EU: Có thể phạt tới 10% doanh thu nếu độc quyền
Viễn thông vốn là một ngành công nghiệp rất cạnh tranh và “nhạy cảm”. Từ lâu, các nhà mạng luôn nằm dưới sự “săm soi” của cơ quan quản lí, và nhiều công ty viễn thông đã phải nhận án phạt vì hành vi lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường để kinh doanh độc quyền.
Deutsche Telekom từng dính dáng đến các vụ kiện về độc quyền.
Lợi dụng vị thế thống lĩnh, o ép đối thủ
Mới đây, Uỷ ban châu Âu đã cáo buộc tập đoàn viễn thông Deutsche Telekom vi phạm luật chống độc quyền tại thị trường Slovakia. Chi nhánh Slovak Telekom tại Slovakia của Deutsche Telekom đã bị kiện cáo là lợi dụng vị trí dẫn đầu trên thị trường để o ép các đối thủ cung cấp dịch vụ băng rộng khác. Deutsche Telekom sở hữu 51% cổ phần của Slovak Telekom.
Slovak Telekom có thể đã từ chối để các đối thủ truy cập vào mạng lưới viễn thông của họ, và đã tính mức phí quá cao đối với đối thủ. Điều này gây khó khăn cho các công ty viễn thông là đối thủ của Slovak Telekom, khiến họ không kiếm được lợi nhuận.
Là hãng viễn thông lớn ở Slovakia, cơ quan quản lí viễn thông quy định Slovak Telekom có nhiệm vụ cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh quyền được truy cập vào mạng lưới viễn thông toàn quốc của hãng.
“Truy cập vào các dịch vụ băng rộng bán sỉ của Slovak Telekom rất quan trọng với các nhà cung cấp khác, những công ty muốn cung cấp các dịch vụ bán lẻ đến người tiêu dùng cuối ở Slovakia”, lãnh đạo của Uỷ ban châu Âu nói. “Tuy nhiên, các công ty đối thủ lại gặp phải những điều kiện kĩ thuật nặng nề và các điều khoản thương mại vô lí do Slovak Telekom áp đặt. Hơn nữa, Slovak Telekom đặt ra mức giá bán sỉ cao đến nỗi các hãng đối thủ không thể kiếm lợi nhuận và hoạt động kinh doanh trên thị trường băng rộng bán lẻ. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của thị trường bán lẻ băng rộng tại Slovakia”, Uỷ ban châu Âu kết luận.
Viễn thông – lĩnh vực “nhạy cảm” với hành vi độc quyền
Vụ việc của Slovak Telekom chỉ là một trong số hàng loạt những phàn nàn, cáo buộc độc quyền của các công ty viễn thông trong năm 2012. Trước đó, Uỷ ban châu Âu đã phạt Telekomunikacja Polska, một chi nhánh của hãng viễn thông Pháp France Telecom, với số tiền 127,6 triệu EUR (khoảng 163 triệu USD) vì hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để độc quyền sản phẩm, dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, vụ việc không liên luỵ đến France Telecom. Năm 2007, Bỉ cũng đã xử phạt hãng viễn thông Telefónica của Tây Ban Nha số tiền 151 triệu EUR (193 triệu USD) vì cung cấp các dịch vụ Internet băng rộng với mức giá rẻ khiến đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn.
Đầu năm 2012, Uỷ ban châu Âu từng phải mở cuộc điều tra lớn nhắm vào 5 “đại gia” viễn thông Deutsche Telekom, France Telecom, Telecom Italia, Telefónica và Vodafone về những hành vi kết cấu, thông đồng áp đặt giá diễn ra từ năm 2010. Cuộc điều tra này từng được giới truyền thông cho là dấu hiệu rạn nứt giữa các công ty viễn thông lớn nhất châu Âu với cơ quan chức năng. Quan điểm của Uỷ ban châu Âu là giảm giá các dịch vụ để nhiều người tiêu dùng thu nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ viễn thông, tuy nhiên các công ty di động lại cho rằng họ phải được phép kinh doanh theo cách mang lại lợi nhuận kha khá, để có thể đầu tư vào các công nghệ mới nhất.
Theo luật của EU, các công ty có thể bị phạt tới 10% doanh thu hàng năm vì những hành vi vi phạm luật chống độc quyền.
Viễn thông vốn là một ngành công nghiệp rất cạnh tranh và “nhạy cảm”, các cơ quan quản lí luôn phải điều tiết hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các nhà mạng từ lâu vẫn nằm dưới sự “săm soi” của cơ quan quản lí, phần lớn do sự tương đồng trong các cơ chế giá của họ. Chẳng hạn, hồi năm 2009, cả 4 nhà mạng lớn của Mỹ là Verizon, AT&T, Sprint Nextel, và T-Mobile USA đều bị các nhà chức tranh điều tra, sau khi tất cả 4 công ty đồng loạt tăng giá cước tin nhắn. Các công ty viễn thông của Mỹ đã nhanh chóng “thanh minh”, rằng họ không hề bàn bạc, cấu kết với nhau và đều đưa ra quyết định một cách độc lập.
