EU áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga
EU ngày 16/12 thông qua gói trừng phạt thứ 15 đối với Nga, tập trung vào các nỗ lực làm suy yếu năng lực quân sự, công nghiệp của Moscow và nhắm vào doanh thu xuất khẩu của nước này.
Các nhà lãnh đạo EU tại một hội nghị thượng đỉnh trong năm 2024 (Ảnh: Reuters).
Theo các nguồn tin, trong phiên họp ngày 16/12, Hội đồng châu Âu (EC) tuyên bố các biện pháp này giải quyết vấn đề “lách lệnh trừng phạt của EU” bằng cách nhắm vào cái gọi là “đội tàu chở dầu ngầm” của Nga.
Lần đầu tiên, các hạn chế “hoàn toàn” cũng đã được áp dụng đối với “nhiều tác nhân Trung Quốc” mà EU cáo buộc cung cấp các bộ phận máy bay không người lái cho Moscow.
“Gói trừng phạt quan trọng” được thông qua đánh vào 54 cá nhân và 30 thực thể “chịu trách nhiệm về các hành động làm suy yếu hoặc đe dọa toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine”.
Video đang HOT
EU chủ yếu nhắm vào các công ty quốc phòng và công ty vận tải biển của Nga vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu bằng đường biển. Một nhà máy hóa chất và một hãng hàng không dân dụng của Nga, “một nhà cung cấp hỗ trợ hậu cần quan trọng” cho quân đội Nga, cũng bị trừng phạt.
Hội đồng tuyên bố lệnh cấm đi lại, đóng băng tài sản và lệnh cấm cung cấp nguồn lực kinh tế đã được áp dụng đối với “nhiều tác nhân Trung Quốc cung cấp linh kiện máy bay không người lái và linh kiện vi điện tử” cho Nga.
Một số thực thể bị nhắm mục tiêu nằm ở các nước thứ ba như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Serbia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), hội đồng cho biết thêm. EU cho biết họ vẫn sẵn sàng xem xét “các biện pháp trừng phạt tiếp theo”.
Liên minh này cũng đã thông qua một loạt các biện pháp nhằm giảm doanh thu xuất khẩu của Nga, làm suy yếu năng lực quân sự của nước này và thể hiện sự ủng hộ đối với Kiev kể từ khi xung đột Nga – Ukraine leo thang vào năm 2022. Gói hạn chế trước đó đã được thông qua vào tháng 6.
Moscow từ lâu đã chỉ trích các biện pháp nhắm vào nền kinh tế và thương mại của mình, trong khi nhiều chuyên gia ở cả Nga và phương Tây đều cho rằng các biện pháp trừng phạt đơn phương gây hại nhiều hơn cho các quốc gia áp đặt chúng hơn là cho chính Nga.
Chuyên gia Nga: Phương Tây sẽ không trả lại tài sản đóng băng của Moscow
Một chuyên gia ngân hàng cấp cao ở Nga cho rằng, phương Tây sẽ không trả lại bất kỳ tài sản có chủ quyền nào của Moscow đang bị đóng băng.
Giám đốc điều hành Ngân hàng VTB của Nga Andrey Kostin (Ảnh: Reuters).
"Phương Tây sẽ không trả lại bất kỳ tài sản có chủ quyền nào của Nga, vốn đang bị đóng băng như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine", Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng cho vay lớn của Nga VTB, Andrey Kostin, dự đoán.
Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản thuộc về Ngân hàng Trung ương Nga kể từ năm 2022 như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.
Các khoản tiền gửi tại công ty thanh toán Euroclear có trụ sở tại Brussels (Bỉ) đã tạo ra hàng tỷ USD tiền lãi, mà Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định sử dụng để tài trợ cho Kiev.
"Ở phương Tây, họ nói rằng hãy dùng nguồn dự trữ này để trả tiền cho việc tái thiết Ukraine. Và họ sẽ lập một dự luật mà ngay cả nguồn dự trữ như vậy cũng không đủ", ông Kostin nói khi trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters vốn được công bố hôm 2/12.
Trước đó, hôm 1/12, Chủ tịch mới của Hội đồng châu Âu (EC) Antonio Costa, cho biết EU sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine trong năm tới, bằng cách sử dụng tiền lãi tích lũy từ số tiền Nga bị đóng băng.
"Bắt đầu từ tháng tới, chúng tôi có kế hoạch cung cấp, trong 1 năm trọn vẹn, mỗi tháng, 1,5 tỷ euro tiền hỗ trợ. Số tiền này lấy từ nguồn các tài sản bị đóng băng của Nga và cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự", ông Costa cho biết trong chuyến thăm Kiev vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ.
Đầu năm nay, EU đã quyết định cung cấp cho Ukraine một phần lãi suất từ số tài sản bị đóng băng của Nga tạo ra. Vào tháng 7, EC tuyên bố sẽ phân bổ 1,5 tỷ euro cho Kiev, chủ yếu là vũ khí, như đợt viện trợ đầu tiên. Đợt thứ hai, dự kiến lên tới 1,9 tỷ euro, có thể được giải ngân vào mùa xuân năm 2025.
Vào tháng 10, Nghị viện châu Âu cũng đã phê duyệt khoản vay lên tới 35 tỷ euro cho Ukraine để hoàn trả bằng doanh thu trong tương lai từ các tài sản bị đóng băng của Nga. Khoản vay này là một phần của EU trong gói mà Nhóm G7 đã nhất trí cung cấp cho Kiev nhằm tăng hỗ trợ khoản vay lên tới 50 tỷ USD.
EU đang nắm giữ khoảng 210 tỷ euro tài sản thuộc về ngân hàng trung ương Nga. Trong khi đó, Mỹ vẫn chưa công khai số tài sản của Nga mà họ nắm giữ. Theo tính toán của Reuters, vào đầu năm 2022, Moscow có khoảng 67 tỷ USD tài sản bằng USD.
Moscow đã nhiều lần cáo buộc phương Tây "đánh cắp" tiền của mình. Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov hồi tháng 10 đã cảnh báo Moscow sẽ đáp trả tương tự đối với việc phương Tây sử dụng nguồn thu nhập từ dự trữ ngân hàng trung ương bị đóng băng của mình.
Tháng trước, ông Siluanov cho biết Moscow sẽ sử dụng nguồn thu nhập từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư phương Tây.
Anh áp đặt trừng phạt 4 cá nhân là chỉ huy cấp khu vực của IRGC Ngoại trưởng Anh thông báo các biện pháp trừng phạt, bao gồm phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh vào Anh, sẽ được áp dụng đối với 4 cá nhân là chỉ huy cấp khu vực của IRGC và lực lượng này. Ngoại trưởng Anh James Cleverly. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 24/4, Chính phủ Anh thông báo mở rộng lệnh trừng phạt giới...