EU có chọn cách quay lưng với Trung Quốc?
Năm nay châu Âu rất bối rối về việc nên làm gì với Trung Quốc. Đầu năm, hai bên hy vọng sẽ chính thức hoá quan hệ đối tác kinh tế và chiến lược tại một hội nghị thượng đỉnh ở Leipzig do Thủ tướng Đức Angela Merkel chủ trì, nhằm đạt được bước đột phá trong quan hệ EU – Trung Quốc.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm 2019 ảnh: CNN
Nhưng đại dịch COVID-19 nổ ra khiến nghi lễ trải thảm đỏ đến tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc cùng lãnh đạo 26 nước thành viên và quan chức EU được thay bằng hội nghị trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với bà Merkel cùng Chủ tịch Hội đồng và Ủy ban EU vào ngày 14/9.
“Rõ ràng việc tổ chức một hội nghị truyền hình chỉ với 3 lãnh đạo là một sự an ủi khập khiễng với Trung Quốc. Chúng tôi còn không biết liệu có thông cáo chung nào được đưa ra hay không”, ông Steven Blockmans, quyền giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu, nói với CNN.
Hầu hết các nhà phân tích về quan hệ EU – Trung Quốc đồng ý rằng 2020 là năm thảm hoạ trong khía cạnh này. Đó là không chỉ là việc Trung Quốc bị cáo buộc xử lý không đúng cách dịch COVID-19 khi mới bùng phát, khiến quan hệ với các nước bị tổn hại, mà các chính trị gia hàng đầu châu Âu buộc phải “suy nghĩ kỹ xem Trung Quốc đang muốn đóng vai trò địa chính trị như thế nào”, một nguồn tin từ EU nói.
“Trong quan điểm của chúng tôi, Trung Quốc đã tranh thủ khi phần lớn thế giới bị phân tán vì virus để đẩy mạnh những mục tiêu của họ ở những nơi như Hong Kong, Tân Cương và hành động khiêu khích trong các vấn đề quốc tế”, nguồn tin nói.
Tháng trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có chuyến thăm châu Âu để gặp các quan chức quan trọng trước thềm hội nghị thượng đỉnh trực tuyến diễn ra hôm nay. Thay vì nhận được sự chào đón nồng nhiệt như các phái đoàn Trung Quốc thường nhận được, ông Vương Nghị lần này phải nghe nhiều phàn nàn.
“Theo tôi nghĩ, đó là một thảm hoạ ngoại giao. Đáng chú ý nhất là ở Đức, nơi ông ấy bị khiển trách vì đe doạ một chính trị gia Séc đã đến thăm Đài Loan, bị thúc giục bỏ luật an ninh ở Hong Kong và thậm chí không có cơ hội gặp bà Merkel”, ông Blockmans nói. “Trong suốt chuyến đi, vấn đề Hong Kong, Tân Cương, những tuyên truyền của Trung Quốc về virus corona liên tục được nhắc đến. Những thứ đó ngược lại với điều bạn muốn thấy trong một chuyến đi ngoại giao”, ông Blockmans đánh giá.
Video đang HOT
Sự thất vọng đó đã được cảm nhận ở Bắc Kinh. Vào thời điểm chuyến thăm của ông Vương đang diễn ra, tờ China Daily của Trung Quốc có bài viết nói rằng Trung Quốc và EU “phải cùng ngăn chặn (Mike) Pompeo phá hoại ổn định toàn cầu”.
Quan hệ phức tạp
Năm 2019, Brussels công bố tài liệu về chiến lược của khối đối với Trung Quốc, trong đó gọi Bắc Kinh vừa là “đối tác chiến lược” vừa là “đối thủ hệ thống”. Đó là sự thừa nhận rằng nếu muốn có quan hệ chính thức sâu sắc với Trung Quốc, EU cần phải cân bằng giữa những thực tế đối lập nhau.
Điều khiến năm 2020 trở nên khó khăn là hành vi của Trung Quốc đã khiến vế “đối thủ hệ thống” trở nên nặng hơn, nhưng EU vẫn tin rằng quan hệ đối tác chiến lược là cần thiết.
Các nhà quan sát cho rằng lợi ích của Brussels ở Trung Quốc không chỉ là kinh tế. Rõ ràng đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiếp cận thị trường là điều vô cùng hấp dẫn với các nền kinh tế châu Âu. Nhưng quan hệ mạnh mẽ với Bắc Kinh cũng giúp châu Âu có vị thế lớn hơn trong các vấn đề ngoại giao và biến đổi khí hậu, trong khi Trung Quốc là nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, những người chỉ trích sợ rằng chia rẽ chính trị, tham vọng địa chính trị và sự mong manh về kinh tế khiến châu Âu không được trang bị tốt để có thể hành động quyết liệt với Bắc Kinh. “Hội đồng châu Âu muốn tham gia vào các vấn đề và đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ, như họ làm với Hong Kong gần đây. Nhưng kinh nghiệm cho thấy họ hiếm khi có hành động cứng rắn”, ông Benedict Rogers, chủ tịch tổ chức Hong Kong Watch tại London, đánh giá.
Ông cho rằng sự lưỡng lự của EU một phần do các quốc gia thành viên không nhất trí được cách ứng xử với Trung Quốc và một phần do sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, trong khi bản chất của EU là không muốn tạo kẻ thù.
Trung Quốc nơm nớp về thời kỳ hậu Merkel
Giữa căng thẳng leo thang với Mỹ, Trung Quốc tìm cách xích lại gần châu Âu, nhưng bà Merkel, người có quan điểm thực tế với Bắc Kinh, sắp rời nhiệm sở.
