EU bổ sung 2 thủ lĩnh IS ở Mozambique vào danh sách trừng phạt
Theo EU, các hoạt động của 2 trong số các thủ lĩnh của tổ chức IS “làm gia tăng nguy cơ khủng bố ở Mozambique và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với EU cũng như sự ổn định của khu vực và quốc tế.”
Các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Mozambique. (Nguồn: The Guardian)
Hội đồng châu Âu hôm 24/4 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối 2 trong số các thủ lĩnh của tổ chức khủng bố ” Nhà nước Hồi giáo” (IS) liên quan tới cuộc nổi dậy ở tỉnh Cabo Delgado giàu dầu khí của Mozambique.
Abu Yasir Hassan sinh ra ở Tanzania và Bonomade Machude Omar – sinh ra ở Cabo Delgado, Mozambique – đã bị EU liệt vào danh sách những kẻ phải “chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công khủng bố và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.”
Theo EU, các hoạt động của những người này “làm gia tăng nguy cơ khủng bố ở Mozambique và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với EU cũng như sự ổn định của khu vực và quốc tế.”
Từ năm 2021, EU đã khởi động sứ mệnh huấn luyện quân sự tại Mozambique nhằm giúp quân đội chính phủ chống lại phiến quân có quan hệ với tổ chức IS tự xưng tại tỉnh Cabo Delgado ở miền Bắc quốc gia nằm ở Đông Nam châu Phi này.
Theo đó, EU đã cử 100 binh sỹ đến Mozambique vào tháng 9/2021 và chính thức bắt đầu sứ mệnh huấn luyện các đơn vị phản ứng nhanh của Mozambique trong 2 năm.
Video đang HOT
Tình trạng bạo lực do hoạt động của IS tại khu vực Cabo Delgado ở Mozambique đã khiến nhiều người thiệt mạng và gây những hậu quả nghiêm trọng khác.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ước tính hơn một triệu người đã phải di dời ở Cabo Delgado và hơn hai triệu người khác đang cần viện trợ nhân đạo do hậu quả của xung đột tại đây./.
EU triển khai lực lượng tới "điểm nóng" trung chuyển người di cư
"Là một giao lộ quan trọng, đây thường là nơi mà những kẻ buôn người, buôn lậu và tội phạm cố gắng tìm cách lách luật".
Cơ quan bảo vệ biên giới của Liên minh châu Âu (Frontex) đã bắt đầu chính thức triển khai lực lượng tại Bắc Macedonia hôm 20/4, mở rộng hoạt động bên ngoài khối tới quốc gia thứ 5, nhằm quản lý các luồng di cư, chống nhập cư bất hợp pháp và giải quyết tội phạm xuyên biên giới.
Hơn 100 lính biên phòng sẽ hỗ trợ các cuộc tuần tra dọc theo biên giới phía Nam của Bắc Macedonia với Hy Lạp, nơi hoạt động buôn lậu đã gia tăng sau khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng vào năm ngoái.
Theo Hội đồng châu Âu (Consilium), tăng cường kiểm soát dọc biên giới của Bắc Macedonia sẽ góp phần tăng cường hơn nữa an ninh tại biên giới bên ngoài của EU.
"Là một giao lộ quan trọng, đây thường là nơi mà những kẻ buôn người, buôn lậu và tội phạm cố gắng tìm cách lách luật", Giám đốc Điều hành Frontex Hans Leijtens cho biết trong một buổi lễ ở thủ đô Skopje của Bắc Macedonia.
"Chúng ta phải đoàn kết để đảm bảo rằng biên giới của chúng ta không bị lợi dụng bởi những kẻ tìm cách kiếm lợi từ hoàn cảnh khó khăn của người khác".
Ngoài Bắc Macedonia, Frontex đang hoạt động ở 4 quốc gia khác ngoài EU, bao gồm 3 quốc gia Tây Balkan là Albania, Serbia, Montenegro và quốc gia Đông Âu Moldova, với khoảng 300 sĩ quan đã hoạt động ở khu vực Tây Balkan.
Giám đốc Điều hành Frontex Hans Leijtens (trái) và Bộ trưởng Nội vụ Bắc Macedonia Oliver Spasovski trong buổi ra mắt chính thức lực lượng Frontex ở Bắc Macedonia, ngày 20/4/2023. Ảnh: Post Register
Bắc Macedonia là thành viên NATO từ năm 2019 và tìm cách gia nhập EU từ gần 20 năm nay. Với việc các cuộc đàm phán gia nhập đã chính thức bắt đầu vào tháng 7/2022, quốc gia Tây Balkan này coi thỏa thuận với Frontex là một bước đi giúp kéo gần con đường gia nhập EU hơn.
Theo một thỏa thuận được ký vào tháng 10 năm ngoái, Frontex sẽ triển khai hơn 100 sĩ quan, phương tiện và thiết bị ở biên giới Bắc Macedonia với Hy Lạp. Thỏa thuận có hiệu lực đến ngày 24/1/2024, nhưng có thể được gia hạn thêm.
Các hoạt động chung với cảnh sát quốc gia cũng có thể diễn ra dọc theo biên giới của các quốc gia láng giềng khác đã hợp tác với cơ quan EU, bao gồm cả Serbia và Albania.
Thủ tướng Bắc Macedonia Dimitar Kovachevski cho biết, hợp tác với Frontex sẽ giúp quốc gia Balkan nhỏ bé chống lại các tổ chức tội phạm quốc tế.
"Đối với chúng tôi, Frontex có nghĩa là bảo vệ biên giới của chúng tôi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước chúng tôi", ông nói.
Bộ trưởng Nội vụ Bắc Macedonia Oliver Spasovski chào đón các sĩ quan của Cơ quan bảo vệ biên giới của Liên minh châu Âu (Frontex), ngày 19/4/2023. Ảnh: Bộ Nội vụ Bắc Macedonia
Bộ trưởng Nội vụ Bắc Macedonia Oliver Spasovski cho biết, tuyến đường di cư Tây Balkan năm ngoái chứng kiến gần một nửa số trường hợp nhập cảnh trái phép vào EU.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), lượng di cư qua Tây Balkan đã tăng gần 60% vào năm 2022 so với năm trước đó, và tăng hơn 3 lần trong 4 năm qua.
"Theo số liệu thống kê về di cư trong năm nay, Tây Balkan vẫn là một tuyến đường di cư hấp dẫn đến EU", ông Spasovski cho biết.
"Đó là lý do tại sao hoạt động chung mà chúng tôi triển khai hôm nay nhằm mục đích kiểm soát dòng người di cư và đối phó hiệu quả hơn với các hoạt động tội phạm xuyên biên giới, bao gồm đưa người di cư trái phép, buôn người và khủng bố - những thách thức toàn cầu", ông nói.
Đối mặt khủng hoảng lương thực, 3 triệu người ở vùng Sừng châu Phi cần viện trợ khẩn Trong một báo cáo tổng quan về tình hình, ngày 4/7, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đã hối thúc khoản hỗ trợ 93,4 triệu USD để đáp ứng nhu cầu viện trợ nhân đạo cho 3 triệu người ở 4 quốc gia vùng Sừng châu Phi, bao gồm Djibouti, Ethiopia, Kenya và Somalia. Người dân chuyển bột mì cứu trợ của...