EU cảnh báo dự trữ vũ khí đang cạn kiệt vì viện trợ cho Ukraine
EU cho biết nguồn vũ khí dự trữ của khối đang cạn kiệt vì viện trợ cho Ukraine, kêu gọi các nước thành viên phối hợp tốt hơn về vấn đề này.
EU đang cạn kiệt vũ khí vì viện trợ cho Ukraine. Ảnh: AP
Theo trang tin châu Âu euractiv.com, Đại diện cấp cao của EU về Đối ngoại và An ninh Josep Borrell ngày 5/9 cảnh báo rằng dự trữ vũ khí của khối đang ở mức thấp khi các nước thành viên EU đang nỗ lực viện trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời kêu gọi điều phối tốt hơn nguồn cung vũ khí của châu Âu cho Kiev.
Phát biểu trong một cuộc tranh luận với các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu, ông Borrell nói: “Các kho dự trữ quân sự của hầu hết các quốc gia thành viên đã cạn, thậm chí cạn kiệt với tỷ lệ cao, bởi vì chúng ta đã cung cấp rất nhiều cho Ukraine. Chúng phải được bổ sung. Cách tốt nhất để làm điều đó là hợp tác cùng nhau và điều này cũng sẽ giúp giảm chi phí”.
Ông Borrell lưu ý rằng nếu các nước thành viên tiếp tục viện trợ quân sự theo cách tương tự như trước đây, kết quả sẽ là một sự lãng phí lớn. Đồng thời, ông Borrell cũng chỉ trích một số quốc gia thành viên EU vì đã quyết định quá muộn để thông qua việc huấn luyện các lực lượng vũ trang Ukraine.
Video đang HOT
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU bày tỏ “lấy làm tiếc” rằng các nước thành viên EU đã không bắt đầu huấn luyện các lực lượng vũ trang Ukraine vào năm ngoái, để họ có thể được trang bị tốt hơn.
Ông đưa ra phát biểu trên vào thời điểm giá năng lượng tăng vọt – đặc biệt là sau khi Nga đóng nguồn cung cấp khí đốt Nord Stream 1, mà Điện Kremlin viện dẫn do các lệnh trừng phạt của phương Tây – đã khiến việc viện trợ vũ khí và ủng hộ các lệnh trừng phạt trên toàn EU bị lung lay, nhất là ở các quốc gia như như Đức và Italy.
Tuyên bố của ông Borrell cũng được đưa ra một tuần sau khi các bộ trưởng quốc phòng EU tranh luận tại Séc về cách điều phối tốt hơn các nguồn lực quân sự hỗ trợ cho Ukraine. Cụ thể, các bộ trưởng quốc phòng EU đã tranh luận về các cách để tối ưu hóa giữa viện trợ tài chính và quân sự, đặc biệt liên quan đến việc mua sắm số lượng lớn đạn dược và vũ khí như hệ thống phòng không mà Ukraine cần.
Tuần trước, các bộ trưởng quốc phòng EU đã ủng hộ việc thiết lập một phái đoàn huấn luyện quân sự của EU cho các lực lượng Ukraine. Trong những tuần gần đây, một số quốc gia thành viên đã huấn luyện riêng cho quân đội Ukraine, chủ yếu giúp vận hành các loại vũ khí mà họ viện trợ cho Kiev.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra đến nay, EU đã huy động 2,5 tỷ euro để tài trợ cho việc chuyển giao thiết bị quân sự cho Ukraine.
Mỹ đẩy mạnh cung cấp vũ khí cho Ukraine bằng đường biển
Giới chức Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã mở rộng chuyển giao vũ khí cho Ukraine bằng đường biển để hỗ trợ nước này đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Binh sĩ Ukraine bắn lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp. Ảnh: AFP
Theo đài RT, khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Lầu Năm Góc chủ yếu dựa vào các máy bay chở hàng để gửi viện trợ cho Chính phủ Ukraine. Vài tuần sau khi chiến sự bùng nổ, Washington bắt đầu sử dụng các tuyến đường biển để gửi một số vũ khí tới Ukraine. Sau đó, phương thức vận chuyển bằng đường biển được mở rộng đáng kể, khi Washington bắt đầu gửi các khẩu lựu pháo và vũ khí hạng nặng khác cho Ukraine.
Đại tá Lục quân Steven Putthoff, Phó Chỉ huy Bộ Tư lệnh Vận tải Mỹ, cho biết: "Khi chúng tôi bắt đầu cung cấp lựu pháo cho Kiev, chúng tôi biết rõ rằng họ sẽ cần thêm đạn dược. Vì vậy, chúng tôi lên kế hoạch trước, sau đó bắt đầu sử dụng phương thức vận tải biển nhiều hơn để viện trợ cho Kiev, đôi khi đạt mục tiêu trước yêu cầu".
Các nhà phân tích chỉ ra rằng máy bay vận chuyển vũ khí từ Mỹ đến châu Âu nhanh hơn nhiều, nhưng tàu có thể chở nhiều vũ khí hơn. Tờ Washington Post bình luận rằng việc chuyển đổi phương thức cung cấp vũ khí của Lầu Năm Góc báo hiệu giai đoạn mới của cuộc xung đột, khi Ukraine và các đồng minh chuẩn bị ứng phó với kịch bản được dự đoán là một cuộc xung đột khốc liệt, có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nữa.
Các quan chức quốc phòng Mỹ từ chối tiết lộ chi tiết các tuyến đường vận tải biển cụ thể được sử dụng để chuyển vũ khí tới Ukraine. Tuy nhiên, giới chức cho biết một số vũ khí đến từ Mỹ trực tiếp được chuyển tới chiến trường, trong khi số khác bổ sung cho kho dự trữ của Mỹ tại châu Âu, nơi từng chuyển vũ khí tới Ukraine trước đó.
Mỹ là nhà tài trợ vũ khí hàng đầu của Ukraine. Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt đến nay, quốc gia này đã cung cấp cho Ukraine hàng tỷ USD viện trợ quân sự và tài chính, cũng như các dữ liệu tình báo. Các loại vũ khí mà Mỹ đã chuyển giao cho quân đội Ukraine bao gồm hàng nghìn tên lửa phòng không Stinger, tên lửa chống tăng Javelin, bệ phóng tên lửa HIMARS, pháo M777 và hàng trăm chiếc máy bay không người lái chiến đấu.
Vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khoản viện trợ quân sự lớn nhất từ trước đến nay cho Ukraine trị giá gần 3 tỷ USD. Gói viện trợ mới này được công bố trong bối cảnh giao tranh vẫn tiếp diễn ở miền nam và đông Ukraine. Khoản viện trợ này sẽ giúp củng cố năng lực của quân đội Ukraine trong vòng 2 năm tới khi được trang bị các hệ thống phòng không, pháo binh, radar, máy bay trinh sát không người lái. Trước đó, Mỹ cũng đã cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ trị giá 775 triệu USD.
Nga đã nhiều lần cảnh báo về hành động "bơm" vũ khí cho Ukraine của Mỹ và các đồng minh, cho rằng chúng chỉ kéo dài xung đột và làm tăng nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp giữa Moskva và NATO. Nga cũng tuyên bố họ sẽ coi các lô vũ khí phương Tây cấp cho Kiev là mục tiêu tấn công hợp pháp của Moskva.
Truyền thông phương Tây thay đổi cách đưa tin về tình hình xung đột Nga - Ukraine Cho đến nay, có rất ít cơ hội cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về hòa bình giữa Moskva, Kiev, Washington và Brussels. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Bucha, ngoại ô Kiev ngày 4/4/2022. Ảnh: Reuters Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 6/8, trong thời gian diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva ở Ukraine, quan...