EU áp đặt trừng phạt mới nhằm vào Nga “do sức ép từ Mỹ”
Ngoại trưởng các nước EU hôm 18/2 nhất trí áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào cá nhân Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Bước đi mới nhất của EU sau một thời gian do dự được cho là chịu sức ép gia tăng của Mỹ, cũng như làm yên lòng Ukraine trước cuộc bầu cử Tổng thống tại nước này vào cuối tháng 3 tới.
Cờ EU, Ukraine và Nga. Ảnh: DW.
Phát biểu sau các cuộc gặp Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu hôm qua tại Brussels, Bỉ, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cho biết, có sự đồng thuận chính trị giữa các nước EU về việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Quyết định này sẽ được chính thức thông qua trong những ngày sắp tới. Bà Mogherini cũng đưa ra các điều kiện để dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt hiện nay: “Trước tiên và quan trọng nhất đó là tôn trọng luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, thực hiện Thỏa thuận Minsk. Điều này cần phải được thực hiện bởi cả hai bên nhưng rõ ràng Nga phải có trách nhiệm đặc biệt hơn. Tôi đã có cuộc thảo luận với Ngoại trưởng Nga về vấn đề này”.
Video đang HOT
Danh sách trừng phạt được cho là sẽ nhằm trực tiếp vào các cá nhân Nga có liên quan đến việc bắt giữ 24 thủy thủ Ukraine tại eo biển Kerch vào tháng 11/2018. Hơn 2 tháng sau vụ đụng độ, bất chấp lời kêu gọi từ Mỹ và EU, 24 thủy thủ Ukraine vẫn chưa được thả. Vụ việc làm gia tăng lo ngại tại Ukraine rằng Nga có thể thực hiện một chiến dịch mới tại phía Đông nước này. Nhiều nước phương Tây cũng vấp phải sự chỉ trích của Ukraine khi cho rằng thiếu các bước đi cứng rắn nhằm vào Nga. Vì vậy, quyết định gia tăng trừng phạt được cho là xoa dịu lo ngại của Ukraine, đồng thời thể hiện sự ủng hộ của khối trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine vào cuối tháng 3 tới.
Ngoại trưởng Đan Mạch Anders Samuelson nhấn mạnh: “Đây là cách để thể hiện sự đoàn kết từ Liên minh châu Âu. Chúng tôi cho rằng Nga cần phải thả ngay lập tức 24 thủy thủ Ukraine. Với biện pháp trừng phạt mới, chúng tôi cũng muốn khẳng định sự ủng hộ và đoàn kết tới Ukraine, đồng thời gửi thông điệp cứng rắn nhằm vào Nga”.
Thực tế vấn đề trừng phạt Nga đã khiến nội bộ EU chia rẽ kể từ sau sự cố tại eo biển Kerch. Một số nước EU ủng hộ trừng phạt Nga trong khi Pháp, Đức, Italy phản đối và cho rằng cần tiếp tục đàm phán về việc thả các thủy thủ Ukraine. Với bước đi mới nhất của EU, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky nhận định, Mỹ đứng đằng sau quyết định của EU áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Nga. “Sự đồng thuận chính trị” của các nước EU về các biện pháp trừng phạt mới chống Nga rõ ràng chịu sức ép từ phía Mỹ. Ông cũng cho rằng điều đáng buồn hơn là EU một lần nữa tiến hành chính sách phụ thuộc và tiếp tục đi theo con đường của Mỹ.
Không chỉ phối hợp với EU gia tăng trừng phạt Nga liên quan đến vụ eo biển Kerch, Mỹ cũng đang thúc đẩy các biện pháp riêng rẽ nhằm vào Nga. Một nhóm các Thượng nghị sĩ Mỹ tuần trước đã trình một dự luật mới, hối thúc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn mới nhằm vào Nga, với cáo buộc nước này can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ cũng như tình hình tại Ukraine. Theo đó, mục tiêu của các biện pháp trừng phạt sẽ nhằm vào ngành ngân hàng, năng lượng và nợ nước ngoài của Nga. Tuy nhiên, các quan chức Nga khẳng định các biện pháp trừng phạt là vô ích và nước này cũng đang cân nhắc biện pháp đáp trả./.