Bà Angela Merkel dự kiến rời ghế Thủ tướng Đức vào năm 2021 sau hơn 15 năm lãnh đạo đất nước. Giới chuyên gia đánh giá sự ra đi của bà có thể "đặt dấu chấm hết" cho quan hệ hợp tác hầu như không gặp trở ngại gì giữa Đức và Trung Quốc, khiến Bắc Kinh giờ đây phải chờ xem người kế nhiệm Merkel mang lập trường tương tự bà, hay nghiêng về mối quan hệ với Washington.
Thôi Hồng Kiến, giám đốc phụ trách nghiên cứu châu Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc sẽ phải thích nghi với những thay đổi có khả năng xảy ra trong quan hệ với cả Đức và Liên minh châu Âu (EU) vào thời kỳ hậu Merkel.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hồi tháng 5/2018. Ảnh: Reuters.
"Chưa rõ người kế nhiệm bà Merkel sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc, hay ủng hộ việc thúc đẩy những mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Thế đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh hiện nay khiến Berlin phải đối mặt với lựa chọn khó khăn hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo mới của Đức cần thận trọng, không nên phớt lờ lịch sử hợp tác lâu dài với Trung Quốc, hoặc lao vào những quyết định quá vội vàng", ông Thôi nhận định.
Sử Chí Khâm, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, đánh giá bà Merkel luôn căn cứ vào thực tế trong các thỏa thuận với Trung Quốc. "Trong số tất cả lãnh đạo nước lớn ở châu Âu, bà Merkel là người coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc nhất", ông Sử nhận xét.
Chuyên gia này cho rằng trong những năm đầu tại vị, bà Merkel từng khiến Trung Quốc bất bình khi gặp Dalai Lama năm 2007 và tẩy chay Thế vận hội mùa hè 2008 ở Bắc Kinh. "Tuy nhiên, sau vài năm, bà dần tiếp cận theo hướng thực tế hơn, một phần do quan hệ kinh tế ngày càng phát triển giữa Đức và Trung Quốc", ông Sử nói thêm.
Khi bà Merkel lên nắm quyền vào năm 2005, giá trị thương mại hai chiều giữa Đức và Trung Quốc là 69,1 tỷ USD. Tới năm 2019, con số này đã tăng hơn gấp ba, lên 232,7 tỷ USD. Trên cương vị Thủ tướng Đức, bà Merkel đã tới thăm Trung Quốc hơn 10 lần, nhiều hơn bất kỳ lãnh đạo châu Âu nào khác.
Những tháng gần đây, trong bối cảnh quan hệ với Washington lao dốc trầm trọng, Bắc Kinh đã tăng cường xích lại gần châu Âu. Chỉ riêng năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thực hiện 4 cuộc điện đàm với Thủ tướng Merkel.
Tuy nhiên, Đức không phải mối bận tâm duy nhất của ông Tập. Các quốc gia khắp châu Âu đang làm khó Trung Quốc hơn trong lĩnh vực thương mại cũng như các vấn đề chính trị nhạy cảm, như kế hoạch ban hành luật an ninh mới tại Hong Kong. Họ cùng với Mỹ bày tỏ lo ngại quyết định này sẽ gây suy yếu quyền tự trị cũng như nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" của đặc khu.
Mikko Huotari, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator tại Berlin, cho rằng Bắc Kinh đang theo dõi sát sao diễn biến chính trường Đức trước thềm cuộc bầu cử lãnh đạo mới vào năm sau, đồng thời tìm cách tăng cường mối quan hệ với các cường quốc châu Âu khác.
Trong năm nay, ông Tập đã 5 lần điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhiều hơn cả bà Merkel. "Trung Quốc chưa bao giờ bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ là Đức. Họ chắc chắn cũng sẽ không làm thế trong tương lai", Huotari nhận định.
Chuyên gia này nói thêm rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng với tương lai của quan hệ Trung - Đức. "Có sự khác biệt căn bản trong cách tiếp cận của Joe Biden và Trump. Cách họ biến Mỹ thành một đồng minh đáng tin cậy đến mức nào sẽ tác động lớn tới cách châu Âu đối xử với Trung Quốc", ông đánh giá.
Quan hệ giữa Washington và Berlin trở nên lạnh nhạt kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền hồi năm 2017, gần đây thậm chí căng thẳng hơn. Hồi đầu tháng, bà Merkel từ chối lời mời tới Washington dự hội nghị thượng đỉnh G7 của Trump. Tổng thống Mỹ hôm 15/6 cũng xác nhận sẽ rút 25.000 binh sĩ của nước này khỏi Đức.
Tim Ruhlig, nhà phân tích chuyên về quan hệ châu Âu - Trung Quốc tại Viện Các vấn đề Quốc tế Thụy Điển, cho rằng nếu Washington và Berlin có thể giải quyết căng thẳng, đây sẽ là tin xấu đối với Bắc Kinh.
"Nếu quan hệ hợp tác xuyên Đại Tây Dương trở lại đúng hướng, tôi nghĩ Đức và nhiều nước khác sẽ có xu hướng ủng hộ việc tái hợp mạnh mẽ hơn với Mỹ, thay vì nghiêng về Trung Quốc", ông nói.
Lãnh đạo EU đưa Biển Đông ra nói chuyện cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Các nhà lãnh đạo EU sẽ đề cập tới vấn đề Biển Đông khi họp thượng đỉnh cùng Chủ tịch Tập Cận Bình đầu tuần này. Một quan chức cấp cao của EU hé lộ, Biển Đông sẽ là 1 vấn đề được mang lên bàn nghị sự giữa ông Tập và các nhà lãnh đạo của tổ chức này. Hồi đầu năm,...