EU cấm dầu Nga: Hai bên đều thiệt
Việc Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu phần lớn dầu Nga sẽ không chỉ tạo thêm áp lực cho Nga, mà còn với chính các nước EU và làm trầm trọng thêm những cuộc khủng hoảng khác đang diễn ra trên thế giới.
Bồn chứa dầu tại Nhà máy lọc dầu Duna của Hungary, nơi tiếp nhận dầu thô của Nga thông qua đường ống Druzhba – Ảnh: AFP
Ngày 30-5, EU đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 6 áp lên Nga, trong đó có thỏa thuận cấm nhập khẩu phần lớn dầu từ Nga. “Biện pháp trừng phạt này sẽ lập tức ảnh hưởng tới 75% lượng dầu nhập từ Nga”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel viết trên Twitter sau cuộc họp thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu tại Brussels (Bỉ) cùng ngày.
EU gây “sức ép tối đa”
Lệnh cấm sẽ áp dụng với dầu Nga được vận chuyển bằng đường biển, chiếm khoảng 2/3 lượng dầu nhập từ Nga vào châu Âu. Ngoài ra việc Đức và Ba Lan cam kết ngừng nhập khẩu dầu thông qua phần phía bắc của đường ống Druzhba dự kiến sẽ đưa lượng dầu Nga bị EU cấm nhập khẩu lên tới 90% vào cuối năm nay.
EU vẫn sẽ miễn trừ tạm thời lệnh cấm với dầu được vận chuyển từ Nga bằng đường ống. Điều này nhằm giúp Hungary, Slovakia và CH Czech có thêm thời gian chuẩn bị để dừng hẳn việc nhập dầu của Nga.
Việc EU đạt thỏa thuận nói trên sau nhiều tuần đàm phán khó khăn đã giải quyết thế bế tắc của khối trong việc đưa ra lệnh trừng phạt cứng rắn nhất với Nga vì chiến dịch quân sự tại Ukraine. Trước đó Hungary phàn nàn EU đã không tính tới các nhu cầu an ninh năng lượng của họ do Budapest phụ thuộc vào đường ống dẫn dầu Druzhba của Nga.
Ngoài cấm nhập khẩu phần lớn dầu Nga, EU cũng nhất trí loại Sberbank (ngân hàng lớn nhất của Nga) khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, áp lệnh cấm 3 hãng phát thanh truyền hình nhà nước của Nga, trừng phạt thêm các cá nhân liên quan chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Video đang HOT
Theo Hãng tin Tass, trước động thái của EU, ngày 31-5 ông Mikhail Ulyanov, đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở ở Vienna (Áo), cho biết Nga sẽ tìm các nhà nhập khẩu dầu khác thay thế.
Các đường ống dẫn dầu chính giữa Nga và châu Âu Nguồn: S&P Global Platts, BBC – Dữ liệu: BẢO ANH – Đồ họa: TẤN ĐẠT
Đổ thêm dầu vào lửa
Nếu việc nhất trí thông qua thỏa thuận cấm nhập phần lớn dầu Nga của EU được ông Charles Michel coi là “thành tựu đáng kể”, thì điều này sẽ khiến quan hệ Nga – phương Tây càng thêm căng thẳng và cuộc xung đột Nga – Ukraine càng khó tìm lối thoát.
Việc này cũng có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới những nỗ lực giải quyết các cuộc khủng hoảng khác, như khủng hoảng lương thực, nhất là khi Nga đang bày tỏ thiện chí trong việc giải quyết các vấn đề này. Mới đây Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nói Matxcơva sẵn sàng tạo điều kiện xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Ukraine, và Nga sẵn sàng tăng xuất khẩu nông sản cũng như phân bón nếu các lệnh trừng phạt áp lên Matxcơva được dỡ bỏ.
Lúc này Nga phải tìm các nhà nhập khẩu dầu khác, còn EU cũng phải tìm nguồn cung thay thế. Trước mắt Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đã đồng ý “đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo” để bù đắp cho việc cắt giảm dầu Nga.
