EU chia rẽ trong cơn khủng hoảng di cư

Theo dõi VGT trên

Hai làn sóng người di cư đồng thời “đổ bộ” vào châu Âu trong thời gian qua gây nên tình trạng quá tải đối với các quốc gia, làm lộ ra những chia rẽ trong Liên minh châu Âu (EU).

Làn sóng từ phương Nam

Chỉ trong vòng 3 ngày từ 11 đến 13/9/2023, 8.500 người di cư bất hợp pháp trên 200 chiếc thuyền nhỏ đã cập bến đảo Lampedusa của Italy. Nếu xét trên quy mô diện tích 20 km2 và dân số hơn 6.000 người của hòn đảo nằm ở cực Nam Italy này, chúng ta sẽ hiểu đây là nhiệm vụ vượt quá khả năng “gánh vác” của hòn đảo nhỏ, cho dù chỉ là tạm thời. Nhưng, ngay cả khi giới chức Lampedusa “kêu cứu” thì EU và Chính phủ Italy cũng không xử lý ngay được, bởi số người tị nạn đến châu Âu đã tăng quá nhanh trong thời gian qua.

Theo Bộ Nội vụ Italy, chỉ trong 9 tháng qua, nước này đã phải tiếp nhận 126.000 người di cư từ đường biển, con số gấp đôi so với năm 2022. Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu (Frontex) thì cho biết có tới 132.370 người đã vượt biên trái phép vào EU trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số người lựa chọn tuyến đường biển qua Địa Trung Hải tăng hơn 30%. Một cuộc khủng hoảng di cư nữa lại bắt đầu.

EU chia rẽ trong cơn khủng hoảng di cư - Hình 1
Những chuyến tàu vượt Địa Trung Hải tiềm ẩn nhiều rủi ro.

EU cũng đã rất nỗ lực để ngăn chặn tình trạng này, khi thực hiện nhiều chương trình phối hợp với các nước nằm ở bờ Nam Địa Trung Hải, nơi là điểm xuất phát chính của những người nhập cư trái phép. Trong 6 tháng đầu năm 2023, giới chức Maroc thông báo đã ngăn chặn 26.000 người có ý định di cư bất hợp pháp tới châu Âu qua nước này. Trong khi đó, hồi tháng 7, Chính phủ Tunisia đã ký hiệp ước với EU nhằm ngăn chặn dòng người di cư, kèm với những khoản hỗ trợ lớn. Nhưng, dường như, tình hình vẫn không được cải thiện.

Lý do là bởi khu vực Tây và Trung Phi đang hết sức hỗn loạn với những cuộc đảo chính, xung đột kéo dài trong thời gian qua. Sự bất ổn của đời sống xã hội đã thúc đẩy làn sóng di cư. Ước tính, chỉ riêng cuộc xung đột ở Sudan đã khiến 5,5 triệu người phải đi lánh nạn. 80% trong số này hướng lên phía Bắc với những điểm đến mong muốn cuối cùng chính là châu Âu. Lượng lớn người muốn vượt biển tìm “miền đất hứa” đã để lại hậu quả là những tai nạn thảm khốc. Báo cáo mới nhất do Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) nêu rõ: Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 24/9, hơn 2.500 người di cư thiệt mạng và mất tích trên Địa Trung Hải, tăng mạnh so con số 1.680 người trong cùng khoảng thời gian năm 2022.

Video đang HOT

Gánh nặng sẵn có

Kể từ thời điểm cuộc xung đột Ukraine bùng nổ tháng 2/2022 tới nay, hơn 8 triệu người Ukraine đã rời bỏ nhà cửa và hướng về phía Tây. Sau giai đoạn đầu các nước EU “dang tay chào đón”, những người tị nạn Ukraine giờ đây đang trở thành gánh nặng, khi thời gian lưu trú kéo dài.

Trong một cuộc khảo sát mới đây do Cơ quan về quyền cơ bản của EU (FRA) thực hiện với hơn 14.600 người Ukraine ở 10 nước châu Âu, chỉ 30% người tị nạn tìm được việc làm và 30% cho biết họ muốn quay về quê hương, bất chấp tình trạng chiến tranh vẫn đang diễn ra. Một cuộc khảo sát vào cuối năm 2022 cho thấy chỉ 15% người được hỏi muốn trở về nước ở thời điểm đó. Sự gia tăng làn sóng người Ukraine muốn quay trở về này chủ yếu là do những biện pháp thắt chặt kiểm soát của các nước sở tại đối với người tị nạn Ukraine.