Theo ICTnews
Video đang HOT
iPhone 5 ra mắt: Kẻ khóc, người cười
Màn ra mắt hoành tráng của iPhone 5 chắc chắn sẽ làm các fan của Táo khuyết vui sướng. Nhưng điều này cũng kéo thêm nhiều hệ lụy ngay sau đó. Nhiều công ty sẽ vui mừng nhưng cũng không ít "kẻ" thấy khó chịu. Rõ ràng, iPhone 5 xuất hiện sẽ khiến không ít đối thủ cạnh tranh phải cảm thấy lao đao bởi sau 5 năm, iPhone vẫn là một cái tên chứa đựng đầy sức hấp dẫn. iPhone 5 được trang bị chip xử lý A6 nhanh hơn 2 lần so với A5 và mạnh gấp đôi về khả năng hiển thị đồ họa, màn hình 4 inch cực kỳ chất lượng và hỗ trợ kết nối LTE.
Đội ngũ chuyên gia của công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng JP Morgan đã đưa ra một báo cáo tổng hợp căn cứ vào tình hình hiện nay để thống kê những người được lợi và kẻ chịu thiệt khi iPhone 5 chính thức được bán ra vào ngày 14 tháng 9 tới đây.
JP Morgan dự đoán Apple sẽ bán được 9,2 triệu chiếc iPhone 5 trong quý III, và 12,8 triệu sản phẩm trong quý IV năm nay. Ngoài ra, dự kiến sau khi iPhone mới được phát hành chính thức trên toàn thế giới, Apple có thể tiêu thụ được khoảng 20 triệu điện thoại mỗi quý.
Các công ty viễn thông
Người được lợi: Qualcomm, Ericsson
Qualcomm, nhà sản xuất chip cho iPhone chắc chắn sẽ có một hợp đồng "béo bở". Qualcomm dự kiến sẽ tiêu thụ được 23 triệu chip xử lý tính đến cuối tháng 12. Ngoài ra, dự tính nhu cầu có thể lên đến khoảng 40 triệu đơn vị sau khi iPhone 5 ra mắt từ 12 đến 18 tháng.
Bên cạnh đó, Ericsson cũng có thể được hưởng lợi từ doanh số bán hàng các thiết bị mạng LTE.
Kẻ chịu thiệt: Nokia
Nokia vừa giới thiệu 2 con bài chiến lược của mình là Lumia 920 và Lumia 820. Mặc dù sở hữu rất nhiều công nghệ hiện đại nhưng có vẻ như các khâu hoàn thiện của hệ điều hành Windows Phone 8 vẫn chưa sẵn sàng. Do đó, ngày phát hành của Lumia 920 và 820 vẫn còn là một ẩn số. Chính vì vậy, người dùng hoàn toàn có thể sẽ lựa chọn iPhone 5 và tin tưởng vào chất lượng cũng như dịch vụ của Apple. RIM cũng rất khó để cạnh tranh với nhà táo trong thời điểm hiện tại mặc dù các thiết bị Blackberry 10 sẽ chỉ có thể xuất hiện vào đầu năm 2013.
Dịch vụ phụ trợ
Kẻ chịu thiệt: Google và eBay
Sau khi iPhone 5 ra mắt, thị phần điện thoại Android chắc chắn sẽ không thể đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay nữa. Số lượng người sử dụng dịch vụ Google Maps nhiều khả năng sẽ giảm sút do hệ điều hành iOS 6 của Apple được tích hợp sẵn ứng dụng bản đồ riêng. Hệ thống bản đồ mới với công cụ tìm kiếm POIs có khả năng hiển thị 3D không thua kém so với của Google.
Thêm nữa, ứng dụng YouTube mặc định trước đây trên iOS 5 đã bị Apple "thẳng tay" loại bỏ. Đây là một điều bất lợi với Google khi mà doanh thu của hãng chủ yếu dựa vào quảng cáo. Google đã phát hành một phiên bản YouTube mới miễn phí trên App Store để người dùng có thể tải về song đây là một tín hiệu cho thấy Apple sẽ ngăn chặn tối đa sự xâm phạm của Google đối với nền tảng iOS 6.
Trong khi đó, ứng dụng "ví điện tử" Passbook trên iOS 6 hứa hẹn sẽ đe dọa phân khúc thanh toán trực tuyến PayPal của eBay. Bên cạnh đó, Passbook cũng sẽ làm thâm hụt doanh thu của eBay khi 400 triệu tài khoản iTunes chọn hình thức thanh toán bằng ứng dụng này thay vì thẻ tín dụng.
