EU cảnh báo Serbia và Kosovo sau khi đàm phán đổ vỡ
Sau khi Kosovo bác bỏ đề xuất thỏa hiệp của EU trong đàm phán với Serbia, khối này cho rằng hy vọng gia nhập EU của Serbia và Kosovo đang gặp nguy hiểm.
Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell cảnh báo rằng việc thiếu tiến bộ có thể làm tổn hại đến hy vọng gia nhập khối của cả Serbia và Kosovo. Ảnh: Euractiv
Trang tin Euronews dẫn lời người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell ngày 14/9 cảnh báo sẽ không có tương lai châu Âu cho cả Kosovo và Serbia nếu hai bên không đạt được sự hiểu biết chung càng sớm càng tốt.
Theo ông Borrell, việc thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán giữa Serbia và Kosovo có thể làm tổn hại đến hy vọng gia nhập khối của họ. “Kosovo và Serbia đang có nguy cơ bị bỏ lại phía sau khi các đối tác khác trong khu vực đang tiến nhanh hơn tới châu Âu”, ông Borrell nói.
Lời cảnh báo của ông được đưa ra khi Belgrade và Pristina một lần nữa không đạt được bước tiến trong các cuộc đàm phán nhằm cải thiện mối quan hệ căng thẳng lâu dài giữa hai bên.
Video đang HOT
Ông Borrell, người giám sát các cuộc đàm phán ở Brussels, đổ lỗi cho sự đổ vỡ mới nhất là do nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti khăng khăng rằng Serbia về cơ bản nên công nhận vùng lãnh thổ này trước khi có thể đạt được tiến bộ trong việc thực thi thỏa thuận mà họ đã đạt được vào tháng 2 năm nay.
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU nói: “Thật không may, sau một cuộc họp khá dài, ông Kurti vẫn chưa sẵn sàng tiếp tục một quy trình đáng tin cậy. Thay vào đó, ông ấy nhấn mạnh vào việc chính thức hóa việc công nhận trên thực tế là bước đầu tiên”.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cũng đổ lỗi cho ông Kurti, nói thêm rằng: “Tôi hy vọng chúng tôi có thể tìm ra một số giải pháp trong tương lai, bởi vì theo cách này, chúng ta không chỉ đi vào ngõ cụt”.
Về phần mình, ông Kurti cáo buộc Tổng thống Vucic đã “phá hoại” cuộc đàm phán và chỉ trích ông Borrell cùng phái đoàn EU đứng về phía Serbia.
Thất bại mới nhất xảy ra chỉ một ngày sau khi Ủy ban châu Âu tuyên bố muốn mở đường cho các nước gia nhập EU gồm 27 quốc gia nhanh chóng hơn. Kosovo và Serbia đều muốn tham gia.
“Tôi rất tiếc phải nói rằng chúng ta sắp hết thời gian”, ông Borrell nói, đồng thời kêu gọi cả hai bên nỗ lực giảm bớt căng thẳng và cho phép các cuộc bầu cử mới ở miền Bắc Kosovo càng sớm càng tốt. Ông Borrell cho biết sẽ báo lại với các nước thành viên EU về những gì đã xảy ra và tìm kiếm những bước cần thực hiện tiếp theo.
Serbia và tỉnh Kosovo cũ đã xung đột trong nhiều thập kỷ. Cuộc chiến tranh 1998-1999 của họ đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng, chủ yếu là người Albania ở Kosovo. Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập vào năm 2008 nhưng Serbia đã từ chối công nhận động thái này.
Serbia khẳng định theo đuổi đàm phán "bình thường hóa" với Kosovo
Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội, Tổng thống Serbia nhấn mạnh: "Tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) là mối quan tâm sống còn đối với chúng ta."
Các binh sỹ NATO tại một trạm kiểm soát trên con đường gần cửa khẩu biên giới Jarinje phía bắc Kosovo, dọc biên giới Kosovo- Serbia, ngày 18/12/2022. (Nguồn: AP)
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 2/2 tuyên bố nước này cần tiếp tục các cuộc đàm phán với Kosovo về bình thường hoá quan hệ trong khuôn khổ khung kế hoạch hoà bình mới nhất của cộng đồng quốc tế để theo đuổi con đường trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội Serbia, Tổng thống Vucic nhấn mạnh: "Tư cách thành viên EU là mối quan tâm sống còn đối với chúng ta."
Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008. Trong những năm qua, hai bên đã tiến hành các cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ dưới sự hoà giải của EU. Đàm phán thành công được coi là chìa khoá để Serbia và Kosovo gia nhập EU.
Tháng trước, các đặc phái viên của EU, Mỹ, Đức, Pháp và Italy đã gặp các nhà lãnh đạo của cả hai bên để cố gắng thuyết phục họ ký một thỏa thuận 11 điểm nhằm xoa dịu căng thẳng kéo dài kể từ cuộc xung đột 1998-1999.
Theo kế hoạch, Serbia và Kosovo sẽ mở văn phòng đại diện tại thủ đô của nhau và cùng làm việc để giải quyết các vấn đề tồn tại.
Serbia sẽ không bắt buộc phải công nhận độc lập của Kosovo, nhưng sẽ phải dừng vận động hành lang chống lại tư cách thành viên của Kosovo trong các tổ chức quốc tế.
Tổng thống Vucic cho rằng mặc dù kế hoạch như vậy cho Serbia rất ít lựa chọn, nước này cần phải tiếp tục đàm phán. Ông khẳng định: "Điều quan trọng không phải là chúng ta được gì, mà là chúng ta sẽ mất gì".
Căng thẳng sắc tộc bùng phát trở lại ở Bắc Kosovo Hàng trăm người dân tộc Serbia đã biểu tình ở khu vực phía Bắc Kosovo ngày 6/11 khi tranh cãi về vấn đề biển số xe làm gia tăng căng thẳng đang diễn ra giữa Serbia và Kosovo. Người Serbia ở Kosovo biểu tình ở đô thị Bắc Mitrovica ngày 6/11/2022. Ảnh: AFP Quyết định của chính quyền Kosovo về việc cấm dần...