EU chuẩn bị áp gói trừng phạt lên Nga
Bloomberg đưa tin hôm thứ Hai, trích dẫn các nguồn quen thuộc với các cuộc thảo luận đang diễn ra, Liên minh châu Âu đang trong giai đoạn cuối của việc xây dựng bộ lệnh trừng phạt thứ 12 đối với Nga.
Theo hãng tin này, gói trừng phạt sắp tới này dự kiến sẽ tập trung vào các biện pháp tiếp theo nhằm cản trở khả năng của Nga trong việc lách các hạn chế áp đặt trước đó, đặc biệt là nỗ lực nhập khẩu hàng hóa bị trừng phạt thông qua các nước trung gian, như Thổ Nhĩ Kỳ và UAE.
Các nguồn tin cho rằng danh sách trừng phạt của EU có thể được mở rộng để phù hợp với lệnh cấm G7 sắp tới đối với việc mua kim cương của Nga, dự kiến sẽ được công bố trong vài tuần tới. Nhiều nguồn tin cho rằng các lệnh cấm trực tiếp và gián tiếp đối với việc mua kim cương của Nga bắt đầu từ ngày 1/1.
Quốc kỳ của Nga và khối Liên minh châu Âu (từ trái sang). Ảnh: Getty Imgages.
Ngoài ra, gói mới của EU được cho là bao gồm một đề xuất liên quan đến việc sử dụng tiềm năng lợi nhuận được tạo ra từ tài sản bị phong tỏa thuộc Ngân hàng Trung ương Nga. Các cuộc thảo luận liên quan đến tính hợp pháp của việc tịch thu số tài sản này để hỗ trợ Ukraine đã diễn ra trong nhiều tháng, với các nguồn tin cho thấy họ có thể sắp đạt được giải pháp.
Hơn nữa, Ủy ban Châu Âu dự kiến sẽ đề xuất thực hiện thuế bất ngờ đối với thu nhập được tạo ra từ tài sản của Ngân hàng trung ương Nga trong các cơ quan thanh toán bù trừ của EU.
Một số quốc gia thành viên, bao gồm Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic, được cho là đã đề xuất các hạn chế bổ sung đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và dịch vụ CNTT của Nga. Các chi tiết cụ thể liên quan đến những đề xuất này vẫn chưa được tiết lộ.
Video đang HOT
Nhóm quốc gia này cũng ủng hộ các biện pháp trừng phạt nhắm vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nga. Tuy nhiên, những nỗ lực trước đây nhằm trừng phạt lĩnh vực này đã được miễn trừ, chủ yếu là do nhiều nước, trong đó có nhiều nước trong EU, phụ thuộc vào nhiên liệu nguyên tử của Nga.
Việc công bố gói trừng phạt mới này dự kiến sẽ diễn ra vào nửa đầu tháng 10 hoặc trong hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng tới.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine vào tháng 2 năm trước, EU đã thực hiện 11 bộ biện pháp trừng phạt chống lại Nga, nhắm vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và các tổ chức tài chính của Nga. Một số quốc gia thành viên được cho là đã bày tỏ lo ngại rằng không còn nhiều biện pháp trừng phạt trong khi thúc giục Brussels thực thi các hạn chế hiện có một cách hiệu quả.
Cấm vận dầu Nga thất bại, EU toan tính gì trong gói trừng phạt thứ 12
Châu Âu đang cân nhắc biện pháp trừng phạt mới nhằm hạn chế doanh thu từ xuất khẩu hàng hóa của Nga sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ không mấy khả quan.
EU đang chuẩn bị cho gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga. Ảnh: AP
Theo tờ Bloomberg, Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị cho gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga. Gói trừng phạt mới có thể được tung ra vào nửa đầu tháng 10 hoặc được công bố trong hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng tới.
Gói trừng phạt tiếp theo dự kiến sẽ được mở rộng nhằm ngăn chặn khả năng của Nga trong việc lách các lệnh trừng phạt của EU thông qua các nước thứ ba như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ.
EU cũng có kế hoạch sử dụng lãi từ khối tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga đang bị phong tỏa tại châu Âu. Khối này đang nỗ lực tìm giải pháp sử dụng nguồn tài chính trên một cách hợp pháp để hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước.
Một nhóm quốc gia thành viên bao gồm Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic thậm chí còn muốn tiến xa hơn nữa trong các lệnh trừng phạt chống Nga liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine. Các nước này đã kêu gọi các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với các dịch vụ liên quan đến khí đốt hóa lỏng (LNG) và lĩnh vực công nghệ thông tin của Nga.
