3 từ khu vực phía Nam của Libya. Danh sách người chiến thắng sẽ nhận được 60% phiếu bầu của 75 thành viên Diễn đàn trong vòng đầu tiên. Diễn đàn sẽ bỏ phiếu về cơ chế được đề xuất vào ngày 18/1 và kết quả dự kiến sẽ có vào ngày hôm sau.
Quyền Đặc phái viên của LHQ tại Libya đánh giá chính phủ chuyển tiếp sẽ là "một cơ quan hành pháp thống nhất tạm thời được biên chế với những người yêu nước Libya, những người muốn chia sẻ trách nhiệm hơn là chia miếng bánh".
Diễn đàn là một phần trong các nỗ lực của LHQ nhằm chấm dứt tình trạng hỗn loạn đã nhấn chìm quốc gia Bắc Phi giàu dầu mỏ này, sau khi Tổng thống Libya Muammar Gadhafi bị lật đổ năm 2011. Diễn đàn đã đạt được một thỏa thuận vào năm ngoái để tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào ngày 24/12/2021.
Ông Jan Kubis, khi đang trên cương vị Đặc phái viên của LHQ tại Iraq, phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Najaf, Iraq ngày 25/4/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Liên quan đến tình hình Libya, trước đó, ngày 15/1, Hội đồng Bảo an LHQ đã phê chuẩn việc bổ nhiệm nhà ngoại giao kỳ cựu Jan Kubis làm Đặc phái viên của LHQ tại Libya, gần một năm sau khi ông Ghassan Salame từ chức vị trí này.
Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres đã đề xuất ông Jan Kubis kế nhiệm ông Ghassan Salame, người từ chức từ tháng 3/2020 và bà Stephanie Williams được giao làm quyền Đặc phái viên của LHQ tại Libya.
Ông Jan Kubis là cựu Ngoại trưởng Slovakia và hiện là Điều phối viên đặc biệt của LHQ về Liban; từng là Đặc phái viên của LHQ tại Afghanistan và Iraq.
Trước khi phê chuẩn ông Jan Kubis vào vị trí Đặc phái viên của LHQ tại Libya, vào tháng 12/2020, HĐBA LHQ đã thông qua một đề xuất của Tổng thư ký LHQ về việc phê chuẩn bổ nhiệm ông Nickolay Mladenov - một nhà ngoại giao Bulgaria vào vị trí Đặc phái viên của LHQ tại Libya. Tuy nhiên một tuần sau, ông Nickolay Mladenov cho biết không thể đảm nhận vị trí này "vì lý do cá nhân và gia đình".
Cuba phản đối biện pháp trừng phạt mới của Mỹ Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 1/1, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez đã lên tiếng phản đối việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Ngân hàng Tài chính quốc tế của đảo quốc Caribe này vào danh sách cấm các tổ chức và công dân Mỹ giao dịch. Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez phát biểu tại một cuộc...