Nước EU đón nhiều người tị nạn tới từ Ukraine nhất là Ba Lan với khoảng 1,7 triệu người. Bất chấp những nguồn lực hỗ trợ từ quốc tế, đây vẫn là gánh nặng lớn với nền kinh tế Ba Lan. Ngày 1/3/2023, Quốc hội Ba Lan thông qua một điều khoản thay đổi quy chế đối với những người tị nạn Ukraine. Trước đây, người tị nạn từ Ukraine được ở miễn phí trong các khu tập thể và được Chính phủ Ba Lan hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Theo luật mới, người tị nạn Ukraine trong các trung tâm hỗ trợ của Chính phủ Ba Lan quá 120 ngày sẽ phải trang trải 50% chi phí sinh hoạt. Còn đến tháng 5/2023, mức phí bị thu sẽ lên tới 75%. Hôm 1/9/2023, tờ Financial Times đưa tin: Trung tâm tị nạn lớn nhất dành cho người Ukraine ở Ba Lan đã bị đóng cửa. Lúc cao điểm, trung tâm này từng có 9.000 người Ukraine sinh sống.

Nước Đức, nơi tiếp nhận 1 triệu người Ukraine trong năm 2022, vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề nhà ở cho phần lớn người trong số này. Thống kê cho thấy: 70% số người tị nạn Ukraine tới EU là phụ nữ, người già và trẻ em ít có khả năng đóng góp cho nền kinh tế. Trong đó, 60% trong số họ coi rào cản ngôn ngữ là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc không thể hòa nhập. Điều này khiến nước Đức phải mạnh tay hơn trong việc sàng lọc người tị nạn. Đầu tháng 8/2023, Bộ Nội vụ Liên bang Đức đã đưa ra đề xuất mới nhằm siết chặt hơn nữa các quy định đối với việc trục xuất người tị nạn không đáp ứng các tiêu chí để được ở lại.

Các quốc gia khác như Cộng hòa Séc hay Anh cũng đã cắt những khoản hỗ trợ người tị nạn Ukraine. Bộ Di trú Anh hồi tháng 2/2023 còn công bố kế hoạch đưa người di cư vào các căn cứ quân sự bỏ hoang thay vì khách sạn và thậm chí xem xét khả năng sử dụng xà lan làm chỗ ở cho họ. Dẫu vậy, 60% số người tị nạn Ukraine được hỏi vẫn mong muốn được ở lại EU.

Theo số liệu của Viện nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ), chỉ riêng việc tái định cư cho người tị nạn Ukraine đã tiêu tốn 43 tỷ euro, tương đương với 25% tổng ngân sách năm 2022 của EU. Nếu cuộc xung đột vẫn còn kéo dài, đây rõ ràng là bài toán hóc búa dành cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của khối.

EU chia rẽ trong cơn khủng hoảng di cư - Hình 2
Biếm họa mô tả giới chức EU xua đuổi người di cư.

Cuộc khủng hoảng đạo đức?

Trong chuyến viếng thăm Marseille hôm 23/9, Đức Giáo hoàng Francis đã chỉ trích “sự thờ ơ cuồng tín” đối với hoàn cảnh của những người di cư trong nỗ lực đến châu Âu.

Lời chỉ trích này xuất phát từ một câu chuyện diễn ra hồi tháng 4/2023, khi một chiếc thuyền chở 400 người di cư hết nhiên liệu, trôi dạt dọc theo tuyến đường nguy hiểm ở trung tâm Địa Trung Hải. Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong khu vực, bao gồm cả tổ chức Sea-Watch International của Đức đã nhiều lần cảnh báo chính quyền Malta về chiếc thuyền nhưng bị phớt lờ. Những lời cầu xin viện trợ tuyệt vọng từ người trên tàu đã không được lắng nghe trong gần một tuần, trước khi họ đến được bờ biển Italy. Lực lượng vũ trang Malta (AFM) thì nói với truyền thông địa phương rằng không có yêu cầu giải cứu nào từ những người trên tàu.

