EU có thể chặn xuất khẩu vaccine Pfizer ra toàn cầu
EU có thể chặn xuất khẩu vaccine Covid-19 của Pfizer- BioNTech ra bên ngoài nhằm đảm bảo nguồn cung cho các nước trong khối, giữa “cuộc chiến vaccine” toàn cầu.
Tờ Independent của Anh hôm 28/1 tiết lộ nội dung một bức thư bị rò rỉ của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, trong đó viết rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể sử dụng “các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo sản xuất và cung cấp vaccine hiệu quả cho người dân EU”.
“Việc áp dụng những biện pháp khẩn cấp thích hợp sẽ giúp trao cho EU và các quốc gia thành viên công cụ hợp pháp trong việc đạt được mục tiêu này”, bức thư của Michel có đoạn, thêm rằng ông đã nêu đề xuất với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
Một liều vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech tại bệnh viện Bordeaux CHU, Pháp, hôm 7/1. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Trong khi đó, tờ Politico của Mỹ đưa tin EU sẽ giới thiệu cơ chế cho phép các nước thành viên chặn xuất khẩu vaccine ra toàn cầu vào hôm nay. Theo kế hoạch dự kiến, việc xuất khẩu vaccine sẽ cần tới giấy phép đặc biệt của EU, và họ sẽ chỉ cấp phép sau khi đảm bảo các nhà sản xuất đã giao đủ liều cho những nước trong liên minh theo hợp đồng mua hàng.
Hai quan chức giấu tên am hiểu vấn đề cho biết các nước nghèo và chương trình COVAX, cơ chế phân phối vaccine quốc tế do WHO đồng dẫn dắt, sẽ được miễn trừ, không cần xin giấy phép.
“Cuộc chiến vaccine” dường như được châm ngòi bởi quyết định đảm bảo nguồn cung cho Anh của hãng dược phẩm đa quốc gia AstraZeneca, trong khi quá trình vận chuyển hàng đến EU bị trì hoãn vì những vấn đề sản xuất.
Nếu quyết định ngăn xuất khẩu vaccine của EU được áp dụng, hợp đồng đặt hàng 40 triệu liều vaccine Covid-19 Pfizer-BioNTech của Anh, nhằm đối phó với tình hình đại dịch vô cùng nghiêm trọng ở nước này, có nguy cơ bị đe dọa.
Tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế Thế giới hôm 26/1 ở Davos, Thụy Sĩ, lãnh đạo các nước cũng bất đồng về vấn đề phân phối vaccine. Bà Von der Leyen lập luận rằng châu Âu đã “đầu tư hàng tỷ giúp phát triển những vaccine Covid-19 đầu tiên của thế giới”, nên các công ty phải có nghĩa vụ cung cấp hàng theo hợp đồng.
Dù kêu gọi phân phối vaccine một cách “công bằng”, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng ủng hộ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Trong khi đó, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa chỉ trích “chủ nghĩa dân tộc vaccine”, cáo buộc những nước giàu mua hàng với số lượng lớn và tích trữ, gây tổn hại cho các quốc gia khác.
Cơ quan quản lý dược châu Âu: Vắc xin Pfizer không liên quan các ca tử vong sau tiêm
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu ngày 29-1 cho biết không có mối liên hệ nào giữa các trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin COVID-19 và các tác dụng phụ của vắc xin.
Theo dự kiến, EU sẽ chính thức cấp phép cho các nước thành viên sử dụng vắc xin AstraZeneca ngừa Covid-19 vào ngày 29-1-2021 - Ảnh (minh họa): AFP
Theo hãng tin AFP, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) công bố kết luận này sau khi đánh giá các dữ liệu đầu tiên thu thập từ chương trình triển khai tiêm vắc xin COVID-19.
Theo đó, cơ quan này cho biết họ đã tìm hiểu các trường hợp tử vong, trong đó có một số người lớn tuổi, và "kết luận rằng các dữ liệu không cho thấy có mối liên hệ nào giữa việc tiêm vắc xin Comirnaty (tên chính thức của vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech - PV) và các trường hợp tử vong này, và không dấy lên lo ngại nào về độ an toàn của vắc xin".
Cũng trong nội dung cập nhật đầu tiên kể từ khi Liên minh châu Âu bắt đầu chiến dịch tiêm chủng trong tháng 12, EMA cho biết, dữ liệu thu nhận được "nhất quán với mức độ an toàn đã biết của vắc xin, và không phát hiện những tác dụng phụ mới nào".
Cũng theo EMA, những báo cáo ghi nhận về các trường hợp thi thoảng bị dị ứng nặng với vắc xin cũng đều không vượt quá so với "những phản ứng phụ đã biết".
"Tác dụng phòng ngừa COVID-19 của vắc xin Comirnaty vượt trội hơn nhiều so với mọi nguy cơ, và không có những thay đổi khuyến nghị nào khác liên quan tới việc sử dụng vắc xin này", thông cáo của EMA nêu.
Cho tới nay EMA đã phê chuẩn hai vắc xin ngừa COVID-19, đó là hai sản phẩm của Pfizer/BioNTech và Moderna. Theo kế hoạch EMA cũng sẽ phê chuẩn vắc xin thứ ba, đó là vắc xin do ĐH Oxford và hãng AstraZeneca phát triển trong ngày 29-1 giờ địa phương.
Thời gian qua một số nước như Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland và Thụy Điển đã ghi nhận một số trường hợp tử vong sau khi được tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech.
Na Uy ghi nhận 33 ca tử vong trong số những người cao niên được tiêm liều vắc xin đầu tiên nhưng cũng chưa thể chứng minh có mối liên hệ nào giữa việc tiêm vắc xin và tình trạng tử vong sau đó.
Italy, Ba Lan chỉ trích Pfizer chậm cung ứng vaccine COVID-19 Ngày 25/1, Chính phủ Italy đã gửi thư thông báo chính thức tới hãng dược Pfizer (Mỹ), kêu gọi hãng này tôn trọng cam kết cung ứng vaccine COVID-19 theo hợp đồng. Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNtech . Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Văn phòng Ủy viên đặc biệt của chính phủ Italy nêu rõ: "Văn phòng Tổng công tố nhà nước...