Nhóm các nước này cũng ủng hộ lệnh cấm vận nhắm vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nga. Tuy nhiên, EU đã không thông qua những đề xuất trước đây đối với lĩnh vực này, chủ yếu là do nhiều nước thành viên đang phụ thuộc vào nhiên liệu nguyên tử của Nga.
Đặc biệt, kim cương nhiều khả năng sẽ là mặt hàng tiếp theo của Nga bị EU siết trừng phạt trong gói trừng phạt thứ 12 sắp được công bố.
EU dự định nhắm vào kim cương Nga trong gói trừng phạt thứ 12 đối với nước này kể từ khi bùng phạt xung đột tại Ukraine. Ảnh: Getty
Trước đó, hôm 15/9 vừa qua, Reuters dẫn lời một quan chức Bỉ cho biết nhóm G7 dự định thông qua lệnh cấm nhập khẩu kim cương Nga trong vòng 2 đến 3 tuần tới. Quy định này dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2024. Một khi có hiệu lực, việc mua hàng sẽ chịu ảnh hưởng của lệnh cấm trực tiếp trong khi lệnh cấm vấn gián tiếp sẽ được tiến hành sau đó.
Lệnh cấm gián tiếp sẽ đưa ra một hệ thống theo dõi bao gồm kiểm tra thực tế các gói hàng chứa đá quý và dữ liệu truy xuất nguồn gốc bắt buộc đối với các nhà sản xuất và kinh doanh kim cương. Biện pháp này được thiết kế để hạn chế hoạt động buôn bán xuyên biên giới đối với đá quý của Nga trong khi kim cương có nguồn gốc hỗn hợp cũng sẽ bị cấm khỏi thị trường G7.
Những nỗ lực trước đây nhằm trừng phạt đá quý của Nga ở châu Âu đã vấp phải sự phản đối từ các quốc gia nhập khẩu hàng đầu như Bỉ - nơi có trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới ở Antwerp.
Quốc gia này đã lập luận rằng một lệnh cấm đơn giản mà không có thỏa thuận toàn cầu sẽ chỉ chuyển hoạt động buôn bán đá quý sinh lợi sang nơi khác.
Trong khi đó, các chuyên gia cho biết kim cương có thể được đổi chủ từ 20 đến 30 lần trước khi đưa ra thị trường, khiến việc truy tìm nguồn gốc của chúng trở nên khó khăn.
Boris Krasnozhenov, người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường chứng khoán tại Ngân hàng Alfa, nói với hãng tin Tass rằng sẽ rất khó để loại kim cương Nga khỏi ngành công nghiệp đá quý toàn cầu.
Ông Krasnozhenov giải thích thêm, nếu muốn lệnh cấm vận trên phát huy hiệu quả, EU và G7 sẽ cần nguồn lực để phát triển một hệ thống theo dõi toàn cầu việc lưu thông đá quý và cách thức thực hiện hệ thống này đang được đặt ra.
Công ty khai thác mỏ khổng lồ Alrosa (Nga) hiện chiếm khoảng 30% thị phần kim cương toàn cầu và hơn 90% kim cương được cắt, đánh bóng ở Ấn Độ,
Sau khi được gia công tại Ấn Độ, các viên đá quý sẽ nhận giấy chứng nhận từ cơ quan quản lý của quốc gia Nam Á.
Do đó, chuyên gia Krasnozhenov nói rằng phương Tây "gần như không thể" xác định được nguồn gốc của kim cương trong các món đồ trang sức.
Mỹ và Anh đã cấm nhập khẩu kim cương thô của Nga, mặc dù Washington vẫn cho phép nhập khẩu đá quý được khai thác ở Nga nếu chúng đã bị thay đổi đáng kể ở các nước khác. Canada và New Zealand đã áp dụng các biện pháp tương tự chống lại công ty khai thác mỏ khổng lồ Alrosa của Nga.
Tuy nhiên, cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy việc các công ty Mỹ mua kim cương của Nga thông qua Ấn Độ sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt.
Trên thực tế, Nga cũng đã chuyển hoạt động buôn bán kim cương của mình sang các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, UAE, Armenia và Belarus. Trong khoảng thời gian gần đây, những thị trường này đều chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về kim cương thô và kim cương cắt từ Nga.
Tiết lộ quốc gia EU có nhiều người đến Nga nhất bất chấp xung đột Ukraine Dữ liệu chính thức cho thấy người dân từ Phần Lan, Estonia và Đức thường xuyên đến Nga nhất trong các nước EU vào nửa đầu năm 2023. Khách du lịch trên Quảng trường Đỏ ở Moskva, Nga. Ảnh: Getty Images Theo đài RT, Phần Lan đã nổi lên như một quốc gia EU có số lượng công dân đến Nga nhiều nhất...