Cùng thời điểm đó là sự việc một chiếc tàu chở 800 người lênh đênh trên biển suốt 10 ngày trước khi được lực lượng tuần duyên của Italy tiếp cận hỗ trợ. Trong một thông báo của Sea-Watch International, họ cho biết đã cảnh báo cả chính quyền Italy và Malta về những chiếc thuyền này, nhưng cả hai nước đều không tiến hành giải cứu ngay lập tức.

Những sự việc như vậy đã khơi lên một cuộc tranh cãi giữa các nước EU xem ai sẽ đáp ứng lượng người di cư tăng đột biến trong thời điểm hiện nay. Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) đánh giá “rất đáng báo động”, rằng các nước EU đang từ bỏ các cam kết giải cứu người tị nạn và người xin tị nạn bị mắc kẹt trên biển.

Các tổ chức phi chính phủ, hoạt động từ thiện, tôn giáo… trong thời gian qua đã liên tục đưa ra những chỉ trích EU vì sự thiếu trách nhiệm của các nước trong việc hỗ trợ người tị nạn, dựa trên quan điểm đạo đức. Song, cũng không phải EU không có những nỗ lực để giải quyết tình hình. Ngày 17/9, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đã có chuyến thăm tới Lampedusa cùng với Thủ tướng Italy, bà Giorgia Meloni. Ngay hôm sau, EC đã đưa ra kế hoạch 10 điểm để giải quyết sự gia tăng mới về lượng người di cư, hứa hẹn sẽ đẩy mạnh việc đưa người di cư trở về quốc gia xuất xứ của họ. Kế hoạch này bao gồm các yêu cầu mới đối với từng quốc gia thành viên EU trong việc chấp nhận nhiều người di cư hơn, nhằm mục đích giảm bớt áp lực đối với các dịch vụ tiếp nhận của Italy.

Tuy nhiên, như bà Claudia Bonamini, điều phối viên của Tổ chức Hỗ trợ tị nạn Dòng Tên thì “không có chính sách nào trong số này có hiệu quả”. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ những người di cư vẫn coi châu Âu là cơ hội tốt nhất đối với họ, khi tình hình trong nước trở nên tồi tệ.

Sau chuyến thăm của bà Ursula, Đức đã đồng ý tiếp nhận thêm 1.000 người tị nạn từ Italy, nhưng Ba Lan và Thụy Sĩ thì lại từ chối thẳng thừng đề xuất chia sẻ gánh nặng này. Rõ ràng, khi EU vẫn chỉ tìm cách giải quyết phần ngọn của vấn đề thì cũng tức là chưa có vấn đề nào được giải quyết

Tunisia bắt giữ trên 60 đối tượng buôn người

Lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia ngày 19/9 thông báo đã ngăn chặn trên 2.500 người di cư bất hợp pháp, bắt giữ 62 đối tượng buôn người và thu giữ hàng chục chiếc thuyền, trong một chiến dịch trấn áp lớn triển khai cuối tuần trước tại vùng duyên hải Sfax.

Tunisia bắt giữ trên 60 đối tượng buôn người - Hình 1
Lực lượng Vệ binh quốc gia Tunisia giải cứu người di cư trên Địa Trung Hải, ngoài khơi thành phố Sfax của Tunisia, ngày 4/10/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Chiến dịch trên có sự tham gia của hàng trăm binh sĩ, cùng nhiều máy bay và chó nghiệp vụ, được tiến hành theo lệnh của Tổng thống Kais Saied nhằm ngăn chặn dòng người di cư đổ về nước này.

Tunisia là một trong những điểm khởi hành phổ biến nhất của người di cư bất hợp pháp tìm cách vượt Địa Trung Hải đến Italy, do đảo Lampedusa của Italy chỉ cách bờ biển Tunisia khoảng 80km.

Mặc dù Chính phủ Tunisia đã triển khai các biện pháp nghiêm ngặt nhưng số lượng người di cư bất hợp pháp từ Tunisia đến Italy vẫn gia tăng. Trong khi đó, đảo Lampedusa của Italy cũng đang "gồng mình" trước tình trạng đổ bộ ồ ạt của những người di cư bằng thuyền vượt biển từ Bắc Phi.

