EU áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc
Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi các cuộc đàm phán với Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng bế tắc.
Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Trong quyết định cuối cùng được công bố, Ủy ban châu Âu xác nhận EU sẽ áp dụng mức thuế mới cao nhất tới 35,3%, cao hơn so với mức 10% hiện nay đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cụ thể, thuế đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ là 17% đối với ô tô của BYD, 18,8% đối với ô tô của Geely và 35,3% đối với ô tô của SAIC thuộc sở hữu nhà nước. Geely có các thương hiệu bao gồm Polestar và Volvo của Thụy Điển, trong khi SAIC sở hữu MG của Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu.
Video đang HOT
Quyết định sẽ trở thành luật sau khi được công bố trên công báo chính thức của EU ngày 30/10 và sẽ có hiệu lực từ ngày 31/10.
Cuối tuần qua, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán kỹ thuật giữa hai bên đã được nối lại nhằm đi đến một giải pháp dừng đán.h thuế hoặc giảm thuế, đổi lại các công ty đồng ý với mức giá tối thiểu khi bán xe điện ở EU. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã thất bại trong bối cảnh bất đồng về cách thực hiện một thỏa thuận như vậy. Dự kiến, đàm phán giữa hai bên sẽ tiếp tục, ngay cả sau khi thuế mới được áp dụng.
EU áp thuế tạm thời 38% đối với xe điện Trung Quốc
Liên minh châu Âu (EU) ngày 4/7 đã áp thuế bổ sung tạm thời 38% đối với xe ô tô điện Trung Quốc nhập khẩu vì "trợ cấp nhà nước không công bằng", bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh động thái này sẽ khơi mào cho cuộc chiến thương mại.
Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
EU đã mở cuộc điều tra vào năm 2023 đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc xem liệu trợ cấp nhà nước có làm giá xe điện nước này thấp hơn giá của các nhà sản xuất ô tô của EU một cách không công bằng hay không.
Ủy viên thương mại của EU, Valdis Dombrovskis cho biết: "Cuộc điều tra của chúng tôi kết luận rằng xe điện chạy pin sản xuất tại Trung Quốc hưởng lợi từ trợ cấp không công bằng gây tổn hại kinh tế cho các nhà sản xuất xe điện của EU".
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đã áp thuế tạm thời đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, gồm 17,4% đối với BYD, 19,9% đối với Geely và 37,6% đối với SAIC.
Ủy ban này cho biết các mức thuế này đã được điều chỉnh giảm nhẹ đối với Geely và SAIC, từ mức 20% và 38,1% được thông báo ban đầu, sau thông tin thêm được cung cấp bởi các bên liên quan.
Các mức thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 5/7. Các nhà sản xuất xe điện tại Trung Quốc hợp tác với EU sẽ chịu thuế 20,7%, trong khi các nhà sản xuất không hợp tác sẽ chịu thuế 37,6%.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, thị phần xe điện do Trung Quốc sản xuất tại EU tăng từ khoảng 3% lên hơn 20% trong 3 năm qua. Các thương hiệu Trung Quốc chiếm khoảng 8% thị phần này.
Giới chuyên gia dự báo thuế tạm thời cao hơn sẽ làm giảm 42% nhập khẩu xe điện của Trung Quốc và giá xe điện có thể tăng trung bình 0,3 - 0,9% tại EU.
Đức, đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc, không hài lòng về động thái này của EU. Các nhà sản xuất ô tô Đức lo ngại bất kỳ hành động trả đũa nào cũng có thể gây tổn hại cho hoạt động của họ tại Trung Quốc. Trái lại, các nhà sản xuất ô tô Pháp hoan nghênh mức thuế này với lý do tạo được "cuộc chơi công bằng".
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc Hiệp hội Công nghiệp ô tô Đức (VDA) ngày 3/7 kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) hủy bỏ kế hoạch áp thuế đối với ô tô điện do Trung Quốc sản xuất trong nỗ lực cuối cùng nhằm tác động đến các cuộc đàm phán trước khi thuế quan có hiệu lực vào ngày 4/7 tới. Ô tô điện được sản xuất...