EU cam kết giảm ít nhất 55% lượng khí thải CO2 vào năm 2030
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 21/4 ra tuyên bố cho biết, Nghị viện châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về mục tiêu cắt giảm ít nhất 55% khí thải carbon từ nay đến năm 2030.
Khí thải bốc lên từ nhà máy ở Saint-Avold, miền đông nước Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố nêu rõ: “Luật Khí hậu châu Âu tôn trọng cam kết của EU nhằm đạt được trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 và mục tiêu trung gian giảm lượng khí thải ròng ít nhất 55% vào năm 2030 so với mức của năm 1990″.
Tuyên bố trên được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu do Mỹ khởi xướng diễn ra vào ngày 22-23/4. Hội nghị sẽ do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì và được kỳ vọng mang lại các cam kết mạnh mẽ hơn về khí hậu.
Trước thềm hội nghị trên, Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mục tiêu tham vọng hơn của Mỹ, theo đó đến năm 2030 sẽ cắt giảm ít nhất 50% lượng khí thải so với các mức của năm 2005, tương đương 47% so với các mức của năm 2010.
Trước đó, các nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã phát biểu rằng một cam kết xuyên Đại Tây Dương về lộ trình không phát thải ròng vào năm 2050 sẽ làm cho tính trung lập về khí hậu trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu mới. EU đã cam kết cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ròng xuống 0 vào năm 2050, trong khi Tổng thống Joe Biden cũng đưa ra cam kết tương tự cho nền kinh tế Mỹ.
Các nhà khoa học cho biết, thế giới phải đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp và ngăn chặn những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.
Chính quyền Mỹ đã gửi thư mời khoảng 40 nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị này, trong đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận sẽ tham dự.
Hội nghị diễn ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Glasgow, Scotland (Anh). Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres coi hội nghị khí hậu tuần này là thời khắc quyết định để “thúc đẩy hay bỏ lỡ” các nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
COVID-19: Tổng thống Indonesia kiểm tra công tác tiêm vaccine tại Bali
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 16/3 đã đến hòn đảo nghỉ mát Bali để thị sát công tác tiêm vaccine cho công nhân ngành du lịch tại khu vực này.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đến Bali. (Nguồn: antaranews)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 16/3 đã đến hòn đảo nghỉ mát Bali để thị sát công tác tiêm vaccine cho công nhân ngành du lịch tại khu vực này. Ông Widodo dự kiến sẽ thăm Denpasar, thủ phủ tỉnh Bali và huyện Gianyar.
Hiện Bali vẫn đóng cửa đối với du khách nước ngoài do lo ngại dịch COVID-19 lây lan, gây tác động lớn đến ngành du lịch của tỉnh này.
Tính đến ngày 15/3, Bali ghi nhận gần 37.000 ca mắc COVID-19 với 1.021 người tử vong.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tai Seoul, nhóm xúc tiến tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Hàn Quốc trong buổi họp báo thường kỳ ngày 16/3 cho biết người nước ngoài cư trú trên 3 tháng tại nước này sẽ có thể được tiêm vaccine phòng COVID-19 như công dân Hàn Quốc.
Nhóm đối tượng này sẽ được tiêm phòng từ tuần đầu tiên của tháng 4, thời điểm bắt đầu tiêm cho công dân Hàn Quốc trên 65 tuổi.
Trước đó một ngày, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong quý 2. Theo đó, bắt đầu từ tháng 4, Seoul sẽ tiêm phòng cho người trên 75 tuổi trước, sau đó tới người từ 65 đến 74 tuổi.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhận được tổng cộng hơn 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng Pfizer/BioNTech sản xuất trong quý 2 năm nay.
Con số trên bao gồm 10 triệu liều, đáng lẽ sẽ được bàn giao vào quý 3 và quý 4 theo kế hoạch ban đầu. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen khẳng định đây là thông tin tích cực, giúp các nước thành viên chủ động phân phối vaccine và có khả năng thu hẹp khoảng cách giữa đợt giao hàng.
Vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer/BioNTech phát triển trong một thời gian ngắn kỷ lục và đã được đưa vào sản xuất ngay sau khi được EU cấp phép vào cuối tháng 12/2020.
Tuy nhiên, ngày 15/1 vừa qua, Pfizer cho biết việc vận chuyển vaccine sẽ bị trì hoãn trong vòng 3-4 tuần do tiến độ sản xuất tại nhà máy chính của hãng ở Bỉ. Sau đó, Pfizer và BioNTech thông báo sẽ rút ngắn thời gian chậm giao hàng xuống còn 1 tuần.
Việc trì hoãn này đã gây quan ngại cho các nước châu Âu, trong bối cảnh nhiều nước EU chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, Chủ tịch EC khẳng định sau giai đoạn trục trặc ban đầu, các công ty BioNTech và Pfizer đã có quy trình sản xuất ổn định.
Bà von der Leyen cũng bày tỏ kỳ vọng EU có thể nhận được 100 triệu liều mỗi tháng từ tháng 4 tới, với tổng cộng khoảng 300 triệu liều vào cuối tháng 6, khi năng lực sản xuất của các công ty được nâng cao cũng như việc có thêm vaccine được EU cấp phép sử dụng.
Ủy ban Châu Âu tăng cường hỗ trợ tài chính cho Hungary Theo Nhật báo Hungary, Ủy ban châu Âu mới đây cho biết họ đã giải ngân thêm 304 triệu euro hỗ trợ tài chính cho Hungary trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ giảm nguy cơ thất nghiệp khẩn cấp. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen. (Ảnh: THX/TTXVN) Theo Nhật báo Hungary (hungarytoday.hu) ngày 3/2, Ủy ban châu Âu mới đây cho...