EU, Armenia hướng đến mối quan hệ đối tác chiến lược mới
Liên minh châu Âu (EU) muốn thực hiện một kế hoạch tham vọng nhằm tăng cường quan hệ với Armenia.
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, ngày 13/2, tại Brussels, các quan chức EU và Armenia đã tiến hành cuộc họp Hội đồng Đối tác dưới sự chủ trì của Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, Josep Borrell và Ngoại trưởng Armenia, ông Ararat Mirzoyan.
Tổng vụ trưởng Khu vực Láng giềng và Mở rộng châu Âu của Ủy ban châu Âu (EC), Gert Jan Koopman, cũng tham dự.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, các bên khẳng định lợi ích chung và cam kết làm sâu sắc thêm mối quan hệ dựa trên các giá trị chung. Để đạt được mục tiêu này, hai bên đã nhất trí triển khai Chương trình Nghị sự Đối tác EU-Armenia mới, thiết lập các ưu tiên chung đầy tham vọng hơn cho hợp tác trong mọi lĩnh vực.
Hai bên đã xem xét việc thực hiện Thỏa thuận Đối tác Toàn diện và Nâng cao, đồng thời hoan nghênh những tiến bộ đạt được được nêu trong Báo cáo thực hiện quan hệ đối tác được công bố gần đây. Hội đồng Đối tác cũng thảo luận về đối thoại và cải cách chính trị, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền, kinh tế, thương mại và hợp tác giữa các ngành, cũng như vấn đề di cư, đi lại và triển vọng khởi động một cuộc đối thoại về tự do hóa thị thực. EU khuyến khích Armenia đẩy mạnh cải cách để đạt được tiến bộ trong vấn đề này.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan, Đại diện cấp cao của EU Joseph Borrell cho biết hai bên đã quyết định thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược mới. Ông nói: “Quyết định này gửi đến cho chúng tôi một tín hiệu mạnh mẽ về lợi ích chung trong giai đoạn chiến lược mới của mối quan hệ và sẽ cung cấp lộ trình cũng như tầm nhìn rõ ràng cho con đường phía trước”.
Quan chức EU hoan nghênh các bước đi mà Armenia thực hiện trong cuộc chiến chống tham nhũng và kêu gọi nước này tiến xa hơn trong việc đối phó với thách thức của cuộc chiến chống phân biệt đối xử, thù địch và thông tin sai lệch. Ông cũng chúc mừng Armenia đã trở thành quốc gia thứ 124 của Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế. Ông Borrell nhắc lại cam kết của EU hỗ trợ Armenia tham gia dự án Cáp điện Biển Đen và các dự án kết nối khu vực khác.
Hai bên đã trao đổi về các vấn đề khu vực cũng như chính sách đối ngoại và an ninh cùng quan tâm. Nhân dịp này, EU công bố khoản viện trợ nhân đạo bổ sung 5,5 triệu euro cho Armenia.
EU luôn khẳng định sự ủng hộ đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền bất khả xâm phạm biên giới của Armenia. Phái bộ của EU tại Armenia gần đây đã được tăng cường và sẽ tiếp tục góp phần đảm bảo môi trường thuận lợi cho các nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa quốc gia này và Azerbaijan.
ICJ yêu cầu Azerbaijan chấm dứt phong tỏa khu vực Nagorny-Karabakh
Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 22/2 đã yêu cầu Azerbaijan chấm dứt phong tỏa Nagorny-Karabakh đang tranh chấp với Armenia, cho rằng người dân ở khu vực này sẽ có nguy cơ phải gánh chịu "tổn thất không thể bù đắp được".
Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Trong phán quyến được đưa ra ở La Haye, thẩm phán chủ tọa Joan Donoghue nêu rõ: "Trong lúc chờ đợi phán quyết cuối cùng về vụ kiện này, Azerbaijan sẽ phải triển khai tất cả các biện pháp nhằm đảm bảo không cản trở hoạt động di chuyển của người, phương tiện và hàng hóa dọc theo Hành lang Lachin theo cả hai hướng".
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan đã chỉ trích hành động phong tỏa Hành lang Lachin là vi phạm trắng trợn các thỏa thuận mà Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ký.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan căng thẳng liên quan quyền kiểm soát Nagorny-Karabakh, khu vực này nằm sâu trong phần lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này. Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng lên đến đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây.
Từ ngày 12/12 năm ngoái, một số người Azerbaijan tự nhận là các nhà hoạt động môi trường đã đối đầu với lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga tại Hành lang Lachin ở Nagorny-Karabakh. Armenia cáo buôc những người biểu tình này được Chính phủ Azerbaijan hậu thuẫn. Trong khi đó, Baku phủ nhận thông tin về hành động phong tỏa, khẳng định một số đoàn xe và viện trợ được phép đi qua.
Xung đột mới lại nổ ra giữa quân đội Armenia, Azerbaijan Armenia và Azerbaijan đã đổi lỗi cho nhau châm ngòi cho cuộc giao tranh mới qua biên giới giữa hai nước. Phía chính quyền Yerevan cho biết 4 binh sĩ của nước này đã thiệt mạng. Đây là sự cố nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước nối lại nỗ lực đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo...