EU cần “kế hoạch B” để giúp kiến tạo hòa bình ở Ukraine
Hungary, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), cho rằng khối này cần xây dựng cách tiếp cận mới để tìm kiếm khả năng ngừng bắn và đàm phán hòa bình ở Ukraine.
RT dẫn lời Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 3/11 đánh giá việc lãnh đạo các nước thành viên EU xây dựng cách tiếp cận cuộc xung đột ở Ukraine theo hướng ủng hộ Kiev bằng mọi phương tiện để họ giành chiến thắng trước Nga trên thực địa là “quá tham vọng” và thiếu căn cứ.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: GettyImages
“Họ cho rằng Ukraine sẽ thắng và Nga sẽ thua, sau đó ban lãnh đạo ở Nga sẽ thay đổi và họ có thể đàm phán với ban lãnh đạo mới của Nga. Đây là một kế hoạch thất bại. Nó quá tham vọng nhưng sẽ không hiệu quả”, ông Orban nêu quan điểm.
Theo nhà lãnh đạo Hungary, EU cần xây dựng một chiến lược mới để tìm kiếm khả năng ngừng bắn, tái khởi động đàm phán hòa bình. “Hungary ủng hộ một ‘kế hoạch B’. Chúng tôi kêu gọi xây dựng cấu trúc an ninh châu Âu mới mà cả Nga và Ukraine đều có thể chấp nhận”, ông nói.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi Hungary tuần trước chặn gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro của EU cho Ukraine. Theo Reuters, Thủ tướng Orban đã tuyên bố Budapest chắc chắn không ủng hộ việc viện trợ bổ sung Ukraine trừ khi EU đưa ra được “một đề xuất rất chính đáng”.
Video đang HOT
Cùng ngày 3/11, hãng tin NBC dẫn lời một số quan chức Mỹ tiết lộ, Washington và EU đã bắt đầu thảo luận với Ukraine về khả năng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình mới với Nga.
Bản đồ tình hình kiểm soát trong chiến sự Ukraine không thay đổi đáng kể sau nửa năm qua. Đồ họa: CNN
NBC không nêu chi tiết nội dung của cuộc thảo luận, nhưng cho biết thêm rằng, các quan chức Mỹ, EU và Ukraine có thảo luận về những điều khoản mà Kiev có thể cần phải nhượng bộ để tiến đến một thỏa thuận chấp nhận được với Moscow.
Sau hơn 20 tháng giao tranh, xung đột Ukraine đang bước vào giai đoạn mà cả hai bên đều khó đạt đột phá trên chiến trường. Bản đồ tình hình kiểm soát trên thực địa được đánh giá là không có thay đổi nào đáng kể suốt nhiều tuần vừa qua.
Reuters ngày 4/11 dẫn lời Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, ông Valery Zaluzhnyi, gần đây thừa nhận tình trạng “bế tắc” trên chiến trường, đồng thời lo ngại một cuộc xung đột tiêu hao kéo dài sẽ có lợi cho Nga và đe dọa vị thế của Ukraine.
Mỹ nói chưa thể dự đoán thời điểm diễn ra đàm phán hòa bình ở Ukraine
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Washington vẫn chưa sẵn sàng dự đoán thời điểm bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giải quyết xung đột Ukraine.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo đài Sputnik (Nga), trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ, ông Sullivan nói: "Tôi sẽ không đặt thời gian biểu cho các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine, bởi chiến tranh là điều không thể dự đoán".
Ông Sullivan nói rằng các sự kiện đang diễn ra trên chiến trường sẽ có thể quyết định cách thức diễn ra cuộc đối thoại hòa bình ở Ukraine. Tuy nhiên, ông khẳng định cuối cùng cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev sẽ kết thúc trên bàn đàm phán.
Vị quan chức này lưu ý Washington có ý định giúp Kiev đạt được nhiều tiến bộ nhất có thể trên chiến trường để nước này giành vị thế thuận lợi nhất trên bàn đàm phán hòa bình trong tương lai.
Trước đó, hôm 2/6 Điều phối viên Truyền thông Chiến lược của Nhà Trắng John Kirby cho biết Mỹ ủng hộ sáng kiến của bất kỳ quốc gia nào nhằm thiết lập hòa bình ở Ukraine, nhưng phản đối lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.
"Chúng tôi sẽ hỗ trợ nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào nếu họ giúp tìm ra con đường dẫn đến một nền hòa bình lâu dài, phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Nhưng chúng tôi không thể và sẽ không ủng hộ những lời kêu gọi ngừng bắn chỉ đơn giản là đóng băng các đường phân giới địa chính trị hiện có", ông Kirby nói.
Theo ông Kirby, việc đưa ra thỏa thuận ngừng bắn như vậy sẽ giúp Nga có thời gian nghỉ ngơi, tái vũ trang và chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm năng mới.
Nga và Ukraine đã tiến hành một số cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột, nhưng các cuộc hòa đàm đã bị đình trệ kể từ cuối tháng 3 năm ngoái. Điện Kremlin cho biết Nga không nhận thấy triển vọng cho giải pháp chính trị nào do tình hình Ukraine đang rất phức tạp.
Hồi tháng 5, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Moskva thấy không có ích gì khi tiến hành đàm phán về tình hình ở Ukraine và các vấn đề xung quanh ở thời điểm hiện tại.
Nêu điều kiện đàm phán, Điện Kremlin muốn Kiev công nhận chủ quyền của Nga đối với bản đảo Crimea đã sáp nhập nước này vào năm 2014, đồng thời công nhận việc sáp nhập các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia của Ukraine hồi tháng 10/2022.
Về phần mình, Ukraine đã bác bỏ những yêu cầu trên. Bình luận triển vọng hòa đàm chấm dứt xung đột, Ukraine cho rằng trước tiên Nga phải đáp ứng những điều kiện của Kiev. Các điều kiện này gồm rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, chịu trách nhiệm trước tòa án quốc tế, bồi thường thiệt hại và cuối cùng là Ukraine có được cam kết an ninh của các bên.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Kiev không nhận thấy có bất kỳ hoàn cảnh nào để trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Zelensky nói rằng ông sẽ không gặp Tổng thống Putin cho đến khi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.
Các nước phương Tây đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm tên lửa phòng không, hệ thống phóng rocket đa nòng, xe tăng, pháo tự hành và súng phòng không kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hơn một năm trước.
Moskva đã cảnh báo rằng việc chuyển giao vũ khí không đóng góp vào một giải pháp hòa bình và làm leo thang xung đột hơn nữa, có nguy cơ kéo toàn bộ NATO tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
Cuộc phản công của Kiev có thể 'dọn đường' cho cuộc đàm phán hòa bình với Nga? Một số quan chức Mỹ và châu Âu tin rằng chiến dịch phản công của Ukraine có thể "dọn đường" cho các cuộc đàm phán giữa Kiev - Moskva vào cuối năm nay, và Trung Quốc có thể là bên trung gian đưa Nga vào bàn đàm phán. Binh sĩ Ukraine tập luyện bắn súng máy từ xe bọc thép chở quân (APC)...