Việc EU cấm nhập khẩu phần lớn dầu Nga cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới tính cạnh tranh trên thị trường dầu của khối này. Các nhà máy lọc dầu kết nối với đường ống từ Nga được hưởng lợi thế về giá. Dầu thô Urals của Nga đang được giao dịch ở mức khoảng 93 USD/thùng, thấp hơn so mức giá khoảng 120 USD/thùng của dầu thô Brent (được xem là tiêu chuẩn cho giá dầu thế giới). Khoảng 36% lượng dầu nhập khẩu của EU đến từ Nga.
Lệnh cấm của EU với dầu Nga sẽ làm tăng thêm áp lực cho thị trường năng lượng vốn đã rất căng thẳng. Giá năng lượng đã tăng vọt trong năm qua, góp phần vào tình trạng lạm phát nóng ở nhiều nước. Trong khi đó Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) dự kiến vẫn bám sát kế hoạch ban đầu là chỉ tăng sản lượng dầu lên 432.000 thùng/ngày trong tháng 7.
“Việc áp thêm lệnh cấm lên dầu thô Nga được giao bằng đường biển sẽ thắt chặt nguồn cung vốn đã căng thẳng giữa lúc nhu cầu tăng khi mùa cao điểm đi lại bằng xe ở Mỹ bắt đầu” – ông Avtar Sandu, nhà quản lý hàng hóa tại nền tảng giao dịch Philip Nova ở Singapore, nhận định.
Giá dầu tăng sau thỏa thuận của EU
Theo kênh CNBC, ngày 31-5, giá dầu đã tăng vọt sau khi các nhà lãnh đạo EU đạt được thỏa thuận cấm nhập khẩu phần lớn dầu của Nga.
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7 tăng 3,7% lên 119,3 USD/thùng, còn giá dầu Brent giao sau tăng 1,9% lên 124 USD/thùng. Các hợp đồng giao tháng 8 cũng được giao dịch với giá cao hơn: dầu thô WTI tăng 3,8% lên 116,5 USD/thùng và dầu Brent tăng 2,1% lên 120 USD/thùng.
Tại sao Odessa lại quan trọng với cả Ukraine và Nga?
Odessa là cảng biển lớn nhất ở Ukraine, tuyến giao thương huyết mạch kết nối nước này với kinh tế toàn cầu.
Nhiều tuyến tường bao tải cát được dựng lên ở khu trung tâm Odessa. Ảnh: Getty Images
Đường phố ở Odessa lại hối hả, nhưng lần này là do các đợt tấn công bằng tên lửa thi thoảng dội xuống, phá vỡ nhịp sống thường nhật của thành phố. Các tòa nhà ốp đá lộng lẫy thuộc khu trung tâm lịch sử giờ được gia cố thêm bao tải cát. Hầu như chẳng còn ai lui tới những bãi biển trên Biển Đen, khu vực hiện được rải thủy lôi dày đặc. Lệnh giới nghiêm được áp đặt sau 10 giờ tối, khiến gần 500.000 dân trong thành phố phải ở trong nhà.
Ở thời điểm hiện tại, Odesssa có được chút êm ả. Nga giảm tham vọng trong chiến lược quân sự ở Ukraine, tập trung vào mục tiêu ở khu vực Donbass miền đông. Nhưng điều tội tệ hơn có thể vẫn còn ở phía trước. Odessa có tầm quan trọng rất lớn về chiến thuật, kinh tế và biểu tượng. Cảng Odessa giữ vai trò quyết định giúp xử lý khủng hoảng lương thực ngày một lộ rõ trên phạm vi toàn cầu. Vậy tại sao Odessa lại thiết yếu với cả Nga và Ukraine?
Được mệnh danh là "hòn ngọc Biển Đen", thành phố cảng lớn thứ ba tại Ukraine này từng là được coi là "vương miện" của đế chế Nga. Odessa được thành lập vào năm 1794, theo sắc lệnh của Nữ hoàng Catherine Đại đế và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại của Nga.
Tầm quan trọng lịch sử của Odessa có thể chính là nhân tố giúp thành phố tránh được các đợt tấn công tồi tệ nhất từ Nga, khắc hẳn với số phận của Mariupol, cảng biển lớn nhất ở Biển Azov, cách Odessa 500 km về phía đông. Như nhiều khu vực khác ở miền đông, Odessa có cộng đồng người nói tiếng Nga chiếm đa số.
