EU chuẩn bị cho cuộc đua trợ cấp với Mỹ
Liên minh châu Âu (EU) đang phát triển một gói trợ cấp lớn nhằm ngăn chặn các công ty châu Âu không bị lép vế cạnh tranh trước các đối thủ Mỹ nhận được viện trợ của chính phủ.
Giá xăng được niêm yết tại trạm xăng ở Tumwater, Wash (Mỹ). Ảnh: AP/TTXVN
Dẫn lời hai quan chức cấp cao của EU, tờ Politico ngày 22/11 đưa tin nguyên nhân dẫn đến một cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và EU xuất phát từ Đạo luật Giảm lạm phát, một chương trình trợ cấp ngành công nghiệp trị giá 369 tỷ USD, được Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra để hỗ trợ an ninh năng lượng và hành động khí hậu.
Trước đó một ngày, ông Thierry Breton – ủy viên phụ trách thị trường nội bộ của EU – cảnh báo gói trợ cấp mới của Tổng thống Biden đặt ra một thách thức hiện hữu đối với nền kinh tế châu Âu, nhấn mạnh rằng vấn đề cấp bách hiện nay là đảo ngược quá trình phi công nghiệp hóa đang diễn ra.
Đạo luật Giảm lạm phát đặc biệt có thể gây tổn hại cho các quốc gia sản xuất ô tô của EU, chẳng hạn như Pháp và Đức, vì đạo luật này khuyến khích người tiêu dùng mua hàng Mỹ khi nói đến xe điện.
Theo bài viết, các quan chức EU lo ngại rằng các doanh nghiệp giờ đây sẽ phải đối mặt với sức ép khi các khoản đầu tư mới sẽ chảy từ châu Âu sang Mỹ.
Video đang HOT
“Châu Âu đang phải đối mặt với đòn giáng kép từ Mỹ”, báo Politico đưa tin, đồng thời lưu ý rằng Ủy ban Châu Âu và các quốc gia thành viên đã nhận ra rằng họ cần phải hành động nhanh chóng nếu muốn ngăn châu lục này biến thành một vùng đất hoang công nghiệp.
Các nguồn tin cho biết Brussels đang triển khai một kế hoạch khẩn cấp để thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ quan trọng. Kế hoạch này sẽ được đặt tên là “Quỹ chủ quyền châu Âu” để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào châu Âu và đáp ứng các tiêu chuẩn xanh đầy tham vọng.
Kế hoạch này cũng cần được triển khai nhanh chóng vì các công ty trong đủ lĩnh vực từ pin và ô tô điện đến tua-bin gió và vi mạch đã đưa ra quyết định về nơi xây dựng các nhà máy trong tương lai.
EU sửa đổi chính sách theo hướng cô lập Nga
EU đã không cập nhật các nguyên tắc liên quan đến Nga kể từ năm 2016, rất lâu trước khi cuộc chiến của Moskva tại Ukraine bắt đầu.
Đám đông biểu tình phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Ảnh: AFP
Liên minh châu Âu (EU) đang chính thức hóa một chiến lược mới đối với Nga. Đó là cô lập.
Theo một dự thảo nội bộ mà báo Politico nắm được, giới chức EU đang thảo luận về các nguyên tắc mới để thay thế các tài liệu cũ về chính sách của khối này đối với Moskva.
Nguyên tắc gây chú ý nhất trong đó chính là: "Cô lập Nga trên phạm vi quốc tế, áp đặt các biện pháp hạn chế chống lại Nga và ngăn chặn sự lách luật".
Dưới quan điểm của các chuyên gia, động thái điều chỉnh trên đã phản ánh tình hình thực tế hiện nay. Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2, EU đã tập trung thực thi các biện pháp trừng phạt sâu rộng nhắm vào phần lớn nền kinh tế, hàng nhập khẩu và xuất khẩu của nước này.
Cuộc thảo luận giữa các ngoại trưởng EU về dự thảo cô lập Nga đã chính thức bắt đầu trong một cuộc họp ở Brussels hôm 14/11.
Văn bản dự thảo do cơ quan ngoại giao của khối này chuẩn bị gồm 6 điểm nhằm thay thế 5 nguyên tắc hướng dẫn trước đó mà khối đã nhất trí vào năm 2016.
Ngoài cô lập, các nguyên tắc hàng đầu của tài liệu còn có phần "đảm bảo trách nhiệm giải trình" đối với bất kỳ tội ác chiến tranh nào của Nga và "hỗ trợ các nước láng giềng của EU", phần lớn đề cập đến các quốc gia Balkan đang tìm kiếm tư cách thành viên EU.
Dự thảo cũng đề cập đến "hợp tác chặt chẽ với các đồng minh NATO", "hỗ trợ xã hội dân sự" ở Nga và "tăng cường khả năng phục hồi của EU" trong vấn đề phụ thuộc năng lượng vào Nga cũng như là các cuộc tấn công mạng và sự phổ biến của thông tin sai lệch.
Dự thảo mới trên hầu như khác biệt so với dự thảo mà EU đã soạn thảo từ năm 2016. Một số nguyên tắc trong tài liệu đó đã không còn được áp dụng: Chấm dứt xung đột giữa các lực lượng đòi độc lập ở Đông Ukraine và chính phủ, đề nghị Nga tham gia hoạt động chống khủng bố và hỗ trợ các cuộc tiếp xúc trực tiếp.
Nguyên tắc trước đó của EU cũng đề cập đến tăng cường xã hội dân sự và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước láng giềng của liên minh này.
Các nhà ngoại giao nhận xét rằng nhìn chung, dự thảo chính sách cập nhật của EU không gây ra những vấn đề lớn. Một điểm gây tranh cãi duy nhất là tuyên bố rằng EU và Nga "không thể quay lại tình trạng quan hệ bình thường" nếu như Nga còn đưa quân đến Ukraine và vi phạm luật pháp quốc tế.
Các nhà ngoại giao EU cho biết một số nước vùng Baltic, vốn có lập trường gay gắt hơn đối với Nga, muốn phần tuyên bố kể trên phải quyết liệt hơn. Trong khi đó, Đức tỏ ra hài lòng với văn bản hiện tại.
EU nhất trí gói trừng phạt mới chống Nga Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn tin của báo Politico (Mỹ) ngày 4/10 cho biết đại diện thường trực của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt thứ 8 chống lại Nga, bao gồm việc áp trần giá dầu mỏ của Nga. Văn kiện cuối cùng của gói trừng phạt mới...