Ethereum Merge là gì mà khiến cộng đồng tiền số xôn xao?
Ethereum là blockchain lớn thứ hai chỉ sau Bitcoin và cũng là cơ sở hạ tầng cho rất nhiều ứng dụng quan trọng.
Sự kiện nâng cấp Ethereum 2.0 sẽ tác động đến hàng loạt nhà đầu tư và nhà phát triển ứng dụng đang làm việc trên mạng lưới này.
The Merge là gì?
“The Merge” (Hợp nhất) là sự kiện đánh dấu đợt nâng cấp lớn nhất từ trước đến nay của mạng Ethereum, thay đổi cơ chế đồng thuận từ Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS), được cho là đi kèm với một số lợi ích nhất định như giảm mức tiêu thụ điện năng.
Cộng đồng tiền số chờ đợi Ethereum 2.0
Sở dĩ sự kiện được gọi là The Merge vì trước đây Ethereum đã có blockchain theo cơ chế PoS là Beacon Chain ra mắt từ năm 2020 nhưng chưa đưa vào vận hành chính thức. Blockchain Ethereum hiện giờ mọi người sử dụng được gọi là “mainnet” để phân biệt với những blockchain thử nghiệm “testnet” đang được các kỹ sư lập trình phát triển. Đợt nâng cấp Ethereum yêu cầu hợp nhất Beacon Chain với mainnet Ethereum để dữ liệu từ mainnet được chuyển sang Beacon Chain.
Video đang HOT
Vì tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật, The Merge đã bị hoãn lại nhiều lần. Theo Cnet, Vitalik Buterin – “cha đẻ” mạng Ethereum từng cho biết đội ngũ của ông đã mất 7 năm để nghiên cứu cơ chế Proof of Stake và nỗ lực của họ đang bắt đầu có kết quả. Sự kiện này dự kiến diễn ra vào khoảng 13 – 15.9.
Proof of Stake khác Proof of Work ra sao?
Cơ chế Proof of Work của Ethereum tương tự Bitcoin, yêu cầu các thợ đào chạy đua để giải mã các bài toán xác thực giao dịch. Người nào đưa ra đáp án đầu tiên sẽ tạo ra block (khối) tiếp theo và nhận phần thưởng là đồng mã hóa. Trong quá trình đó, lượng điện năng mà các máy móc tiêu thụ để giải bài toán được xem như “bằng chứng công việc” để đảm bảo sự đồng thuận trên hệ thống.
Đối với cơ chế Proof of Stake, các thợ đào phải đặt cọc một số Ether nhất định, ít nhất là 32 Ether (khoảng 50.000 USD) để được hệ thống chọn ngẫu nhiên là người tạo khối tiếp theo. Càng đặt nhiều Ether, càng có nhiều cơ hội được hệ thống chọn.
Trong cả hai hệ thống, người tạo ra block kế tiếp sẽ được thưởng một khoản phí giao dịch kèm đồng Ether hoặc Bitcoin mới. Trong cơ chế PoS, thợ đào cũng sẽ nhận phần thưởng nếu góp phần bảo mật mạng lưới.
The Merge đem lại lợi ích gì cho Ethereum?
Theo Ethereum Foundation, cơ chế PoS sẽ cắt giảm mức sử dụng năng lượng của Ethereum khoảng 99,95%, giúp quá trình khai thác tiền mã hóa tránh khỏi các tranh cãi về ô nhiễm môi trường. Nhưng theo Cointelegraph, ngoài việc giảm điện năng là lợi ích dễ thấy nhất, chi phí và tốc độ giao dịch của mạng Ethereum vẫn giữ nguyên như trước The Merge.
Nhiều người mong đợi sự kiện hợp nhất sẽ khiến giá đồng Ether tăng vọt, vì nếu blockchain Ethereum thành công trong việc giảm lượng khí thải CO 2 như cam kết, các công ty lớn có thể yên tâm đầu tư vào Ethereum mà không cần phải lo ngại vấn đề môi trường. Trên hết, điều này sẽ làm thay đổi cái nhìn của công chúng về tiền mã hóa nói riêng và blockchain nói chung.
Người Việt thích tính năng "viên thuốc thông báo" hơn màu mới trên iPhone
Sau sự kiện Far Out, thứ khiến cộng đồng mạng Việt Nam hào hứng không phải là màu tím mới trên iPhone 14 mà chính là Dynamic Island.