Odessa cũng rất quan trọng về mặt kinh tế. Bốn cảng biển lớn dọc Biển Đen gồm Odessa, Pivdennyi, Chornomorsk và Mykolaiv chuyên chở 70% sản lượng hàng xuất khẩu của Ukraine. Trong đó, Pivdennyi và Chornomorsk đã bị đóng cửa. Việc Nga phong tỏa Biển Đen cùng với hoạt động rải thủy lôi phòng thủ của Ukraine khiến mọi hoạt động vận tải biển ở những khu vực này bị đình trệ, trong đó có xuất khẩu lúa mỳ - mặt hàng Ukraine đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu.
Chính điều này là một tác nhân đẩy giá lúa mỳ trên thị trường thế giới tăng 50% kể từ đầu năm. Giới chức phương Tây cáo buộc Nga sử dụng đòn phong tỏa này để "đe dọa" thế giới, lấy khan hiếm thị trường làm lá bài mặc cả giữa bỏ cấm vận chống Moskva với dỡ phong tỏa cảng biển ở Ukraine.
Về phần mình, Moskva khẳng định giá lương thực tăng cao hiện nay là do hệ quả của lệnh trừng phạt phương Tây dựng lên chống Nga. Phát biểu trước báo giới ngày 23/5, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng chính trừng phạt chống Nga là nguyên nhân gốc rễ gây ra nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Sức ép mở cửa trở lại hoạt động các cảng biển trên Biển Đen sẽ ngày một lớn. Nông dân Ukraine bước vào vụ gieo hạt mới khoảng một tháng trước, nhưng thách thức nằm ở chỗ quốc gia này không còn đủ kho chứa. Theo học giả Slawomir Matuszak thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu có trụ sở ở Warsaw, Ba Lan, vụ mùa tới tạo thêm cho Ukraine 30 triệu tấn lương thực xuất khẩu, chưa kể hơn 20 triệu tấn khác đang ùn ứ trong các kho chứa silo.
30 triệu tấn lương thực này lớn hơn gấp 50 lần lượng hàng Ukraine xuất đi trong tháng 4 vừa qua. Giải pháp vận tải xuất khẩu thay thế bằng đường sắt và đường bộ chỉ có thể xử lý một phần nhỏ lượng hàng tồn kho, với mức chi phí đắt đỏ hơn so với vận tải bằng đường biển. Giới lãnh đạo thế giới rốt ráo tìm kiếm cách thức giúp giải phóng xuất khẩu ngũ cốc cho Ukraine, nhưng đến giờ vẫn chưa thành công.
Ở thời điểm hiện tại, Nga dồn nỗ lực quân sự vào vùng Donbass. Nhưng trước đó, quân Nga cũng đã dập tắt kháng cự của Ukraine ở Mariupol.
Một trong những cách Nga có thể triển khai là tiến quân về phía tây qua ngả Mykolaiv, để từ Odessa tiến đến Transnistria, một khu vực có thiên hướng ly khai thân Nga ở Moldova.
Các đòn tấn công tên lửa của Nga dội xuống Odessa chủ yếu nhằm đánh sập hạ tầng của thành phố, trong đó có khu vực sân bay và cây cầu Zatoka - cầu đường sắt huyết mạch đối với hoạt động giao thương giữa Ukraine với Romania và Bulgaria.
Odessa hiện vẫn trụ vững trước các đòn đánh từ Nga, chiếm giữ thành phố này có thể là phần công việc khó khăn nhất trong chiến dịch quân sự của Nga. Số phận của Odessa ra sao sẽ có tác động lan tỏa vượt khỏi biên giới Ukraine.
Giải pháp nào để kho lương thực chất đầy ở Ukraine ra được thị trường thế giới? Không có nhiều lựa chọn dễ dàng để ngũ cốc chất đầy trong kho tại Ukraine đi ra thị trường toàn cầu. Odessa là cảng biển huyết mạch đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Ukraine. Ảnh: Getty Images Trận đánh Gallipoli năm 1915 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất có một phần nguyên nhân là do khủng hoảng lương thực...