EU bị chỉ trích vì sửa danh sách thiên đường thuế
Danh sách đen thiên đường thuế của EU bị gọi là “trò đùa” vì loại bỏ Anguilla, Dominica và Quần đảo Seychelles, sau khi Hồ sơ Pandora được công bố.
“Liên minh châu Âu (EU) đang làm ngơ những thiên đường thuế thực sự, trong khi xem xét đưa vào danh sách đen các nước nghèo không đăng ký tham gia hiệp định thuế toàn cầu sắp tới”, Chiara Putaturo, chuyên gia về thuế EU thuộc liên minh từ thiện quốc tế Oxfam của Anh, hôm nay cho biết.
Bình luận của Putaturo được đưa ra ngay sau khi EU công bố những sửa đổi trong danh sách đen gồm các nước và vùng lãnh thổ bị xác định là thiên đường thuế, tức là đánh thuế thấp hoặc miễn thuế. Anguilla, lãnh thổ hải ngoại của Anh ở vùng Caribe, cùng Dominica và Quần đảo Seychelles được xóa khỏi danh sách.
Các nhà hoạt động châm biếm về vấn đề thiên đường thuế bên ngoài địa điểm họp của EU tại Brussels, Bỉ, hồi tháng 12/2017. Ảnh: Reuters .
“Quyết định loại bỏ Anguilla, vùng tài phán duy nhất còn giữ mức thuế 0%, và Quần đảo Seychelles, trung tâm trong vụ bê bối thuế mới nhất, khiến danh sách đen của EU trở thành trò đùa”, Putaturo đề cập đến Hồ sơ Pandora, cuộc điều tra được Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố hôm 3/10.
Video đang HOT
Các bộ trưởng tài chính EU thông qua danh sách này trong cuộc họp tại Luxembourg. Sau những sửa đổi, danh sách hiện còn 9 khu vực pháp lý bị coi là không hợp tác vì các mục đích thuế, đặc biệt trong việc chia sẻ thông tin thuế theo thỏa thuận của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Anguilla, Dominica và Quần đảo Seychelles được hạ xuống một danh sách phụ, gồm những nơi được EU coi là cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn thuế quốc tế, nhưng chưa đạt được điều đó. Nhiều vùng tài phán khác bị thêm vào danh sách phụ này, như Costa Rica, Malaysia hay Qatar.
Trong một tuyên bố, Oxfam cho rằng danh sách của EU không hiệu quả và không đầy đủ khi nhìn vào Hồ sơ Pandora. Gần 12 triệu tài liệu bị rò rỉ cho thấy hàng trăm người thuộc giới thượng lưu trên thế giới đã sử dụng các thiên đường thuế để che giấu tài sản và các khoản đầu tư.
Với 2,94 terabyte dữ liệu, Hồ sơ Pandora được xem là đợt rò rỉ dữ liệu về công ty offshore (mô hình công ty ngoại biên, đăng ký và hoạt động ở nước ngoài) có quy mô lớn nhất lịch sử, tạo ra “cơn sóng thần” phơi bày tài sản bí mật ở nước ngoài của giới siêu giàu tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
"Hồ sơ Pandora" hé lộ công ty bình phong giúp giới giàu có giấu tiền
Theo "Hồ sơ Pandora", một công ty luật ở Panama đã đứng ra lập hàng loạt công ty bình phong giúp cất giấu tài sản ở các thiên đường thuế cho hơn 160 chính khách và quan chức trên thế giới.
Giới chức Panama lo ngại, việc công bố Hồ sơ Pandora sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của đất nước này khi bị coi là "thiên đường thuế" (Ảnh minh họa: Getty).
Công ty luật có tiếng tăm ở Panama "Aleman, Cordero, Galindo & Lee", hay còn gọi là Alcogal, trở thành tâm điểm trong Hồ sơ Pandora - tập hợp gồm gần 12 triệu tài liệu do Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố. Hồ sơ Pandora điểm tên giới siêu giàu cất giấu tài sản ở các thiên đường thuế, trong đó có các chính trị gia, tỷ phú.
Nhiều tài liệu cho thấy Alcogal có liên quan đến việc thành lập khoảng 14.000 công ty bình phong ở nước ngoài để cất giữ tiền cho khoảng 15.000 khách hàng ở các thiên đường thuế kể từ năm 1996.
Dựa vào các tài liệu, ICIJ cáo buộc: "Trong 3 thập niên qua, Alcogal đã trở thành thỏi nam châm thu hút giới giàu có và quyền lực ở Mỹ Latinh và các khu vực khác có mong muốn cất giấu tài sản ở nước ngoài. Công ty này đã đóng vai trò là bên trung gian cho hơn 160 chính trị gia và quan chức nhà nước".
Báo cáo của ICIJ cho biết thêm: "Các công ty như Alcogal giúp những khách hàng có tiềm lực tài chính tìm nơi cất giấu tài sản, đôi khi là để lách thuế hoặc tránh cơ quan điều tra".
Alcogal đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên và tuyên bố đang xem xét các hành động pháp lý để bảo vệ danh tiếng của mình.
"Alcogal bác bỏ những phỏng đoán, cáo buộc không chính xác trong Hồ sơ Pandora", Alcogal cho biết, đồng thời tuyên bố sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra bất cứ sai phạm nào.
Một số chính khách có tên trong Hồ sơ Pandora cũng lên tiếng phản bác, trong đó có cựu Tổng thống Panama Ricardo Martinelli.
Việc công bố Hồ sơ Pandora được cho là có thể kéo theo một cơn "địa chấn" trên chính trường thế giới. Giới chức Panama lo ngại rằng, Hồ sơ Pandora sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nước này, nhất là sau khi đã bị ảnh hưởng phần nào bởi đợt công bố Hồ sơ Panama vài năm trước.
Chính phủ Panama đã thông qua một công ty luật để gửi thư để phản đối việc công bố Hồ sơ Pandora của ICIJ. Bức thư này nói rằng, bất kỳ ấn phẩm nào tuyên truyền thông tin sai lệch rằng Panama là thiên đường thuế sẽ gây ra hậu quả khó lường cho đất nước và nhân dân Panama. "Panama năm 2016 không giống với Panama ngày nay", bức thư nhấn mạnh khi ngầm đề cập đến việc công bố Hồ sơ Panama năm 2016.
Hồ sơ Pandora là tập hợp tài liệu từ những năm 1970, nhưng chủ yếu trong giai đoạn từ 1996 - 2020. Các tài liệu gồm email, biên bản ghi nhớ, hồ sơ thành lập công ty, giấy chứng nhận, báo cáo từ 14 công ty dịch vụ tài chính ở các quốc gia gồm Quần đảo Virgin (Anh), Panama, Belize, Cộng hòa Síp, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Singapore và Thụy Sĩ.
Tài liệu đề cập đến các giao dịch tài chính, tài sản bí mật của hàng trăm nguyên thủ, quan chức và cựu quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, báo cáo của ICIJ cũng nhấn mạnh, không phải ai có tên trong Hồ sơ Pandora cũng bị cáo buộc sai phạm.
Những ai đứng đằng sau vụ rò rỉ Hồ sơ Pandora chấn động? Vụ rò rỉ thông tin về tài sản của giới lãnh đạo và nhà giàu ở các thiên đường thuế hải ngoại có thể khiến một số nhân vật "nóng mặt" vì bị nhắc tên, nhưng có thể không khiến ai phải ngồi tù. Mục tiêu sâu xa của Hồ sơ Pandora là gì? Vậy tại sao Hiệp hội Nhà báo Điều tra...