Theo Phạm HàVOV1
Phản ứng của Moscow khi Mỹ - EU chuẩn bị áp đặt trừng phạt mới
Ngoại trưởng Nga tuyên bô, Moscow hiêu rằng các biện pháp trừng phạt này được đưa ra xuất phát từ sức ép của Mỹ.
Ngày 13/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga cua cac nươc phương Tây liên quan đến sự cố ở Eo biển Kerch chu yêu la do sức ép mạnh mẽ của Mỹ va môt lân nưa chứng tỏ sư thiêu đôc lâp cua Liên minh châu Âu (EU).
Ngoại trưởng Nga chỉ trích kế hoạch áp đặt trừng phạt mới chống Moscow.
"Nhưng chúng tôi cũng biết rằng các biện pháp trừng phạt này được thực hiện dưới áp lực mạnh nhất của Mỹ, một lần nữa cho thấy sự thiếu độc lập của EU. Thật đáng buồn!", Ngoại trưởng Lavrov phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Lesotho Lesego Makgothi.
Ông Lavrov cũng khăng đinh lại rằng Nga kiên đinh lâp trương không thảo luận về các biện pháp trừng phạt với "bất cứ ai". Thay vao đo, nươc Nga muôn tâp trung xây dựng nền kinh tế, thuc đây thương mại với các đối tác nước ngoài nhằm tránh phụ thuộc vao "môt bên nao đo".
"Chúng tôi từng khẳng định rằng sẽ không thảo luận về các biện pháp trừng phạt với bất kỳ ai. Chúng tôi muốn xây dựng nền kinh tế, giao dịch với các đối tác nước ngoài bình thường để không phụ thuộc vào ý tưởng bất chợt của ai đó", người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cho hay.
Ngoại trưởng Nga nói thêm rằng ông coi các lệnh trừng phạt theo kế hoạch của EU là một dấu hiệu cho thấy người châu Âu một lần nữa thừa nhận việc họ không thể buộc Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thực hiện các thỏa thuận Minsk.
Phat biêu trên cua Ngoai trương Nga đươc đưa ra sau khi tờ Financial Times dẫn nhiều nguồn tin cho biêt My va EU "sắp nhất trí về việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga" liên quan tơi vụ đụng độ hải quân giữa Nga và Ukraine trên Eo biển Kerch hôm 25/11/2018.
Theo tờ Financial Times, những biện pháp trên dự kiến sẽ được bàn thảo tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao EU vào ngày 18/2 và dự kiến có thể được áp dụng trong hai tháng tới, theo nhiều nhà ngoại giao có liên quan đến vụ việc.
Một nhà ngoại giao EU cho biết: "Mọi chuyện đang ở trạng thái chờ". Ông nhấn mạnh thêm rằng các biện pháp trừng phạt sẽ được hoàn tất xong xuôi trước thời điểm cuối tháng 3/2019.
Căng thăng giưa Nga và Ukraine, vôn keo dai từ năm 2014 khi Moscow sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea, đã bị đẩy lên nấc thang nghiêm trọng mới sau vụ Nga bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraine cùng thủy thủ đoàn tại Eo biển Kerch ở Biển Đen với cáo buộc các tàu này xâm phạm lãnh hải. Ukraine gọi đây là "hành động có chủ định" của phía Nga, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là một "sự cố biên giới". Hai bên cũng đã có những biện pháp trừng phạt lẫn nhau sau vụ việc này.
Theo Kinhtedothi
Nga: 11 người thiệt mạng, 9 người mất tích trong vụ cháy tàu ở eo biển Kerch Bộ Giao thông vận tải Nga ngày 21/1 thông báo ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 9 người khác vẫn đang mất tích trong vụ cháy hai tàu biển mang cờ Tanzania khi đang thực hiện truyền tải nhiên liệu trên eo biển Kerch. Các thủy thủ trên hai tàu này đã nhảy xuống biển khi đám cháy bùng phát.Trên hai...