Số liệu thống kê cho thấy trong tuần trước, gần 10.000 người di cư đã đến Lampedusa. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni khi đắc cử hồi năm ngoái đã cam kết mạnh tay hơn nhằm ngăn chặn hoạt động nhập cư bất hợp pháp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổiBản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổi
07:08:38 25/12/2024
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinhHỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh
19:33:55 24/12/2024
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước MỹÔng Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ
23:44:25 23/12/2024
Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?
23:23:32 23/12/2024
Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024Trung Quốc bắt giữ quan chức tham nhũng nhiều kỷ lục trong năm 2024
14:54:58 23/12/2024
Thêm một quốc gia "cấm cửa" TikTokThêm một quốc gia "cấm cửa" TikTok
10:45:50 24/12/2024
Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?
05:40:12 25/12/2024
Khám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giớiKhám phá những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên thế giới
14:46:50 23/12/2024

Tin đang nóng

Chồng tức giận khi phát hiện vợ ngoại tình với cụ ông 74 tuổiChồng tức giận khi phát hiện vợ ngoại tình với cụ ông 74 tuổi
05:13:28 25/12/2024
Sao nam Vbiz giảm 35kg, ngoại hình hiện tại gây bất ngờSao nam Vbiz giảm 35kg, ngoại hình hiện tại gây bất ngờ
05:52:56 25/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Hồng Thanh?Chuyện gì đang xảy ra với Hồng Thanh?
06:11:32 25/12/2024
Sao Việt 25/12: Đỗ Mỹ Linh đón Noel cùng chồng con, Khánh Vân tình tứ bên ông xãSao Việt 25/12: Đỗ Mỹ Linh đón Noel cùng chồng con, Khánh Vân tình tứ bên ông xã
06:58:27 25/12/2024
Tóc Tiên thừa nhận mua giải Chị ĐẹpTóc Tiên thừa nhận mua giải Chị Đẹp
06:43:37 25/12/2024
2 tài tử "nghiện vợ con" nhất Kbiz gọi tên Hyun Bin - Song Joong Ki: Người được khen hết lời, người bị mỉa mai không thương tiếc2 tài tử "nghiện vợ con" nhất Kbiz gọi tên Hyun Bin - Song Joong Ki: Người được khen hết lời, người bị mỉa mai không thương tiếc
05:56:33 25/12/2024
Công ty không thưởng Tết, tôi cắt khoản trà sữa, KFC của con để có tiền về quêCông ty không thưởng Tết, tôi cắt khoản trà sữa, KFC của con để có tiền về quê
07:10:17 25/12/2024
Phạm Băng Băng 12 tuổi đẹp cỡ nào mà khiến giáo viên phải "cảnh báo" bố mẹ cô làm 1 điềuPhạm Băng Băng 12 tuổi đẹp cỡ nào mà khiến giáo viên phải "cảnh báo" bố mẹ cô làm 1 điều
06:06:32 25/12/2024

Tin mới nhất

Syria: Các nhóm phiến quân cũ đồng ý sáp nhập vào Bộ Quốc phòng

Syria: Các nhóm phiến quân cũ đồng ý sáp nhập vào Bộ Quốc phòng

09:38:37 25/12/2024
Tuy nhiên, nhóm Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo và được Mỹ hỗ trợ ở khu vực Đông Bắc Syria đã không tham gia vào thỏa thuận vừa được công bố.
American Airlines nối lại các chuyến bay sau sự cố kỹ thuật

American Airlines nối lại các chuyến bay sau sự cố kỹ thuật

09:35:47 25/12/2024
Sự cố xảy ra vào thời điểm American Airlines dự kiến sẽ có hơn 3.300 chuyến bay nội địa. Tuy nhiên, hãng đã kịp nối lại dịch vụ mà không phải hủy nhiều chuyến bay. Cổ phiếu của American Airlines (AAL) đã giảm gần 3% trong giao dịch trướ...
Loại vũ khí đáng chú ý nhất trong gói viện trợ 500 triệu USD của Mỹ cho Ukraine

