EU công nhận COVID-19 là bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cho biết các đại diện từ các quốc gia thành viên, người lao động và người sử dụng lao động tham gia Ủy ban Cố vấn của Liên minh châu Âu (EU) về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc (ACSH) đã đạt thỏa thuận về sự cần thiết phải công nhận COVID-19 là một bệnh nghề nghiệp trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội và giúp việc tại nhà, bởi trong bối cảnh đại dịch, người lao động trong các lĩnh vực này phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Danh sách bệnh nghề nghiệp của EU được cập nhật nhân dịp này. Do đó, EC sẽ phải cập nhật khuyến nghị đưa ra năm 2003 về bệnh nghề nghiệp theo như cam kết của ủy ban này hồi tháng 6/2021 bằng cách trình bày một chiến lược mới về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc.
Mục đích là để các quốc gia thành viên điều chỉnh luật pháp quốc gia phù hợp với khuyến nghị cập nhật. Sau khi COVID-19 được công nhận là bệnh nghề nghiệp ở một quốc gia thành viên, người lao động trong các lĩnh vực liên quan mắc bệnh tại nơi làm việc có thể được hưởng các quyền cụ thể.
ACSH khuyến nghị EC thêm mục mới “408″ vào khuyến nghị này, nhấn manh: “Hầu hết các quốc gia thành viên đã báo cáo với Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) rằng họ công nhận COVID-19 là một bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn tại nơi làm việc, phù hợp với các điều kiện được xác định ở cấp quốc gia. Do đó, việc cập nhật khuyến nghị sẽ góp phần đạt được một sự nhất quán hơn ở cấp độ EU trong vấn đề này “.
ECB cân nhắc mua thêm trái phiếu vì tác động từ tình hình Ukraine
Thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Isabel Schnabel, ngày 24/3 cho hay các quan chức sẽ xem xét mở rộng chương trình in tiền tới sau mùa Hè này, nếu nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) rơi vào "suy thoái sâu" vì cuộc xung đột ở Ukraine.
Đồng Euro tại Dortmund, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bà Schnabel, người có quan điểm "diều hâu" nhất trong số sáu thành viên hội đồng điều hành ECB, cho biết ngân hàng trung ương này đã "bỏ ngỏ" khả năng trên để đề phòng cho trường hợp các sự kiện diễn ra theo chiều hướng xấu hơn đối với khu Eurozone, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt và các nguồn nguyên liệu khác của Nga.
Còn nếu tình hình vẫn trong tầm kiểm soát, ECB sẽ giữ vững quyết định trước đó. Vào đầu tháng 3/2022, ECB cho biết họ sẽ kết thúc kế hoạch kích thích mua trái phiếu vào quý III năm nay, rồi tiến hành đợt tăng lãi suất đầu tiên trong hơn một thập kỷ sau đó. Đông thái trên được đưa ra khi khu vực châu Âu phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng đột ngột.
Chia sẻ quan điểm trên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Estonia, ông Madis Mueller cũng cho biết ECB sẽ chỉ mở rộng Chương trình Mua tài sản nếu có "sự thay đổi đáng kể" trong triển vọng lạm phát.
Trong khi đó, ông Mario Centeno, Thống đốc Ngân hàng trung ương Bồ Đào Nha lại cảnh báo rằng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ của ECB cần được thực hiện từng bước và phù hợp vào cuối năm nay.
ECB cho biết họ hy vọng nền kinh tế của Eurozone sẽ vẫn tăng trưởng ngay cả khi khối này áp các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga, hoặc nguồn cung nhiều hàng hóa cạn kiệt và thị trường tài chính bị đình trệ.
Theo dự báo mới đây nhất từ ECB, nền kinh tế Eurozone sẽ tăng 3,7% trong năm nay. Lạm phát của khu vực sẽ cao hơn hoặc bằng mức mục tiêu 2% trong năm nay và năm tới, dù kỳ kịch bản nào xảy ra.
Viện nghiên cứu tại Đức cảnh báo dịch bệnh có thể sớm bùng phát trở lại Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Viện nghiên cứu Robert Koch (RKI) dự báo thời gian lắng dịu dịch COVID-19 có thể sớm thay đổi vào mùa Thu và mùa Đông năm nay, bất chấp việc số ca mắc mới COVID-19 ở Đức tiếp tục ở mức thấp vài tuần qua. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho binh sĩ tại Bottrop, miền Tây...