Trong sự kiện Far Out diễn ra vào lúc 0h ngày 8/9 (theo giờ Việt Nam), Apple đã giới thiệu 4 phiên bản iPhone thế hệ mới, gồm: iPhone 14 - 6,1 inch, iPhone 14 Plus - 6,7 inch, iPhone 14 Pro - 6,1 inch và iPhone 14 Pro Max - 6,7 inch.
Tuy vẫn sở hữu thiết kế cạnh viền vuông cũ cùng cụm camera chéo trên iPhone 14, iPhone 14 Plus và cụm 3 camera trên iPhone 14 Pro, iPhone 14 Pro Max nhưng 2 mẫu iPhone 14 Pro lại sở hữu phần notch mới cực đỉnh.
Với tên gọi Dynamic Island, thiết kế mới của notch là thứ được cộng đồng mạng hào hứng hơn cả màu tím trên iPhone 14.
Ngay sau khi sự kiện Far Out kết thúc, "Dynamic Island" trở thành từ khóa hot nhất trên mạng xã hội. Theo CEO Tim Cook, tính năng này ra đời nhằm đem đến không gian hiển thị rõ ràng, tiện lợi và không kém phần thú vị tới người dùng.
Dynamic Island chỉ xuất hiện trên iPhone 14 Pro và 14 Pro Max. Ở chế độ bình thường, phần này có dạng viên thuốc chứa camera trước và cảm biến giống như nhiều smartphone Android. Tuy nhiên, Apple khéo léo biến khu vực này thành một màn hình phụ, có thể thay đổi kích cỡ và hiển thị nhiều loại thông báo cực thú vị.
Dynamic Island bản chất cũng khá giố thiết kế màn hình đục lỗ đã được nhiều nhà sản xuất Android như Samsung, Xiaomi, Oppo... áp dụng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Apple đã ứng dụng phần mềm để biến đây trở thành một công cụ hữu ích, nâng cao trải nghiệm của người dùng.
GIF.
Với thiết kế mới này, người dùng có thể nhận cuộc gọi, chuyển giao diện nghe nhạc, dẫn đường GPS cho đến Face ID...
Tại Việt Nam, đa phần các đại lý dự kiến giá khởi điểm của iPhone 14 bắt đầu tùe 24 triệu đồng, iPhone 14 Plus có giá từ 27 triệu đồng. Với 2 phiên bản cao cấp, iPhone 14 Pro và 14 Pro Max được bán với mức giá lần lượt từ 30 triệu và 33 triệu đồng.
Cũng theo các đại lý uỷ quyền của Apple tại Việt Nam, iPhone 14 series sẽ về nước sớm hơn vào khoảng đầu tháng 10.
Mua iPhone mới, nhớ tới ShopDunk! Từ ngày 07/09, Đại lý uỷ quyền Apple giảm tới 14% cho khách hàng mua iPhone giá mới. ShopDunk giới thiệu ưu đãi lớn nhất trong năm với tổng giá trị lên đến 1,4 tỷ đồng kéo dài từ ngày 07/09/2022 đến 30/09/2022. Với 50 cửa hàng theo tiêu chuẩn Apple trên toàn quốc tại khắp các tỉnh thành: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hoà, Đà Nẵng, Thái Bình, Nam Định..., khách hàng có thể thoải mái trải nghiệm và mua sắm đầy đủ các sản phẩm mới nhất từ Apple tại ShopDunk như iPhone, iPad, Apple Watch, MacBook và iMac với giá tốt nhất và bảo hành chính hãng 1 năm tại ShopDunk Care. Nhận ngay khuyến mãi tại: https://bit.ly/14-shopdunk hoặc liên hệ hotline 1900.6626 để biết thêm chi tiết
Mạo danh sự kiện của Apple để lừa đảo tiền số Một cá nhân đã lợi dụng đoạn video phỏng vấn cũ của CEO Tim Cook để phát sóng trực tiếp trên YouTube, với mục đích lừa đảo trong lĩnh vực tiền số. Đây không phải trò lừa mới mà từng xuất hiện trên YouTube trước đây và người xem đã cảnh giác hơn. Dù vậy, theo The Verge, video phát sóng trực tiếp...