EU chính thức cấp phép lưu hành vaccine ngừa COVID-19 của Moderna
Ngày 6/1, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức cấp phép lưu hành vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Moderna Inc (Mỹ) bào chế và phát triển.
Hình ảnh lọ vaccine ngừa COVID-19 bên logo của Hãng dược phẩm Moderna Inc (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo như trên vài giờ sau khi Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông qua khuyến nghị về việc cấp phép lưu hành vaccine này.
Trong một tuyên bố sau khi EMA “bật đèn xanh” cho vaccine của Moderna, Giám đốc điều hành EMA Emer Cooke cho biết việc cấp phép cho vaccine của Moderna là “có thêm công cụ để vượt qua tình huống khẩn cấp hiện nay”. Trong khi đó, bà Ursula von der Leyen gọi đây là tin tốt lành đối với nỗ lực có thêm vaccine cho người dân châu Âu.
Video đang HOT
Như vậy, vaccine của Moderna đã trở thành loại vaccine ngừa COVID-19 thứ hai được EMA khuyến nghị cấp phép lưu hành, sau vaccine Pfizer/BioNTech nhận được sự ủng hộ của cơ quan này hôm 21/12/2020.
EU hiện đã đảm bảo được 200 triệu liều vaccine và được phép mua thêm 100 triệu liều của Pfizer/BioNTech. EU cũng đang đàm phán để mua thêm 50-100 triệu liều vaccine nữa. Các nước thành viên EU có thể sử dụng vaccine khác với khuyến nghị của EMA, song điều này có thể đối mặt với rủi ro.
EU giải thích về việc chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 diễn ra chậm
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 4/1 đã lên tiếng bảo vệ chiến lược tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh ngày càng vấp phải nhiều sự chỉ trích từ các quốc gia thành viên liên quan đến việc chậm triển khai tiêm chủng đối với khu vực có dân số 450 triệu người này.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại một trung tâm phân phối ở bang Mississippi, Mỹ ngày 20/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chương trình tiêm chủng ở 27 quốc gia có khởi đầu chậm chạp và một số thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhanh chóng đổ lỗi cho cơ quan điều hành của EU vì nhận thấy đã không được cung cấp đủ liều lượng vaccine.
Trong một cuộc họp báo, người phát ngôn EC Eric Mamer cho biết vấn đề chính của việc triển khai các chương trình tiêm chủng "là năng lực sản xuất, một vấn đề mà mọi người đang phải đối mặt... Chúng tôi thực sự đã ký các hợp đồng cho phép các quốc gia thành viên tiếp cận với 2 tỷ liều, hầu như đủ để tiêm chủng cho toàn bộ dân số EU".
Liên quan đến kế hoạch phân phối vaccine, Công ty vận hành sân bay Dubai Airports của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), điều hành sân bay quốc tế Dubai (DXB) và sân bay Al Maktoum (hay còn gọi là Dubai World Central - DWC), cùng hãng GMR Hyderabad (GMR-HYD) đã phối hợp thành lập một hành lang phân phối vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu.
Công ty Dubai Airports - với các cơ sở hàng hóa liên kết tại các sân bay DXB và DWC, kết hợp với đối tác cung cấp dịch vụ sân bay Dnata cargo, tạo ra hành lang vaccine HYD-DXB cho phép vận chuyển lên tới 300 tấn vaccine mỗi ngày.
Hai thực thể đã mất nhiều tháng chuẩn bị cho việc ký kết thỏa thuận thiết lập giải pháp hậu cần nối chuyến liên tục. Hành lang vaccine HYD-DXB kết nối các nhà sản xuất vaccine lớn ở Ấn Độ với các thị trường toàn cầu, thông qua trung tâm trung chuyển hàng hóa Dubai.
Cùng ngày, hãng dược Moderna Inc của Mỹ thông báo trong năm 2021 sẽ sản xuất ít nhất 600 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, tăng 100 triệu liều so với dự báo trước đó của hãng này, khi mà Mỹ tiếp tục triển khai tiêm phòng vaccine.
Theo Moderna, công ty này đang nỗ lực đầu tư và tuyển dụng nhằm cung cấp lên đến 1 tỷ liều vaccine, mức cao hơn dự báo sản lượng của hãng. Moderna cho biết tới nay đã cung cấp khoảng 18 triệu liều vaccine cho Chính phủ Mỹ, trong một phần thỏa thuận 200 triệu liều. Moderna cũng ký một thỏa thuận cung cấp cho Chính phủ Canada 40 triệu liều.
'Kẻ thắng người thua' sau tia hy vọng vaccine COVID-19 Những diễn biến đầy hứa hẹn trên "mặt trận" vaccine đã mở ra nhiều lạc quan về triển vọng chấm dứt đại dịch. Nhưng nếu các xu hướng thị trường ngay sau những thông tin tích cực về vaccine là một chỉ dấu, thì sẽ có một số ngành được hưởng lợi nhiều hơn những ngành khác. Vaccine của Moderna được công bố...