EU cho phép tiêm vaccine của Moderna cho trẻ vị thành niên
Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho trẻ trong độ tuổi từ 12-17.
Đây là vaccine thứ hai được EU cho phép sử dụng đối với lứa tuổi vị thành niên.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố ngày 23/7, EMA nêu rõ việc sử dụng vaccine của Moderna cho lứa tuổi từ 12-17 sẽ tương tự như những người trên 18 tuổi. Theo đó, các em trong độ tuổi này cũng sẽ được tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 4 tuần.
Việc tiêm vaccine cho trẻ được coi là yếu tố quan trọng trong việc tạo miễn dịch cộng đồng đối với dịch COVID-19, đặc biệt trong bối cảnh biến thể Delta dễ lây lan đang hoành hành trên thế giới. Tháng 5 vừa qua, Moderna khẳng định vaccine ngừa COVID-19 do hãng này phát triển khá an toàn và hiệu quả ở lứa tuổi thanh, thiếu niên.
Trong khi đó, Ủy ban An toàn của EMA cho biết các tác dụng phụ thường gặp ở thanh, thiếu niên sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng tương tự như những người lớn tuổi hơn. Do quy mô nghiên cứu nhỏ hơn, thử nghiệm không phát hiện được tác dụng phụ bất thường mới hay đánh giá được nguy cơ đã biết đối với loại vaccine này trong đó có viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.
Video đang HOT
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, chỉ 1,59% nhân viên y tế nước này, tương đương 3.916 người, đã được tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 23/7, Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah cho biết trong số những nhân viên y tế mắc COVID-19, có tới 99,8% số người thuộc nhóm 1 (không có triệu chứng) hoặc nhóm 2 (có triệu chứng nhẹ), chỉ 5 người bị viêm phổi, 3 người bị viêm phổi, cần thở oxy và không có trường hợp nào nguy kịch.
Quan chức này khẳng định những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ vẫn có khả năng nhiễm bệnh, song không bị diễn tiến nặng.
Hiện Malaysia đang đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine nhằm sớm đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân ngày 23/7, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết từ ngày 12/7, mỗi ngày quốc gia Đông Nam Á này tiêm được hơn 400.000 lượt. Tính đến ngày 22/7, có 46,7% dân số trên 18 tuổi tại Malaysia được tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 21,8% đã hoàn thành hai mũi tiêm.
Tình hình dịch bệnh tại Malaysia vẫn đang diễn biến phức tạp. Ngày 23/7, Malaysia ghi nhận “kỷ lục buồn” về số ca mắc mới theo ngày, khi có thêm 15.573 người dương tính với virus SARS-CoV-2, đưa tổng số ca nhiễm lên 980.941, trong đó có 7.718 trường hợp tử vong.
EU chuẩn bị quyết định về việc dùng vaccine Pfizer cho thiếu niên
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) dự kiến vào ngày 28/5 sẽ công bố quyết định về việc có phê chuẩn hay không việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.
Trong một bức thư điện tử được công bố ngày 26/5, EMA cho biết cơ quan này sẽ công bố kết quả cuộc họp của ủy ban dược phẩm con người về chỉ định nhi khoa đối với việc sử dụng vaccine Comirnaty - tên vaccine do công ty dược phảm Mỹ Pfizer và công ty nghiên cứu của Đức BioNTech phối hợp phát triển.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại một điểm tiêm chủng ở Chiba, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu được EMA phê chuẩn, đây sẽ là loại vaccine đầu tiên được "bật đèn xanh" sử dụng cho thiếu niên tại Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước. Hiện vaccine của Pfizer/BioNTech đã được EU cấp phép sử dụng cho đối tượng từ 16 tuổi trở lên.
Vaccine của Pfizer/BioNTech đã được Cơ quan an toàn thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.
Trước đó, ngày 11/5, người đứng đầu EMA Emer Cooke cho biết cơ quan này đã nhận được dữ liệu từ Pfizer/BioNTech và sẽ sớm đẩy nhanh tốc độ đánh giá thông qua dữ liệu về các cuộc thử nghiệm và nghiên cứu tại Canada.
* Liên quan đến vaccine Johnson&Johnson, Chính phủ Bỉ ngày 26/5 thông báo sẽ tạm ngừng sử dụng loại vaccine 1 liều này cho người dưới 41 tuổi liên quan đến 1 trường hợp tử vong do phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng. Chính phủ Bỉ sẽ chờ khuyến cáo cụ thể của EMA về những lợi ích và nguy cơ của loại vaccine này trước khi đưa ra quyết định tiếp theo.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Cơ quan Liên bang Bỉ về Dược phẩm Y tế (FAMHP) đã được thông báo về trường hợp một nữ bệnh nhân được tiêm vaccine nhập viện trong tình trạng huyết khối nghiêm trọng và giảm tiểu cầu. Ngày 21/5 vừa qua, người phụ nữ này đã qua đời.
Trước đó, người phụ nữ này đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 theo chương trình đãi ngộ tại nơi làm việc, có nghĩa việc tiêm vaccine không nằm trong chiến dịch tiêm phòng của Bỉ.
Vụ việc trên có thể ảnh hưởng lớn đến thời gian tiến hành chiến dịch tiêm chủng của Bỉ, vì công dân Bỉ từ 40 tuổi trở xuống hiện chỉ có thể tiêm hai liều vaccine.
Hiện tại, trong số 11,5 triệu dân tại Bỉ, có trên 1,7 triệu người được tiêm đủ liều vaccine (chiếm 15,3% dân số) và hơn 4,4 triệu người đã được tiêm liều vaccine thứ nhất (38,5%). Vương quốc Bỉ đặt mục tiêu 70% dân số nước này được tiêm phòng đầy đủ vào cuối mùa hè năm nay.
Bỉ là một trong những quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. Kể từ đầu đại dịch tới này, nước này ghi nhận 1.050.677 ca mắc COVID-19 (chiếm gần 9% dân số), trong đó có 24.873 ca tử vong.
Châu Âu bắt đầu thẩm định vaccine của hãng Sinovac Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 4/5 thông báo bắt đầu thẩm định của vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng Sinovac (Trung Quốc) sản xuất để đánh giá hiệu quả và độ an toàn. Đây là bước đầu trong tiến trình có thể dẫn tới việc phê chuẩn vaccine này tại châu Âu. Vaccine...