Loại vũ khí đáng chú ý nhất trong gói viện trợ 500 triệu USD của Mỹ cho Ukraine

09:33:25 25/12/2024
Việc tích hợp AGM-88 HARM minh chứng khả năng kết hợp công nghệ hiện đại và sự sáng tạo của Ukraine. Phi công Ukraine sử dụng MiG-29 để bắn AGM-88 HARM vào radar đối phương, ngay cả khi radar bị tắt, nhờ vào địa điểm được lập trình từ t...
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton xuất viện

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton xuất viện

09:17:45 25/12/2024
Văn phòng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho biết ông đã xuất viện hôm 24/12, một ngày sau khi nhập viện vì bị sốt.
Phát hiện khả năng vượt trội của đàn kiến

Phát hiện khả năng vượt trội của đàn kiến

08:01:28 25/12/2024
Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này phản ánh đàn kiến như một gia đình với tất cả các thành viên đều có chung sở thích và là nơi mà sự hợp tác vượt trội hơn so với sự cạnh tranh.
Cách ông Trump có thể định hình lại chính sách và chính trị Mỹ năm 2025

Cách ông Trump có thể định hình lại chính sách và chính trị Mỹ năm 2025

06:08:27 25/12/2024
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo những chính sách này có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ và vai trò lãnh đạo toàn cầu của Washington.
Phương trình khó giải

Phương trình khó giải

06:05:36 25/12/2024
Vậy là nước Pháp đã khép lại một năm 2024 đầy sóng gió và bước vào năm mới với viễn cảnh bất ổn chính trị hiện hữu.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tái khẳng định kế hoạch luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tái khẳng định kế hoạch luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

06:01:15 25/12/2024
Thông tin trên được đưa ra sau khi đại diện pháp lý của Tổng thống Yoon Suk Yeol cho rằng tòa án nên cân nhắc việc luận tội tổng thống khi có tới 1/3 ghế trống trong số 9 thành viên của Tòa án Hiến pháp.
Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm 6 tháng

Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm 6 tháng

05:58:48 25/12/2024
Ngoài ra, có một phần sản lượng nhỏ ở miền Đông nước Nga dọc biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên. Khoảng 73% sản lượng gạo của Nga được trồng ở vùng Krasnodar.
Trên 25.000 người Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ đã hồi hương

Trên 25.000 người Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ đã hồi hương

05:53:48 25/12/2024
Ông Yerlikaya cho biết văn phòng di trú sẽ được thành lập tại Đại sứ quán và lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Damascus và Aleppo để có thể lưu trữ hồ sơ của những người Syria trở về.
Biển Đỏ căng thẳng khiến quân đội Mỹ lần thứ hai trong năm xảy ra vụ bắn nhầm đồng đội

Biển Đỏ căng thẳng khiến quân đội Mỹ lần thứ hai trong năm xảy ra vụ bắn nhầm đồng đội

05:51:24 25/12/2024
Vụ tàu tuần dương USS Gettysburg bắn tiêm kích F/A-18 Super Hornet ngày 21/12 là sự cố tấn công nhầm đồng đội thứ hai của lực lượng Mỹ và đồng minh trong năm nay, khi họ tiếp tục chiến đấu với phiến quân Houthi ở Yemen.
Trung Quốc phát đi tín hiệu nối lại việc nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản

Trung Quốc phát đi tín hiệu nối lại việc nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản

05:31:12 25/12/2024
Vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh xác nhận nước này sẽ từng bước nối lại hoạt động nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản, sau khi đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu hơn 1 năm qua.

Có thể bạn quan tâm

Bị khởi tố vì giúp bạn... đánh đối thủ và hủy hoại tài sản

Bị khởi tố vì giúp bạn... đánh đối thủ và hủy hoại tài sản

Pháp luật

11:55:48 25/12/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Phước áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Văn Tính (SN 2007, trú xã Tiên Cảnh) về hành vi Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác .
Những phản diện ấn tượng nhất của làng game thế giới năm 2024, "anh Liêm" là cái tên không thể thiếu

Những phản diện ấn tượng nhất của làng game thế giới năm 2024, "anh Liêm" là cái tên không thể thiếu