Người được lợi: Facebook
Trước đây, trên hệ điều hành iOS và ngay cả Android, ứng dụng Facebook chưa được chú trọng nhiều. Đó chỉ là một ứng dụng của hãng thứ 3. Nhưng sau khi iPhone 5 ra mắt, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã được tích hợp sâu vào hệ điều hành iOS 6. Đồng thời, khả năng hoạt động của Facebook cũng tăng lên đáng kể khi được viết lại để hoạt động nhanh hơn, mượt hơn trên các thiết bị di động. Điều này sẽ giúp Facebook lôi kéo được nhiều người dùng hơn và tăng nguồn doanh thu cho hãng.
Các nhà mạng
Kẻ chịu thiệt: Verizon, AT&T
Các nhà mạng phân phối thường kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ cước phí dịch vụ hàng tháng của người dùng iPhone hay chi phí phát sinh khi khách hàng muốn nâng cấp thiết bị của mình trước thời khi hợp đồng kết thúc. Mỗi khi người dùng nâng cấp điện thoại, các nhà mạng sẽ được hưởng các khoản trợ cấp của điện thoại vốn đáng lẽ người dùng được hưởng. Tuy nhiên, JP Morgan cho rằng khách hàng mua iPhone 5 của Verizon sẽ chủ yếu là những khách hàng mới. JP Morgan dự đoán lợi nhuận biên của Verizon sẽ giảm 2%, từ 50% xuống 48% vì iPhone 5. Nhưng ngược lại, Verizon sẽ thu hút được nhiều người dùng mạng LTE của hãng.
Người được lợi: Sprint
JP Morgan dự đoán Sprint có thể sẽ bán iPhone 5 với giá từ 99 USD hay thậm chí là chỉ với 0 USD kèm hợp đồng sử dụng gói cước không giới hạn. Cách làm này sẽ tạo bước chạy đà lớn giúp hãng thu hút được thêm nhiều khách hàng từ các đối thủ Verizon và AT&T. Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này là Sprint sẽ nhận được ít lợi nhuận hơn.
Các công ty sản xuất linh kiện bán dẫn
Người được lợi: Analog Devices, Fairchild, Avago
Công ty Analog Devices sẽ thu về khoảng 1 đến 2 USD cho mỗi sản phẩm iPhone 5 bán ra nhờ tích hợp bên trong điện thoại microphone và một số linh kiện điều khiển khác. Analog Devices và Apple đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong một thời gian dài. Analog Devices sẽ nhận được 20 đến 40 triệu USD từ iPhone 5 nếu giả định Apple bán được 20 triệu thiết bị mỗi quý.
Fairchild là công ty chất bán dẫn tập trung vào truyền tải điện trong thiết bị điện tử. Fairchild cung cấp một phần các bộ sạc của iPhone 5 và công ty này chắc chắn được lợi khi Apple tiếp tục làm ăn có lãi.
Avago là công ty sản xuất nhiều sản phẩm bán dẫn cho nhiều ngành công nghiệp. Avago phụ trách các bộ khuếch đại công suất cho Apple. JP Morgan dự đoán Avago sẽ thu được 8 đến 10% doanh thu khi iPhone 5 được bán ra và cuối cùng đạt 20% doanh thu khi iPhone 5 ở trạng thái bão hòa.
Kẻ chịu thiệt: Intel và AMD
Nhu cầu về smartphone và tablet ngày càng tăng cao khiến 2 nhà sản xuất chip máy tính hàng đầu thế giới nao núng. Tính đến thời điểm giữa năm 2010, doanh số bán hàng của máy tính bảng mới chỉ bằng 7% so với doanh số của máy tính xách tay, nhưng hiện tại con số này đã lên tới 50%. Do đó, khi iPhone 5 ra mắt, Intel và AMD sẽ lại gặp thêm nhiều bất lợi hơn nữa.
Trường hợp khác
Người được lợi: OmniVision, Sony
Công nghệ chiếu sáng "back-side" của OmniVision cho phép máy ảnh 5 hay 8 MP của smartphone có thể chụp được các bức ảnh có độ phân giải cao hơn và quay video cho độ nét kinh ngạc. JP Morgan ước tính doanh thu của OmniVision sẽ tăng 70% trong quý IV khi iPad Mini và iPhone 5 được bán ra.
Sony là nhà cung cấp camera cho iPad và camera trước trên iPhone 4. Do đó, hãng điện tử Nhật Bản cũng sẽ có được một bản hợp đồng lớn khi trở thành hãng cung cấp linh kiện camera sau cho iPhone 5.
Theo Genk
HTC là thảm họa kinh doanh của năm 2012? Trang Business Insider nhận định, năm 2012 là sự tụt dốc không phanh của thương hiệu Đài Loan, và HTC có thể coi là điển hình cho "thảm họa chiến lược kinh doanh" của năm. Chuyện gì đã xảy ra? HTC One X, mẫu smartphone đầu bảng của HTC cũng không hề thua kém Galaxy S III của Samsung. Nhờ vào doanh số...