Mọt game

11:49:10 25/12/2024
Thậm chí sẽ chẳng quá nếu nói rằng nhân vật phản diện là một phần quan trọng trong việc tạo ra sự căng thẳng trong câu chuyện của trò chơi và bản thân chúng có thể là một số nhân vật tuyệt vời nhất mà tựa game mang tới.
Loài sinh vật thứ hai trên thế giới biết phẫu thuật

Loài sinh vật thứ hai trên thế giới biết phẫu thuật

Lạ vui

11:44:43 25/12/2024
Kiến thợ mộc Florida có khả năng phẫu thuật cắt cụt chân và làm sạch vết thương để ngăn nhiễm vi khuẩn lan rộng cho đồng loại.
Bộ ảnh giáng sinh gây bão view nhà Văn Hậu và Doãn Hải My, vóc dáng nàng WAG "mẹ một con trông mòn con mắt"

Bộ ảnh giáng sinh gây bão view nhà Văn Hậu và Doãn Hải My, vóc dáng nàng WAG "mẹ một con trông mòn con mắt"

Sao thể thao

11:40:13 25/12/2024
Không khí giáng sinh năm 2024, ngập tràn đường phố. Trên mạng xã hội dân tình cũng nô nức khoe những bức ảnh diện đồ lộng lẫy đón giáng sinh và chuẩn bị đón năm mới 2025.
Giáng sinh về, nàng đã sẵn sàng để tỏa sáng với sắc đỏ quyến rũ?

Giáng sinh về, nàng đã sẵn sàng để tỏa sáng với sắc đỏ quyến rũ?

Thời trang

11:13:28 25/12/2024
Sắc đỏ dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách khác nhau, từ cổ điển, thanh lịch đến hiện đại, cá tính. Với sự đa dạng trong thiết kế, từ đầm xòe nữ tính, áo khoác đến phụ kiện tinh tế, sắc đỏ sẽ là lựa chọn để bạn tỏa sáng trong những bữa...
100.000 trẻ em gọi đến trung tâm quân sự hỏi "bao giờ ông già Noel đến nhà cháu"

100.000 trẻ em gọi đến trung tâm quân sự hỏi "bao giờ ông già Noel đến nhà cháu"

Netizen

10:40:43 25/12/2024
Mỗi mùa Giáng sinh, Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ nhận ít nhất 100.000 cuộc gọi của trẻ em hỏi vị trí hiện tại của ông già Noel, bao giờ ông tới...
Nữ MC trẻ thủ khoa ĐH Sân khấu Điện ảnh là ứng viên Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

Nữ MC trẻ thủ khoa ĐH Sân khấu Điện ảnh là ứng viên Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

Sao việt

10:34:47 25/12/2024
Quản Trần Gia Hân - nữ MC trẻ đến từ Đồng Nai - đang tạo dấu ấn trong hành trình chinh phục vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 25/12: Song Tử may mắn, Bảo Bình khó khăn

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 25/12: Song Tử may mắn, Bảo Bình khó khăn

Trắc nghiệm

10:23:07 25/12/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 25/12 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Song Tử hãy tự tin thể hiện khả năng, Bảo Bình cần quyết đoán hơn.
'Không thời gian' tập 19: Bà Hồi yêu cầu Hạnh chấm dứt tình cảm với Hùng

'Không thời gian' tập 19: Bà Hồi yêu cầu Hạnh chấm dứt tình cảm với Hùng

Phim việt

10:05:59 25/12/2024
Trong Không thời gian tập 19, bà Hồi yêu cầu con gái chấm dứt tình cảm với Hùng nhưng không đưa ra lý do thuyết phục.
Cách khử mùi hôi thịt vịt mà ai làm nội trợ cũng nên biết

Cách khử mùi hôi thịt vịt mà ai làm nội trợ cũng nên biết

Ẩm thực

09:58:20 25/12/2024
Nếu sơ chế sai cách thì mùi hôi đặc trưng sẽ khiến món thịt vịt trở nên khó nuốt, do đó bạn nhất định phải biết cách khử mùi hôi thịt vịt nếu muốn tự làm ở nhà.
Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

Sức khỏe

09:12:03 25/12/2024
Lẩu là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người bị tiểu đường. Nước lẩu thường chứa nhiều đường, tinh bột, làm tăng đường huyết sau ăn, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.